- Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá:
+ Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực mua bán hàng hoá.
+ Căn cứ áp dụng trách nhiệm: 4 căn cứ
+ Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.
+ Các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm
Được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Được Quyền Thành Lập Và Quản Lý Doanh Nghiệp:
- Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá:
- Khái Niệm Và Các Dấu Hiệu Pháp Lý Của Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá:
- Thủ Tục Phục Hồi Hoạt Động Kinh Doanh:
- Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Bằng Trọng Tài Thương Mại:
- Quan Điểm Và Tư Tưởng Chỉ Đạo Việc Ban Hành Luật Cạnh Tranh:
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
2. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá:
- Khái niệm: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó 1 bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hoá đó cho người có quyền nhận, còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác.
- Đặc điểm:
+ Là hợp đồng song vụ mang tính đền bù, hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.
+ Đối tượng của hợp đồng là hoạt động vận chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên.
+ Chủ thể của quan hệ hợp đồng vận chuyển gồm bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển.
+ Hình thức của hợp đồng vận chuyển: được giao kết bằng lời nói hoặc văn bản.
- Phân loại hợp đồng vận chuyển:
+ Căn cứ vào phương tiện vận chuyển
+ Căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ
+ Căn cứ vào yếu tố quốc tịch của các bên
+ Căn cứ vào mức độ tham gia vào quá trình vận chuyển
- Quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vận chuyển
+ Quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển
+ Quyền, nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển
- Trách nhiệm tài sản trong quan hệ vận chuyển
+ Căn cứ áp dụng
+ Các hình thức: bồi thường thiệt hại, phạt dôi nhật, phạt cọc, phạt vi phạm nghĩa vụ thanh
toán.
+ Các trường hợp miễn trách
3. Hợp đồng dịch vụ logistics:
- Khái niệm: là sự thỏa thuận, theo đó 1 bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện 1 hoặc 1 số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hoá còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ.
- Đặc điểm:
+ Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính đền bù
+ Chủ thể của hợp đồng bắt buộc bên làm dịch vụ phải có tư cách thương nhân
+ Đối tượng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hoá.
+ Hình thức của hợp đồng: không bắt buộc phải ký kết bằng văn bản
+ Nội dung của hợp đồng: là các điều khoản do các bên thoả thuận
- Quyền và nghĩa vụ của các bên:
+ Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ logistics
+ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng
- Các trường hợp miễn trách.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
1. Trình bày và phân tích khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá?
2. Phân tích đặc điểm về chủ thể và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá?
3. So sánh hợp đồng mua bán hàng hoá với hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng cho vay
tài sản?
4. Nêu và phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán?
5. Trình bày các bước giao kết hợp đồng mua bán?
6. Các cách xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán?
7. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán?
8. Khái niệm và các căn cứ áp dụng các hình thức trách nhiệm tài sản trong hợp đồng mua
bán hàng hoá?
9. Trình bày nội dung các hình thức trách nhiệm tài sản trong quan hệ mua bán hàng hoá?
10. Các trường hợp miễn trách nhiệm tài sản?
11. Khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá?
12. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá?
13. Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng vận chuyển?
14. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dịch vụ logistics?
15. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics?
16. Những quy định về giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics?
CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
GIỚI THIỆU CHƯƠNG V
Phá sản là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó là hiện tượng kinh tế-xã hội tồn tại khách quan. Về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là thực thể xã hội, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra phát triển và diệt vong. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật và hiện tượng. Nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình danh nghiệp cùng song song tồn tại và đều tự chủ về tài chính, bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế này, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở tồn tại cho mỗi doanh nghiệp đồng thời cũng là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, cạnh tranh là 1 quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, 1 số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại 1 số doanh nghiệp khác dần yếu đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thực chất đã lâm vào tình trạng phá sản.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cái mà doanh nghiệp thu được là lợi nhuận nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu những rủi ro. Trong kinh doanh tỷ lệ rủi ro là rất lớn mà nguyên nhân dẫn đến phá sản của doanh nghiệp rất đa dạng. Việc phá sản doanh nghiệp sẽ kéo theo nhiều hậu quả đối với nền kinh tế xã hội, do vậy cần thiết phải xây dựng những định chế về phá sản nhằm đưa tiến trình phá sản vào khuôn khổ pháp luật, có sự kiểm soát của những cơ quan có thẩm quyền, hạn chế tối đa các mặt tiêu cực của hiện tượng phá sản.
Trong nội dung chương 5 sẽ trình bày những quy định cơ bản về hiện tượng phá sản của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã theo các quy định của Luật phá sản được Quốc hội thông qua ngày 15.6.2004. Nội dung trình bày bao gồm: khái niệm về phá sản, phân loại phá sản để đưa ra các nguyên nhân gây ra phá sản, phân biệt phá sản với giải thể, các dấu hiệu của phá sản, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản và chủ yếu là trình bày trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết việc phá sản đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khi có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản mà việc áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết không thành công.
Qua các quy định của luật phá sản cho thấy, phá sản là 1 hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như là 1 sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể đó là nền kinh tế thị trường phát triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
NỘI DUNG
5.1 KHÁI NIỆM PHÁ SẢN
5.1.1. Định nghĩa phá sản doanh nghiệp:
Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
5.1.2. Dấu hiệu: Theo nghị định 189/CP
Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp.
Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nêu trên, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như sau để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn:
- Các phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Có biện pháp xử lý hàng hoá tồn kho, vật tư tồn đọng.
- Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng.
- Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm, xoá nợ.
- Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay mới để trang trải nợ cũ và đầu tư đổi mới công nghệ.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nêu trên mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý phá sản theo quy định.
Như vậy dấu hiệu pháp lý căn bản của tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, phá sản là bước cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã tìm các biện pháp để cứu vãn tình hình nhưng không thành công.
5.1.3. Phân biệt phá sản và giải thể:
Phá sản và giải thể doanh nghiệp có điểm cơ bản giống nhau là cùng dẫn đến 1 hậu quả pháp lý là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, trả nợ cho các chủ nợ, trả lương và trợ cấp cho người lao động.
Tuy nhiên giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp có những điểm khác biệt sau:
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp, còn phá sản chỉ có 1 nguyên nhân duy nhất là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Giải thể thường do doanh nghiệp chủ động, UBND cấp tỉnh chỉ cho phép khi doanh nghiệp đảm bảo việc thanh toán nợ, vì vậy thủ tục giải thể là thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi đó thủ tục phá sản bao giờ cũng là thủ tục tư pháp thuộc thẩm quyền của Toà án.
- Giải thể là sự chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp, còn phá sản đôi khi không làm chấm dứt hoạt động của 1 doanh nghiệp, vì có thể chủ nợ sẽ mua lại toàn bộ doanh nghiệp và tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trường hợp này chỉ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp mà thôi.
- Chủ doanh nghiệp giải thể có thể tái thành lập và quản lý 1 doanh nghiệp mới, còn chủ doanh nghiệp phá sản bị pháp luật hạn chế quyền này trong 1 thời gian (từ 1 đến 3 năm).
5.1.4. Phân loại phá sản:
a. Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá:
- Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá sản trung thực cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ như sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường...
- Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai... để qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật.
b. Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: Cụ thể là dựa trên căn cứ ai là người làm đơn yêu cầu phá sản.
- Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán, không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.
- Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.
5.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT PHÁ SẢN:
5.2.1. Mục đích ban hành Luật phá sản:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ:
Theo các quy định của Luật phá sản thì khi doanh nghiệp mắc nợ không trả được nợ cho các chủ nợ, thì chủ nợ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp để bán toàn bộ tài sản còn lại của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ. Điều này chứng tỏ Luật phá sản chủ yếu nhằm bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ. Hơn nữa Luật phá sản còn đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ nợ trong việc đòi nợ, theo đó tất cả các chủ nợ không bảo đảm đều phải đợi đến khi Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì mới cùng nhau được chia số tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản theo tỷ lệ.
2. Bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp mắc nợ:
Luật phá sản không những bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà còn bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp mắc nợ. Nhờ có pháp luật về phá sản với quan điểm kinh doanh là mang lại lợi ích cho xã hội; đồng thời kinh doanh là công việc rất khó khăn đầy rủi ro; do đó pháp luật phải đối xử nhân đạo với người kinh doanh bị phá sản, không được truy cứu pháp luật nếu họ không phạm tội; ngăn cấm các chủ nợ có hành vi xúc phạm đến thể xác hay tinh thần của họ, tạo điều kiện cho con nợ khắc phục khó khăn để khôi phục sản xuất kinh doanh, chỉ khi nào không thể cứu vãn nổi mới tuyên bố phá sản.
3. Bảo vệ lợi ích của người lao động:
Sự bảo vệ của Luật phá sản đối với người lao động thể hiện ở chỗ pháp luật cho phép người lao động được quyền làm đơn yêu cầu hoặc phản đối Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà mình đang làm; được cử đại diện của mình tham gia tổ quản lý tài sản và tổ thanh toán tài sản, được tham gia Hội nghị chủ nợ, được ưu tiên thanh toán trước từ tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản.
4. Bảo đảm trật tự xã hội:
Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn thu được càng nhiều càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ. Khi đó nếu không có luật thì sẽ xảy ra tình trạng lộn xộn mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa các chủ nợ với nhau, giữa chủ nợ và con nợ. Bằng việc giải quyết công bằng, thoả đáng các mối quan hệ này, pháp luật về phá sản doanh nghiệp góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể xảy ra, nhờ đó đảm bảo trật tự kỷ cương của xã hội.
5. Góp phần cơ cấu lại nền kinh tế:
Phá sản bao giờ cũng gây ra những hậu quả kinh tế xã hội nhất định, trong đó có cả những hậu quả tích cực như 1 giải pháp hữu hiệu để cơ cấu lại nền kinh tế vì nó là sự đào thải tự nhiên đối với các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Luật phá sản là cơ sở pháp lý để xoá bỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.
5.2.2. Phạm vi áp dụng:
Luật phá sản áp dụng cho tất cả doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp tác xã.
Đối với những doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc dịch vụ công cộng quan trọng như: kinh doanh tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, thông tin viễn thông... Khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp. Toà án có thẩm quyền chỉ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đó khi đã nhận được văn bản của Thủ tướng hoặc Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp về việc không áp dụng biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
5.2.3. Các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
a. Các chủ nợ:
Khi nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc bảo đảm 1 phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đó.
- Đơn yêu cầu được gửi đến cho Tòa án có thẩm quyền.
b. Người lao động:
Trong trường hợp doanh nghiệp, HTX không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đó.
nợ.
Sau khi nộp đơn, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được coi là chủ
c. Doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản:
Khi nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc
đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, HTX có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đó.
Trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi nhận thấy DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN, HTX không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
d. Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước:
Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
e. Cổ đông công ty cổ phần:
Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông.
f. Thành viên hợp danh:
Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
Những đối tượng trên khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
g. Thông báo doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản:
Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ nếu nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp đó có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
5.2.4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản :
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.
- TAND cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết TAND cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
- TAND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.
5.2.5. Trình tự, thủ tục phá sản:
Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản bao
gồm:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản.
- Phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Thanh lý tài sản, các khoản nợ,
- Tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản.
5.3 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC PHÁ SẢN
5.3.1 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản:
a. Các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Các chủ nợ: pháp luật phá sản chỉ dành quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm 1 phần mà không cho phép chủ nợ có bảo đảm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định này xuất phát từ luận điểm cho rằng quyền đòi nợ cho các chủ nợ có bảo đảm luôn được ưu tiên thanh toán bằng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
- Người lao động: được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Bên cạnh các đối tượng trên luật phá sản còn quy định trách nhiệm của 1 số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì thông báo cho các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
b. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án.
Khi nhận được đơn yêu cầu, Toà án cần kiểm tra doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định về doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, doanh nghiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu hay không. Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phá sản. Nếu người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo thụ lý đơn.
Toà án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã biết trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày thụ lý đơn), nếu người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh