bộ giữa GVCN lớp với các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường. Có như vậy, hoạt động của đội ngũ GVCN lớp mới đạt được những yêu cầu và mục tiêu mong muốn.
Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân, xử lý, điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực thi nhiệm vụ, đả thông kịp thời các vướng mắc và tạo điều kiện cho từng GVCN lớp phát huy năng lực, sở trường của mình; kích thích, tác động để mỗi cá nhân tự tu dưỡng rèn luyện năng lực, phẩm chất phát triển theo hướng tích cực.
Quá trình làm việc của con người bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường nhất định. Môi trường khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến người làm việc. Tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ GVCN cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là một nội dung quan trọng, bởi tâm lý được thoải mái thì khả năng tư duy, sáng tạo trong việc giải quyết công việc sẽ tăng lên theo hướng tích cực. Từ đó, kết quả công việc sẽ đạt được tốt nhất. Trong nhà trường, tạo môi trường làm việc về vật chất và tinh thần, đặc biệt là môi trường tinh thần cho GVCN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao là trách nhiệm của người HT. Môi trường tinh thần đó được tạo nên bởi bầu không khí tâm lý, sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu của các cấp quản lý…
1.4.3.4. Chỉ đạo GVCN lớp thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm
Căn cứ vào nhiệm vụ của người GVCN mà điều lệ trường trung học quy định, người HT có những tác động để giúp đội ngũ GVCN thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Cụ thể:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCN, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và duyệt các kế hoạch đó.
- Quản lý việc tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch. HT phải xem xét thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu HS, gia đình HS, tiến trình xây dựng tập thể lớp, quá trình thực thi hoạt động giáo dục toàn diện, tổ chức phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, giáo dục HS của đội ngũ GVCN.
- Hướng dẫn, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ đội ngũ GVCN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.
1.4.3.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN lớp
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch chung của nhà trường, HT đề ra những mốc thời gian để hoàn thành các công việc cụ thể, xây dựng nội dung, tiêu chí
đánh giá; Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của GVCN theo công việc, theo tuần, theo tháng hoặc học kỳ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của hoạt động này là phải đánh giá công bằng, khách quan và công khai…có như vậy mới tạo động lực cho đội ngũ GVCN phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Giám sát, theo dõi và điều chỉnh những sai lệnh trong quá trình thực hiện kế hoạch của đội ngũ GVCN. HT thực hiện kế hoạch giám sát, theo dõi định kỳ hoặc từng công việc một cách chính xác, khách quan về mức độ, chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ GVCN.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN, khen, chê kịp thời nhằm động viên đội ngũ GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVCN lớp của HT
1.4.4.1. Yếu tố khách quan
Đường lối của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải chuẩn bị đội ngũ GVCN lớp với những phẩm chất, năng lực mới có đủ trình độ phong cách để đáp ứng đầy đủ các nội dung thay đổi trong Giáo dục và đào tạo đồng thời có khả năng giao lưu hợp tác, phát triển nền giáo dục hiện đại.
Xu thế phát triển cách mạng công nghệ làm thay đổi tính chất và nội dung phương thức lao động nghề nghiệp của người giáo viên; tạo nên nhu cầu mới và cải tiến cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người giáo viên. Bên cạnh đó, quá trình số hóa sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức khai thác, lưu giữ, truyền đạt thông tin của người giáo viên; tác động mạnh đến quan điểm đánh giá giáo viên. Những nhân tố trên tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lao động nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GVCN lớp nói riêng.
Sự cải tổ bộ máy quản lý, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại mạng lưới qui mô, loại hình trường lớp theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính Phủ về vị trí việc làm đã dẫn đến nhu cầu phải bồi dưỡng đào tạo lại cán bộ, giáo viên để họ có thể nâng cao trình độ để chuyển đổi nghề, tiếp tục phát huy khả năng của mình trong lao động nghề nghiệp.
1.4.4.2 Yếu tố chủ quan
Điều 16, luật GD khẳng định “Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân” (Quốc hội, 2009) HT có ảnh hưởng lớn nhất trong hệ thống quản lý ngành đến kết quả giáo dục. HT phải là người đi đầu là thuyền trưởng là người tổ chức thực hiện và xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát, đánh giá, khen thưởng động viên… Hiệu trưởng cần có năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin đến với nhà trường là người định hướng phát triển cho nhà trường, HT là người định hướng phát triển nhà trường và đề ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Hiệu quả quản lý đội ngũ GVCN lớp, trước tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp. Bên cạnh trình độ chuyên môn, người cán bộ quản lý còn là người có trình độ tổ chức, khả năng xử lý linh hoạt các tình huống thực tế, là người nhạy bén, có khả năng nắm bắt tâm lý con người… điều đó đòi hỏi cái tâm, cái tầm của nhà quản lý phải cao. Nói cách khác, nghệ thuật quản lý của nhà quản lý tác động rất lớn đến hiệu quả đội ngũ GVCN lớp.
Hiệu quả công tác quản lý đội ngũ GVCN còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trình độ, năng lực, phẩm chất, nhận thức của GVCN lớp. Do đó, quản lý đội ngũ GVCN lớp cần có biện pháp kích thích, tạo động lực cho đội ngũ này phát triển. Bản thân đội ngũ giáo viên phải có ý chí hoài bão vươn lên, không ngừng phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện nhân cách. GVCN phải thật sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Theo đó, đưa ra một số khái niệm cơ bản như: Quản lý, quản lý nhà trường, đội ngũ GVCN, quản lý đội ngũ GVCN. Chương 1 cũng trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng, các yêu cầu cần thiết của người GVCN. Lý luận về quản lý đội ngũ GVCN lớp được trình bày cụ thể trong chương 1, trong đó tác giả đã đề cập đến các chức năng quản lý đội ngũ GVCN lớp, nội dung quản lý đội ngũ GVCN lớp và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT. Người HT phải thực hiện tốt và linh hoạt các khâu quản lý, đó là quản lý nhân sự, quản lý hoạt động của GVCN, quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp.
Nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vì vậy, cần phải tập trung xây dựng đội ngũ GVCN có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện HS, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu của nhà trường, của ngành giáo dục.
Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ở chương tiếp theo.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát kinh tế, xã hội và giáo dục thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Ngày 08/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng, phía Đông thành phố Sóc Trăng giáp huyện Long Phú, phía Tây giáp huyện Mỹ Tú và Châu Thành, phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề, địa giới hành chính gồm 10 phường với 60 khóm, diện tích tự nhiên 76,5km2. Thành phố Sóc Trăng có vị trí là đầu mối giao lưu giữa các huyện trong tỉnh và liên tỉnh.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thành phố Sóc Trăng. Tổng dân số 221.430 người (2018), trong đó người Kinh chiếm trên 60%, người Hoa chiếm 16,4% và người Khmer chiếm 13,4%; mật độ dân số 2.908 người/km2; về cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp chiếm 11,73%; phi nông nghiệp chiếm 88,27%.
Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục phát triển tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là 19.512 tỉ đồng, đạt 100,06% kế hoạch, tăng 14,11% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại dịch vụ trong năm khá sôi động, nhiều công ty, doanh nghiệp, siêu thị đầu tư tại trung tâm thành phố, thu hút lượng khách lớn đến tham quan, mua sắm. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 9.410 tỉ đồng, vượt kế hoạch đề ra và tăng 10,69% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế: Khu vực I: 3,35%, khu vực II: 33,25%; khu vực III: 63,40% so với năm 2015 có sự chuyển dịch giảm ở khu vực II và tăng ở khu vực III, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị. GDP bình quân đầu người năm 2017 là: 76.230.000 đồng (3.465 USD/người/năm).
Kết cấu hạ tầng trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư từng bước phục vụ cho phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện, quốc phòng và an ninh được giữ vũng ổn định. Phấn đấu đến năm 2020 thành phố Sóc Trăng trở thành đô thị loại 2.
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Thành phố Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua gắn với đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ đó, chất lượng giáo dục ở các cấp được nâng lên: trong số 4 trường THPT của thành phố Sóc Trăng có 3 trường đã đạt chuẩn quốc gia; hàng năm có trên 95% HS được công nhận tốt nghiệp THPT. Công tác bồi dưỡng HS giỏi dự thi quốc gia có nhiều đổi mới; công tác phổ biến GD pháp luật; hoạt động NGLL gắn với GD kỹ năng sống được thực hiện thường xuyên, theo chủ đề, có tính định hướng và đạt hiệu quả. Công tác kiểm tra được tăng cường, góp phần ổn định và phát triển sự nghiệp GD.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GD trung học vẫn còn một số hạn chế: Tỷ lệ HS THPT bỏ học tuy có giảm nhưng vẫn còn cao; hoạt động của một số tổ bộ môn chưa thật hiệu quả; một số CBQL, GV chưa làm tốt công tác đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, chất lượng tuyển sinh đầu vào không cao. Số lượng HS dân tộc Khmer khá đông, đời sống gia đình lại khó khăn… ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong những năm tiếp theo thách thức cho các nhà quản lý.
Về qui mô trường lớp: Số lượng HS, số lớp, số trường vẫn ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 01 Trường THPT dân tộc nội trú thuận lợi cho việc học tập của HS dân tộc. Điều đó phần nào phản ánh giáo dục thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.
Số trường, lớp, GV và HS THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
Bảng 2.1. Số trường, lớp, GV và HS THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
Số trường | Số lớp | Số GV | Tổng số HS | Tỷ lệ HS nữ | Tỷ lệ HS dân tộc thiểu số | Số HS bình quân trên lớp | |
2015-2016 | 04 | 145 | 359 | 5.215 | 56,6% | 35,2 | 35,9 |
2016-2017 | 04 | 150 | 350 | 5.468 | 54,7% | 35,4 | 36,4 |
2017-2018 | 04 | 152 | 331 | 5.699 | 54,9% | 27,6 | 37,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Đội Ngũ Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Thpt
- Yêu Cầu Về Phẩm Chất Và Năng Lực Của Gvcn Lớp
- Ứng Dụng Tin Học Và Ngoại Ngữ Vào Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ
- Thống Kê Về Đặc Điểm Của Đối Tượng Khảo Sát
- Thực Trạng Về Nghiệp Vụ Sư Phạm Của Đội Ngũ Gvcn
- Nhận Thức Của Cbql Và Gvcn Về Việc Phân Công Gv
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
“Nguồn: Sở GD& ĐT tỉnh Sóc Trăng”
* Chất lượng giáo dục:
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng hai mặt về hạnh kiểm và học lực
ĐVT | 2015-2016 | 2016-2017 | 2017-2018 | |
Hạnh kiểm | ||||
- Tốt | % | 88,3 | 91,8 | 9,2 |
- Khá | % | 10,4 | 7,2 | 7,1 |
-Trung bình | % | 1,3 | 0,9 | 0,8 |
- Yếu | % | 0,0 | 0,1 | 0,1 |
Học lực | ||||
- Giỏi | % | 33,8 | 33,6 | 32,1 |
- Khá | % | 40,3 | 46,5 | 43,3 |
-Trung bình | % | 23,5 | 18,2 | 20,7 |
- Yếu | % | 0,2 | 1,6 | 2,6 |
-Kém | % | 2,2 | 0,2 | 1,3 |
+ Lưu ban | % | 1,2 | 1,2 | 1,1 |
+ Bỏ học | % | 1,8 | 1,6 | 1,5 |
+ Tỷ lệ TNTHPT | % | 93,8 | 93,1 | 94,5 |
+Học sinh giỏi cấp tỉnh | HS | 18 | 20 | 20 |
+Học sinh giỏi quốc gia | HS | 7 | 5 | 6 |
“Nguồn: Sở GD& ĐT tỉnh Sóc Trăng”
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng tỷ lệ HS yếu. kém và nhất là HS lưu ban vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, số HS bỏ học cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ vì HS đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập không ổn định. Thêm vào đó, với nhận thức về tầm quan trọng của việc học chưa thật sâu sắc nên các em cũng bỏ học
để lên TPHCM tìm việc làm phụ giúp cha mẹ (tỷ lệ HS bỏ học nhiều nhất đối với HS khối 10, thường vào dịp sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán), và đây cũng là thực trạng của phần lớn các trường THPT trong tỉnh Sóc Trăng, không riêng gì các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
Một khó khăn mà các trường THPT đang gặp phải đó chính là ý thức học tập của HS chưa cao, phụ huynh phần lớn vì mưu sinh nên hầu như phó mặc cho nhà trường…Do vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường đôi lúc chưa kịp thời, dẫn đến kết quả thi TN THPT qua các năm chưa đạt tỷ lệ 100%. Kết quả ôn tập HSG quốc gia qua các năm còn khá khiêm tốn. Xác định rõ vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua, thành phố Sóc Trăng đã chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Tập trung khảo sát các nội dung về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ GVCN lớp; kết quả thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng quản lý của HT đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Hiện nay, thành phố Sóc Trăng có 4 trường THPT. Để đánh giá thực trạng về công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, khảo sát, trưng cầu ý kiến của CBQL, GVCN ở 4 trường THPT trực thuộc thành phố Sóc Trăng: Trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai; Trường THPT Hoàng Diệu; Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng; Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương