Thực Trạng Nhà Trường Sử Dụng Các Phương Pháp, Phương Tiện Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp


Nhìn chung, các biểu hiện đánh giá của CBQL và GV, đa số ý kiến họ cho rằng, các hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp được thực hiện thường xuyên tại các trường THPT thị xã Bình Minh, thể hiện qua trị số điểm TB chung là 2,62 về tỷ lệ % ý kiến ở mức độ thực hiện thường xuyên, dao động từ 33% đến 85,7%. Cụ thể:

- Hình thức “Bồi dưỡng theo chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên của trường” ; “Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở GD-ĐT”; Giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng theo chương trình qui định (thông qua giáo trình tài liệu được cung cấp)”; “Thao giảng, hội giảng, báo cáo chuyên đề công tác chủ nhiệm cấp trường” được cả CBQL và GV được khảo sát cho rằng nhà trường sử các dụng hình thức này thường xuyên để bồi dưỡng cho GVCN lớp với thứ tự ưu tiên top 4 và ĐTB dao động từ 2,60 đến 2,91.

- Đề cập đến hình thức Giáo viên chủ nhiệm dự giờ tiết sinh hoạt chủ nhiệm lẫn nhau (ĐTB: 2,33; ĐLC: 0,73) và Tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các trường trong cụm thi đua, các trường trong huyện (ĐTB: 2,43; ĐLC: 0,69) và Mời chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực công tác chủ nhiệm để tập huấn và báo cáo chuyên đề về công tác chủ nhiệm ( ĐTB: 1,90; ĐLC: 0,87) CBQL và GV cho rằng được nhà trường ít tổ chức thường xuyên . Riêng hình thức mời chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực công tác chủ nhiệm để tập huấn và báo cáo chuyên đề về công tác chủ nhiệm đều được 76,2% CBQL và GV đánh giá ở mực ít thực hiện nhất (ĐTB: 1,90; ĐLC: 0,87), xếp hạng thứ 7 trong 7 nội dung được đề cập.

Như vậy, có thể nói rằng, các trường tổ chức thường xuyên và lồng ghép vào các hình thức mà nghiên cứu đề cập ( ĐTB chung: 2,62). Tuy nhiên, vẫn còn 76,2% CBQL và GV cho rằng nhà trường chưa mời chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực công tác chủ nhiệm để tập huấn và báo cáo chuyên đề về công tác chủ nhiệm.


2.2.4. Thực trạng nhà trường sử dụng các phương pháp, phương tiện cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Phương pháp bồi dưỡng là khâu quan trọng tác động đến hiệu quả HĐBD. Phương pháp bồi dưỡng phải chú trọng đến việc đổi mới phương thức học tập của GVCN trong các chương trình bồi dưỡng và tăng cường tổ chức bồi dưỡng theo khối chủ nhiệm trong từng tập thể sư phạm. Qua khảo sát việc thực hiện các phương pháp bồi dưỡng, CBQL và GVCN ở 2 trường đã có đánh giá về các phương pháp bồi dưỡng của báo cáo viên như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp

STT

Nội dung

CBQL và GV

ĐTB

ĐLC

Hạng

1

Tọa đàm, trao đổi

2,73

0,57

1

2

Hội thảo chuyên đề công

tác chủ nhiệm cấp trường


2,41


0,58

4

3

Báo cáo chuyên đề kết hợp với minh họa bằng tiết sinh

hoạt chủ nhiệm


2,56


0,58


3

4

Tự chọn chuyên đề bồi

dưỡng và viết báo cáo


2,33


0,65

6

5

Tham dự hội giảng công

tác chủ nhiệm của các trường trong cụm


2,30


0,68


7

6

Nêu tình huống sư phạm, tổ chức giải quyết theo nhóm


2,36


0,75


5

7

Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày

báo cáo


2,21


0,73


8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 9


8

Phối hợp các phương

pháp


2,64


0,68

2

Điểm trung bình chung

2,51



Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy:‌

CBQL và GV đều cho rằng các báo cáo viên sử dụng khá thường xuyên các phương pháp “Tọa đàm, trao đổi” (ĐTB: 2,73; ĐLC: 0,57); Phối hợp các phương pháp” (ĐTB: 2,64; ĐLC: 0,68) và “Báo cáo chuyên đề kết hợp với minh họa bằng tiết sinh hoạt chủ nhiệm” (ĐTB: 2,56; ĐLC: 0,58) trong HĐBD GVCN lớp với thứ tự ưu tiên 1,2,3. Trong đó:

- Phương pháp “Tọa đàm, trao đổi” xếp thứ 1 với 68,5% giáo viên đánh giá là được thực hiện thường xuyên trong các đợt bồi dưỡng, đây chính là phương pháp bồi dưỡng phổ biến hiện nay ở thị xã Bình Minh. Với ĐTB: 2,73; ĐLC: 0,57 nói lên rằng các nhà quản lí thường xuyên vận dụng phương pháp này trong quá trình tập huấn cho đội ngũ GVCN lớp.

- “Phối hợp các phương pháp” xếp thứ 2 với 54,6% giáo viên và CBQL đánh giá được thực hiện thường xuyên trong đợt bồi dưỡng. Từ số liệu đó cho thấy, HT các trường thường xuyên phối hợp các phương pháp trong tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại đơn vị.

- Phương pháp “Báo cáo chuyên đề kết hợp với minh họa bằng tiết sinh hoạt chủ nhiệm” cũng được tiến hành thường xuyên xếp hạng thứ 3, tuy nhiên mức độ thực hiện không cao chỉ với 43,9% giáo viên đánh giá được tổ chức thường xuyên.

Ngoài ra, CBQL và GV cũng thống nhất rằng nhà trường ít sử dụng thường xuyên phương pháp “Hội thảo chuyên đề công tác chủ nhiệm cấp trường” (ĐTB: 2,41; ĐLC: 0,58); Nêu tình huống sư phạm, tổ chức giải quyết theo nhóm (ĐTB: 2,36; ĐLC: 0,75); Tự chọn chuyên đề bồi dưỡng và viết báo cáo (ĐTB: 2,33; ĐLC: 0,65) và Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo (ĐTB: 2,21; ĐLC: 0,73); “Tham dự hội giảng công tác chủ nhiệm của các trường trong cụm”

(ĐTB: 2,30; ĐLC:0,68) để bồi dưỡng GVCN và tỷ lệ % đồng ý ở mức thực hiện này thấp dao động từ 34,8% đến 54,6%.


Tóm lại, qua phân tích ta thấy HT của các trường THPT tại thị xã Bình Minh đã sử dụng khá thường xuyên 03 trong 08 phương pháp để bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp. Xét về ĐTB chung (2,51), ta có thể kết luận rằng: HT các trường sử dụng thường xuyên 08 phương pháp được khảo sát. Tuy nhiên, nhà trường chưa sử dụng thường xuyên đa dạng các phương pháp để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp có hiệu quả hơn.

2.2.5. Thực trạng nhà trường kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp‌

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng GVCN, cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác. Khi khảo sát ý kiến về các hình thức kiểm tra đã được tiến hành qua các đợt bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá các hình thức kiểm tra sau các đợt bồi dưỡng


STT

Nội dung

CBQL và GV

ĐTB

ĐLC

Hạng

1

Làm bài thu hoạch cá

nhân

2,19


0,89

3

2

Thao giảng

2,38

0,73

2

3

Làm bài kiểm tra viết

hoặc trắc nghiệm


2,07


0,91

4

4

Đánh giá sản phẩm theo

nhóm


2,03


0,80

5

5

Viết sáng kiến kinh

nghiệm


2,50


0,66

1

Điểm trung bình chung

2,38




Qua kết quả khảo sát bảng 2.10, cho thấy, CBQL và GV đều cho rằng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sau các đợt bồi dưỡng chưa được thực hiện thường xuyên với ĐTB dao động từ 2,03 đến 2,50. Trong đó, hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm (ĐTB: 2,50; ĐLC:0,66) tuy được xếp hạng ưu tiên 1 so với 04 hình thức còn lại nhưng vẫn ở mức ít thường xuyên với tỷ lệ % đánh giá là 50%.


- Hình thức thao giảng xếp thứ 2 với 63,43% CBQL và GV đánh giá được thực hiện ít thường xuyên. Hình thức thao giảng cũng khá phổ biến, giúp kiểm tra được kết quả các đợt bồi dưỡng một cách chính xác mà không mất nhiều thời gian nhưng lại được CBQL ít sử dụng thường xuyên để kiểm tra HĐBD của GVCN.

Hình thức “Làm bài thu hoạch cá nhân” được xếp hạng thứ 3 trong mức độ thực hiện nhưng cũng ít được sử dung để kiểm tra HĐBD GVCN lớp.

Nhìn chung, qua phân tích kết qua đánh giá của CBQL và GV, Ban giám hiệu ở các trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở mức ít thường xuyên, và chưa đồng bộ giữa các hình thức ( ĐTBC: 2,38) và tỷ lệ % đồng ý về mức thường xuyên thực hiện kiểm tra chỉ đạt mức từ 27.7% đến 50,0%.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường THPT Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.‌

Quản lí HĐBD đội ngũ GVCN ở trường THPT là một bộ phận của quản lí nhà trường THPT, có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ GVCN có đầy đủ năng lực sư phạm để có thể tham gia tích cực, hiệu quả vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đánh giá thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN ở trường THPT tại thị xã Bình Minh, tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về mức độ đồng ý các chức năng quản lí trường học của CBQL các trường THPT tại thị xã Bình Minh.

2.4.1. Thực trạng quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp‌

Lập kế hoạch là chức năng và điều kiện quan trọng của nhà quản lí. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quản lí, có tác dụng định hướng cho toàn bộ HĐBD diễn ra theo đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Trong thực tế, khi khảo sát việc xây dựng kế hoạch, chương trình cho HĐBD đội ngũ GVCN ở trường THPT tại thị xã Bình Minh, CBQL và GV đánh giá như sau:


Bảng 2.11. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch, HĐBD đội ngũ GVCN lớp



TT


Nội dung

CBQL và GV

Đ

TB

Đ

LC

H

ạng


Nhà trường lập KH đổi mới phương pháp bồi

dưỡng đội ngũ GVCN


,70

3


,92

0

4


KH đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ

GVCN chú trọng yếu tố tự bồi dưỡng của đội ngũ GVCN lớp


,79


3


,85


0


1


KH bồi dưỡng đội ngũ GVCN có đáp ứng được mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng công

tác tự bồi dưỡng của GVCN lớp


,72


3


,81


0


3


Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN được

lồng ghép vào kế hoạch của tổ chuyên môn


,70

3


,96

0

4


Hiệu trưởng huy tụ các lực lượng tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng đội ngũ GVCN


,56


3


,99


0


5


Hiệu trưởng phân phối các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN

hiệu quả


,78


3


,88


0


2


Hiệu trưởng tạo cơ chế phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngành giáo dục tham gia HĐBD đội ngũ

GVCN lớp


,72


3


,94


0


3

Điểm trung bình chung

3

,55




Kết quả khảo sát bảng 2.11, cho thấy:

CBQL và GV đồng ý với các nội dung quản lí trong chức năng xây dựng kế HĐBD đội ngũ GVCN lớp của Hiệu trưởng với điểm TB dao động từ 3,56 đến 3,79.


Kết quả trên cho thấy giáo viên đồng ý vào các nội dung đã được xác định trong kế hoạch của HT. Cụ thể từng nội dung được đánh giá như sau:

Bốn nội dung đầu : “ Nhà trường lập KH đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ GVCN ; “KH đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ GVCN chú trọng yếu tố tự bồi dưỡng của đội ngũ GVCN lớp”; “KH bồi dưỡng đội ngũ GVCN có đáp ứng được mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng công tác tự bồi dưỡng của GVCN lớp”; “Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN được lồng ghép vào kế hoạch của tổ chuyên môn” thuộc nhóm: Xác định nhiệm vụ với kết quả cụ thể cần đạt được và được CBQL và GV đồng ý với ĐTB nhỏ nhất là 3,70 và lớn nhất là 3,79 với tỷ lệ đ% đồng ý các nội dung này dao động từ 74,7% đến 81,6%.

Ba nội dung tiếp theo thuộc nhóm: Tính toán nguồn lực cần thiết cho từng nhiệm đó là nội dung “ Hiệu trưởng huy tụ các lực lượng tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN (ĐTB: 3,56; ĐLC: 0,99)”; “ Hiệu trưởng phân phối các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN hiệu quả (ĐTB: 3,78; ĐLC: 0,88)”; “Hiệu trưởng tạo cơ chế phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngành giáo dục tham gia HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTB: 3,72; ĐLC: 0,92)” đều được CBQL và GV đồng ý với thực trạng nêu trên với tỷ lệ % đồng ý thấp nhất là 71,5% và cao nhất là 88,4%. Đặc biệt có 91,6% CBQL và GV đồng ý rằng trong việc xây dựng kế hoạch quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp, HT các trường THPT tại thị xã Bình Minh có đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ GVCN chú trọng yếu tố tự bồi dưỡng của đội ngũ GVCN lớp được xếp hạng ưu tiên 1 (ĐTB: 3,79; ĐLC: 0,85). Điều này cho thấy rằng, KH đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp chú trọng vai trò chủ động tích cực và hứng thú tự bồi dưỡng của GVCN được thực hiện tốt. Tuy nhiên, có 13,1% CBQL và GV không đồng ý và 15,4% CBQL và GV phân vân với việc HT huy tụ các lực lượng tổ trưởng chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN. Qua phỏng vấn CBQL 1 cho rằng “Tổ trưởng chuyên môn tập trung chủ yếu vào việc bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ mình, ít khi quan tâm đến việc bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm cho các thành viên được phân công

chủ nhiệm lớp”.


Nhìn chung, qua khảo sát công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho GVCN ở các trường, cho thấy: CBQL các trường rất chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cụ thể và thiết thực cho GVCN. Tất cả các tiêu chí đều được CBQL và GV đồng ý (ĐTBC: 3,55) với tỷ lệ % khá cao từ 71,5% đến 91,6%. Qua kết quả đánh giá trên cho thấy Hiệu trưởng các trường thực hiện đầy đủ các bước và các căn cứ trong quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVCN lớp.

2.4.2. Thực trạng quản lí của Hiệu trưởng trong chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp‌

Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN lớp của CBQL là rất quan trọng. Đây là khâu lý luận áp dụng vào thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cao nhất. Do đó, công tác quản lí của Hiệu trưởng đối với việc tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch là rất quan trọng, cần phải đặc biệt quan tâm.

Bảng 2.12. Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp


TT

S


Nội dung

CBQL và GV

Đ

TB

Đ

LC

H

ạng

1

Hiệu trưởng xác định được đầy đủ

các nhiệm vụ chính của HĐBD đội ngũ GVCN lớp


,74

3


,83

0

2


2

Nhà trường có các cách thức tổ chức các HĐBD đội ngũ GVCN lớp tạo hứng thú, thu hút

sự tham gia của GVCN


,74


3


,83


0


2


3

Nhà trường có các hình thức, phương pháp

đánh giá hiệu quả sự tham gia của bồi dưỡng của đội ngũ GVCN lớp


,53


3


,94


0


6

4

Nhà trường có sự phân cấp quản lí HĐBD

đội ngũ giáo viên chủ nhiệm


,61

3


,76

0

5

5

Nhà trường có sự phân công phù hợp năng

lực cho từng giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp


,70

3


,91

0

4

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí