Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng á châu – chi nhánh huế - 1


ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ‌

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG

Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn:

Ngô Thị Xuyến Th.S Hoàng La Phương Hiền Lớp: K44 QTKDTM

Niên khóa: 2010 – 2014


Huế, 05/2014

Lời Cảm Ơn Những lời đầu tiên trong bản khóa luận tốt nghiệp này tôi xin 1

Lời Cảm Ơn

Những lời đầu tiên trong bản khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế Đại học Huế trong suốt khóa học đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ThS. Hàng La Phương Hiền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ về mặt tinh thần để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Để hoàn thiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Nhân sự, cùng các cô, các chú, anh chị nhân viên tại Ngân hàng Á CHÂU – chi nhánh Huế đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần trong thời gian tôi thực hiện khóa luận này.

Xin được cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện khóa luận này.


Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên

Ngô Thị Xuyến

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

4.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu cụ thể 3

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4

4.3 Phương pháp điều tra và phỏng vấn 4

4.3.1 Việc nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn 4

4.3.2 Phương pháp thiết kế chọn mẫu 4

4.3.3 Phương pháp xử lí số liệu 5

5. Kết cấu của luận văn 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 6

1.1. Cơ sở lý luận 6

1.1.1. Ngân hàng thương mại 6

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 6

1.1.1.2. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại 6

1.1.2.Các khái niệm về động lực 7

1.1.2.1. Khái niệm động lực làm việc 7

1.1.2.2. Khái niệm động lực trong lao động 8

1.1.3 Lợi ích của việc tạo động lực làm việc 8

1.1.4 Các học thuyết tạo động lực trong lao động 10

1.1.4.1 Học thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1943) 10

Các học thuyết tạo động lực trong lao động 10

1.1.4.2 Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959) 12

1.1.4.3 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) 13

1.1.4.4 Thuyết công bằng của Stacy Adam (1963) 14

1.1.4.5 Thuyết về các nhu cầu thúc đẩy của McClelland (1988) 15

1.1.4.6 Thuyết thiết lập mục tiêu 16

1.1.5 Các nhóm nhân tố động cơ làm việc chính của nhân viên 17

1.1.5.1 Nhân tố động cơ liên quan đến môi trường làm việc 17

1.1.5.2 Nhân tố động cơ liên quan đến lương thưởng và phúc lợi 18

1.1.5.3 Nhân tố động cơ liên quan đến cách thức bố trí và sắp xếp công việc 18

1.1.5.4 Nhân tố động cơ liên quan đến sự hấp dẫn của bản thân công việc 19

1.1.5.5 Nhân tố động cơ liên quan đến cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến 19

1.1.6 Mô hình phân tích 20

1.2. Cơ sở thực tiễn 20

1.2.1. Thực tiễn công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên trên thế giới và trong nước 20

1.2.2. Một số nghiên cứu liên quan đến tạo động lực làm việc cho nhân viên 23

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ ...26

2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế 26

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế 26

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 27

2.1.3 Cơ cấu tổ chức các phòng ban, bộ phận 28

2.1.4. Đặc điểm nguồn lực 30

2.1.5. Tình hình huy động vốn của ngân hàng Á Châu- chi nhánh Huế 32

2.16.Tình hình kinh doanh của ngân hàng Á Châu-chi nhánh Huế từ năm 2011-201335

2.1.7 Chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên của Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế. 39

2.2.7.1. Chính sách đào tạo và phát triển 39

2.2.7.2 Chính sách lương thưởng 39

2.2.7.3 Chính sách phúc lợi xã hội 40

2.2.7.4 Chính sách giờ làm việc 40

2.2 Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế 41

2.2.1.Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 41

2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 45

2.2.2.1. Diễn đạt và mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Ngân hàng 45

2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng Á Châu –chi nhánh Huế 48

2.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến yếu tố cam kết gắn bó với ngân hàng ACB – chi nhánh Huế 51

2.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 51

2.2.4. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố tạo động lực làm việc mà Á Châu –chi nhánh Huế đang thực hiện 52

2.2.4.1. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến Môi trường làm việc 53

2.2.4.2. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến lương thưởng và phúc lợi56

2.2.4.3. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến nhân tố Bố trí và sắp xếp công việc 57

2.2.4.4 Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến nhân tố Hấp dẫn của bản thân công việc 59

2.2.4.5 Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến nhân tố Cơ hội phát triển và thăng tiến 60

2.2.4.6 Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến nhân tố Cam kết 61

CHƯƠNG 3 64

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC NHÂN TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU– CHI NHÁNH HUẾ 64

3.1 Định hướng 64

3.1.1 Định hướng trong việc đáp ứng động cơ của nhân viên liên quan đến môi trường làm việc 64

3.1.2 Định hướng trong việc đáp ứng động cơ của nhân viên liên quan đến lương thưởng phúc lợi 64

3.1.3 Định hướng trong việc đáp ứng động cơ của nhân viên liên quan đến cách thức bố trí sắp xếp công việc 65

3.1.4 Định hướng trong việc đáp ứng động cơ của nhân viên liên quan đến tính hấp dẫn của bản thân công việc 65

3.1.5 Định hướng trong việc đáp ứng động cơ của nhân viên liên quan đến cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến 65

3.2. Những giải pháp nhằm gia tăng động lực làm việc của nhân viên 65

3.2.1 Giải pháp chung 66

3.2.2. Giải pháp cụ thể 66

3.2.2.1 Giải pháp liên quan đến môi trường làm việc 66

3.2.2.2. Giải pháp liên quan đến lương thưởng và phúc lợi 67

3.2.2.3 Giải pháp liên quan đến Bố trí và sắp xếp công việc 69

3.2.2.4 Giải pháp liên quan đến tính hấp dẫn của bản thân công việc. 69

3.2.2.5 Giải pháp về thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 70

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1. Kết luận 72

2. Kiến nghị 74

2.1. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước 74

2.2. Đối với Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế 74

3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌


ĐVT : Đơn vị tính

TMCP : Thương mại cổ phần

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

VNĐ : Việt Nam Đồng

ACB : Ngân hàng Á Châu

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu 20

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức các phòng ban, bộ phận của ngân hàng Á Châu - chi nhánh Huế 28


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg 12

Bảng 1.2: Ảnh hưởng của các nhân tố duy trì và động viên 13

Bảng 2.1 Chi nhánh và các phòng giao dịch của ACB-Chi nhánh Huế 27

Bảng 2.2. Tình hình lao động tại ngân hàng Á CHÂU – Huế 30

qua 3 năm 2011 – 2013 30

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của ACB- chi nhánh Huế năm 2011-2013 34

Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của ACB-chi nhánh Huế giai đoạn 2011-2013 35

Bảng 2.5 .Đánh giá chất lượng họat động kinh doanh của ngân hàng 38

Bảng 2.6 Mẫu điều tra theo Vị trí làm việc 43

Bảng 2.7. Diễn đạt và mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực 45

làm việc của nhân viên 45

Bảng 2.8. Hệ số KMO and Bartlett’s Test 49

Bảng 2.9. Mô tả năm nhóm nhân tố được khám phá 50

Bảng 2.10. Kết quả phân tích nhân tố cam kết gắn bó với Ngân hàng 51

ACB – chi nhánh Huế. 51

Bảng 2.11: Hệ số cronbach alpha của các thang đo 52

Bảng 2.12. Đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc 53

Bảng 2.13. Đánh giá của nhân viên về lương thưởng và phúc lợi 56

Bảng 2.14. Đánh giá của nhân viên về bố trí và sắp xếp công việc 57

Bảng 2.15 Đánh giá của nhân viên về hấp dẫn của bản thân công việc 59

Bảng 2.16. Đánh giá của nhân viên về Cơ hội phát triển và thăng tiến 60

Bảng 2.17: Đánh giá của nhân viên về các yếu tố liên quan đến nhân tố Cam kết 62


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các cấp bậc nhu cầu của Maslow 10

Hình 1.2: Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 14

Hình 2.1: Mẫu điều tra theo giới tính 41

Hình 2.2: Mẫu điều tra theo thời gian công tác 42

Hình 2.3: Mẫu điều tra theo trình độ văn hoá 43

Hình 2.4: Mẫu điều tra theo thu nhập hiện tại 44


PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ‌‌‌


1. Lý do chọn đề tài‌

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay của các doanh nghiêp trong mọi lĩnh vực, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngoài đảm bảo có nguồn vốn mạnh, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc, sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường… doanh nghiệp còn cần thiết có nguồn nhân lực chất lượng, trình độ để vận hành bộ máy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực sẵn có của tổ chức một cách hiệu quả, cạnh tranh với các đối thủ trong ngành và ngoài ngành. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, họ chính là tài sản, huyết mạch của tổ chức, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang tìm mọi biện pháp, cách thức để khai thác tốt nguồn lực sẵn có của tổ chức và cũng như thu hút thêm nhiều nhân lực tốt, tiềm năng phục vụ cho sự phát triển của tổ chức. Nhưng đây không phải là điều dễ dàng, vì hiện nay trên thị trường đang có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng nhảy việc, giành giật nhân tài, chảy máu chất xám,… Do vậy, việc các doanh nghiệp ra sức đầu tư, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên cũng như tạo động lực làm việc, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt công việc, quan trọng hơn cả là sử dụng thật hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một vấn đề được đặt ra mang tính cấp thiết đối với các nhà quản trị nói chung và nhà quản trị nhân sự nói riêng.

Nhân sự là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp". Nhưng để quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực thật không đơn giản, điều đó đòi hỏi nghệ thuật của người lãnh đạo. Tạo động lực làm việc cho nhân viên là một kỹ năng rất quan trọng mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng phải có và thường xuyên duy trì để thúc đẩy nhân viên làm việc đạt được hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động giúp cho tổ chức, doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển. Trên thực tế, đã có rất nhiều biện pháp về tạo động lực làm việc được các nhà quản lý áp dụng như: Tăng lương thưởng và phúc lợi; tạo nên môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng

nghiệp và cấp trên; tạo điều kiện thăng tiến trong công việc… nhưng không phải nhà quản lý nào cũng đạt được kết quả mong muốn khi áp dụng các biện pháp này. Bởi lẽ, đối tượng của quản trị nhân sự chính là con người mà mỗi người lại có những nhu cầu khác nhau, rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, nhà quản trị cần phải thường xuyên quan tâm, chú ý đến việc sử dụng các biện pháp tạo động lực sao cho phù hợp với từng thời kỳ, với từng nhân viên của mình.

Được thành lập từ ngày 20/04/1993. Ngân hàng TMCP Á Châu là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.Với kinh nghiệm và uy tín thương hiệu từ 20 năm vượt bậc, tổ chức vận hành vững mạnh và năng lực tài chính dồi dào. Riêng ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế ra đời năm 1993 đến nay cũng đã tạo được thương hiệu uy tín với nhiều dịch vụ trong tâm trí khách hàng địa phương. Đối với ban lãnh đạo ngân hàng đội ngũ nhân viên cùng năng lực làm việc của họ luôn là một vấn đề đáng quan tâm, cần được đầu tư, phát triển thận trọng. Vậy họ đã làm gì để thúc đẩy, động viên đội ngũ nhân viên, khai thác tối đa nguồn nhân lực của tổ chức, giữ cho ngân hàng Á Châu nói chung, ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Huế nói riêng mãi tồn tại và phát triển bền vững cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra của ngân hàng, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ khác.

Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế, tôi quyết định chọn thực hiện đề tài:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng Á Châu– chi nhánh Huế”

2. Mục tiêu nghiên cứu‌

- Hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về những vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho nhân viên mà Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế đang thực hiện.

- Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên tại chi nhánh

- Phân tích các yếu tố đó trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên của Ngân hàng tại chi nhánh Huế.

- Đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng có thể khai thác tối đa năng suất làm việc của nhân viên, đồng thời xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Huế trong thời gian tới.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu‌

3.1 Đối tượng nghiên cứu‌

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Đối tượng điều tra: Nhân viên đang làm việc tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh huế

3.2. Phạm vi nghiên cứu‌

a) Không gian nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng Á Châu- chi nhánh Huế

b) Về thời gian

Từ 13/01/2014 đến 01/05/2014 kết hợp với:

Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập thông qua việc tiến hành điều tra nhân viên bằng bảng hỏi vào năm 2014

Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thô từ Ngân hàng Á Châu– chi nhánh Huế giai đoạn năm 2011 – 2013. Các số liệu cần thu thập bao gồm:

+ Tình hình lao động của Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế

+ Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế

+ Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu cụ thể‌

- Xây dựng đề cương nghiên cứu và bảng hỏi

- Tiến hành xác định tổng thể nghiên cứu.

- Điều tra bằng bảng hỏi

- Xử lí và phân tích số liệu

- Đưa ra kết quả từ số liệu xử lí được

- Kết luận và đưa ra giải pháp

- Hoàn thành nội dung đề tài dựa trên đề cương xây dựng được

- Báo cáo kết quả nghiên cứu

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu‌

Đề tài được thực hiện dựa trên phân tích tổng hợp các nguồn dữ liệu trong thực tế bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, mỗi nguồn dữ liệu được thu thập theo những cách khác nhau.

Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ báo chí, tạp chí, internet, khóa luận của các trường đại học,....Nguồn số liệu tính toán của các cơ quan thống kê, doanh nghiệp. Đặc biệt là kết quả báo cáo kinh doanh của Ngân hàng trong những năm vừa qua.

Dữ liệu sơ cấp: Chủ yếu được thu thập thông qua bảng hỏi các nhân viên của Ngân hàng .

4.3 Phương pháp điều tra và phỏng vấn‌

4.3.1 Việc nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn‌

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

- Mục đích là để xây dựng bảng hỏi định lượng

- Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí thuyết và tình hình thực tế về các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên của ngân hàng

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

- Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để tiến hành thiết kế bảng hỏi về các yếu tố tạo ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng Á Châu –chi nhánh Huế

- Bảng hỏi sơ bộ sẽ phỏng vấn thử 20 người xem họ có hiểu nội dung các câu hỏi hay không, sau đó tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

4.3.2 Phương pháp thiết kế chọn mẫu‌

- Tổng thể:

Là toàn bộ nhân viên ngân hàng đang làm việc tại ngân hàng Á Châu- chi nhánh Huế gồm 109 người.

- Phương pháp điều tra:

Nghiên cứu tiến hành điều tra tổng thể nguồn nhân viên tại ngân hàng gồm 109 người

- Thiết kế thang đo cho bảng hỏi:

Các biến quan sát trong các thành phần sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ với sự lựa chọn từ 1-5 như “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”.

4.3.3 Phương pháp xử lí số liệu‌

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi mã hóa và làm sạch sẽ trải qua các phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích thống kê mô tả: Chọn biến thích hợp để phân tích thống kê mô tả, sử dụng các đại lượng trung bình

5. Kết cấu của luận văn‌

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị nội dung chính của đề tài tập trung vào các chương:

Chương 1: Tổng quan về động lực làm việc của nhân viên

Chương 2: Phân tích đánh giá các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế

Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc và xuất phát từ thực tiễn từ đó để đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và góp phần làm cho nhân viên gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.


PHẦN II‌

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1‌‌‌

TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN‌


1.1. Cơ sở lý luận‌

1.1.1. Ngân hàng thương mại‌

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại‌

Luật các Tổ chức Tín dụng đã đưa ra định nghĩa về NHTM như sau:

“Ngân hàng thương mại là một Tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp Tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”

Như vậy, NHTM giống các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận, là tổ chức kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh của nó là tiền tệ. Điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, cung ứng các dịch vụ thanh toán còn các tổ chức tài chính khác không thực hiện chức năng đó.

1.1.1.2. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại‌

a. Chức năng trung gian tài chính

Đây có thể xem là chức năng đặc trưng, cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có nhu cầu tiền tệ cần bổ sung gặp nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm gặp người có khả năng cung cấp. Do vậy, ngân hàng đứng ra tập trung tiền của các chủ thể trong nền kinh tế, trên cơ sở đó cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn tạm thời. Từ đó có thể nói Ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay, hay nói cách khác nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Trong nền kinh tế hàng hoá phát triển, chức năng tài chính trung gian của ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Là một

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí