Thực Trạng Về Nội Dung Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng Yên

Nội dung các em đánh giá có vai trò quan trọng nhất chính là “Tăng tính hấp dẫn, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập” với điểm trung bình là 2.78 xếp thứ bậc 1. Nội dung “Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập” xếp thứ 2. Nội dung các em đánh giá có vai trò ít quan trọng hơn cả là “Gắn kết giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học” với điểm trung bình là 2.59 xếp thứ 5. Nhưng cũng chỉ có 10 học sinh (chiếm 3.03%) cho là không quan trọng.

Như vậy có thể thấy, đa số các em học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên đã có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của hình thức dạy học trải nghiệm nói chung và dạy học trải nghiệm môn KHTN nói riêng. Các em đã hiểu được bản chất của dạy học trải nghiệm là học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động, được thực hành, qua đó các em được củng cố, mở rộng, khắc sâu những tri thức, từ đó có những đánh giá, nhận xét đúng về hiện thực khách quan. Và đó cũng chính là lý do các em cho rằng dạy học trải nghiệm có vai trò làm tăng tính hấp dẫn, hứng thú cho học sinh và phát huy tính tích cực của học sinh là quan trọng nhất.

2.3.2. Thực trạng về nội dung dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên

* Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng nội dung DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:


Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

STT

Nội dung dạy học

Ý kiến đánh giá

Điể

m

Thứ

bậc

Thường

Đôi khi

Chưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 8


xuyên


thực hiện

TB


SL

%

SL

%

SL

%


1

Chất và sự biến đổi của chất: chất

có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất)


10


20


40


80


0


0


2.2


2


2

Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền,

biến dị và tiến hoá.


15


30


35


70


0


0


2.3


1


3

Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự

chuyển động.


8


16


42


82



0


2.16


3


4

Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh

quyển


4


8


46


92


0


0


2.08


4

Trung bình chung:

2.18



Nhận xét bảng 2.3:

Bảng 2.3 cho thấy: Các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

ở mức trung bình ( X= 2.19). Tuy nhiên mức điểm đánh giá về các nội dung

trong bảng có sự khác nhau cụ thể như:

- Nội dung được nhận định xếp thứ bậc cao nhất trong số 4 nội dung học tập là: Nội dung 2 “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền,

biến dị và tiến hoá.” với điểm trung bình X= 2.3. Đây là nội dung học tập gắn

liền với môi trường sống, sự sống, sinh vật hữu cơ quanh các em. Môi trường sống xung quang, sự sống và phát triển của con người, động vật các em được chứng kiến và tiếp xúc hàng này, đây cũng là nhưng tri thức sinh học, các em

được tiếp cận thường xuyên

- Nội dung được đánh giá mức thấp là: Nội dung 4 “Trái đất và bầu trờ chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất,

một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển” với điểm trung bình X= 2.08. Để tìm

hiểu thêm thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô N.T.T.Tr cán bộ quản lý trường THCS Nguyễn Tất Thành, cô cho biết “Hiện nay nội dung tổ chức nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN ở nhà trường còn nhiều hạn chế, lặp đi lặp lại. Chưa đa dạng hóa nội dung để tăng cường sự tương tác của người học. Nội dung “Trái đất và bầu trời” còn chưa được đội ngũ CBQL và giáo viên quan tâm, chú trọng trong việc tổ chức dạy trải nghiệm vì có thể là do CBQL và giáo viên cho rằng nội dung còn khó đối với nhận thức của học sinh.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho dạy học trải nghiệm nội dung này cũng thiếu, chính vì vậy GV rất ít tổ chức dạy học trải nghiệm nội dung này”.

Như vậy, nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN được áp dụng thường xuyên nhất là “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.”. Kế tiếp là nội dung “Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất)”. Nội dung còn chưa được chú trọng dạy trải nghiệm nhiều như: “Trái đất và bầu trời”,…

* Đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng nội dung DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu đánh giá của học sinh về thực trạng dạy học trải nghiêm môn KHTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 2, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

STT

Nội dung dạy học

Ý kiến đánh giá

Điểm

TB

Thứ

bậc

Thường

Đôi khi

Chưa thực


xuyên


hiện



SL

%

SL

%

SL

%


1

Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá

học các chất)


48


16.0


198


66.0


44.


14.6


1.94


2


2

Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và

tiến hoá.


52


17.3


201


67.0


47


15.6


2.01


1


3

Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật

lí, lực và sự chuyển động.


32


10.6


210


70.0


58


19.3


1.91


3


4

Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình

sinh - địa - hoá, Sinh quyển


0


0


254


84.67


46


15.33


1.84


4

Trung bình chung:

1.92



Kết quả bảng 2.4 cho thấy, đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về các nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN là ở mức độ trung bình, với điểm là 1.92.

Nội dung học sinh cho là thực hiện dạy học trải nghiệm với mức độ thường xuyên cao nhất là “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá” với 54 ý kiến chiếm 17.3% số học sinh được khảo sát với điểm trung bình là 2.01 xếp thứ bậc 1. Tuy nhiên cũng vẫn nội dung này có tới 15.6% học sinh cho là GV chưa tổ chức dạy học trải nghiệm. Như vậy điều này

cho thấy với mỗi trường, mỗi lớp học, thì việc tổ chức nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN là có sự khác nhau.

Nội dung các em đánh giá với điểm trung bình thấp nhất là “Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển” với điểm trung bình 1.84. Ở nội dung này không có HS nào đánh giá là GV tổ chức dạy học với mức độ thường xuyên.

Từ kết quả khảo sát của GV và CBQL, HS các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn KHTN cho thấy, các nội dung dạy học môn học này được tổ chức với hình thức dạy học trải nghiệm chưa nhiều, có những nội dung rất ít khi thực hiện. Điều này đặt ra cho các nhà trường trong thời gian tới cần mở rộng nội dung dạy học theo các hình thức trải nghiệm.

2.3.3. Thực trạng về phương pháp dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên

* Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng phương pháp DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng về phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


STT


Phương pháp

Ý kiến đánh giá


Điểm TB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp giải quyết

vấn đề

40

80.0

10

20.0

0

0

2.8

1

2

Phương pháp sắm vai

25

50.0

25

50.0

0

0

2.5

3

3

Phương pháp trò chơi

22

44.0

28

56.0

0

0

2.44

4

4

Phương pháp làm việc

nhóm

30

60.0

20

40.0

0

0

2.6

2

Trung bình chung

2.58

Bảng 2.5 cho thấy: Mức điểm đánh giá chung của CBQL, GV về phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên đạt mức cao ( X= 2.58). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các phương pháp khác nhau có sự khác nhau. Cụ thể như:

- Phương pháp có mức điểm đánh giá ở mức độ cao nhất là Phương pháp


1 “Phương pháp giải quyết vấn đề”, với điểm trung bình X= 2.8. Qua khảo sát

thực tiễn chúng tôi thấy phương pháp giải quyết vấn đề được giáo viên sử dụng thường xuyên trong dạy học trải nghiệm. Trong quá trình dạy học trải nghiệm môn KHTN giáo viên đã đặt học sinh trong những tình huống cụ thể nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giúp hục sinh lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và phương pháp.

- Phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN được đánh giá ở mức độ thấp nhất trong 4 phương pháp là: Phương pháp 3 trò chơi (với điểm trung bình X= 2.44.

- Phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN được đánh giá mức thấp


thứ 2 đó là Phương pháp 2“Phương pháp sắm vai”, với điểm trung bình X= 2.5.

Nguyên nhân do khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải tốn rất nhiều

thời gian và công sức để xây dựng kịch bản, cho học sinh đóng vai. Bên cạnh đó học sinh tại các trường THCS thành phố Hưng Yên có nhiều em còn e ngại, rụt rè trong hoạt động đóng vai.

* Đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng phương pháp DHTN môn KHTN

Bảng 2.6. Đánh giá của học sinh về thực trạng về phương pháp dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


STT


Phương pháp

Ý kiến đánh giá


Điểm TB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp giải quyết vấn đề

72

24.0

228

76.0

0

0

2.24

1

2

Phương pháp sắm vai

34

11.3

266

88.67

0

0

2.06

4

3

Phương pháp trò chơi

42

14.0

258

86.0

0

0

2.14

3

4

Phương pháp làm việc nhóm

55

18.3

245

81.6

0

0

2.18

2

Trung bình chung

2.15

Kết quả bảng 2.6 cho thấy, đánh giá của HS các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng các phương pháp DHTN môn KHTN ở các trường THCS chỉ ở mức độ trung bình, với điểm trung bình chung là: 2.15.

Theo các em, quá trình dạy học trải nghiệm môn KHTN, GV đã sử dụng cả 4 phương pháp trên, tuy nhiên sử dụng với mức độ thường xuyên là không cao. Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp theo đánh giá của các em kết quả trung bình là cao nhất, xếp thứ bậc 1, với điểm số là: 2.24 nhưng cũng chỉ có 72 ý kiến học sinh cho là sử dụng với mức độ thường xuyên.

Phương pháp theo đánh giá của của các em là sử dụng mức độ thấp nhất là “Phương pháp sắm vai” với điểm trung bình chung là 2.06 xếp thứ bậc 4. Và với phương pháp này chỉ có 11.3 % số HS được hỏi cho là GV sử dụng thường xuyên trong DHTN môn KHTN.

2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

* Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng hình thức DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên chúng sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


ST T


Hình thức

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


X

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hình thức thực hành

28

56.0

22

44.0

0

0

2.56


2

Hình thức thí nghiệm

12

24.0

38

76.0

0

0

2.24


3

Hình thức tham quan dã ngoại

0

0

50

100

0

0

2.0


4

Hình thức sản xuất thử

0

0

40

80.0

10

20.0

1.8


5

Hình thức tổ chức trò chơi

5

10.0

45

90.0

0

0

2.1


6

Hình thức học theo dự án

10

20.0

40

80.0

0

0

2.2


Trung bình chung

2.15

Bảng 2.7 cho thấy: Đánh giá chung của CBQL, GV về các hình thức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên cho học sinh đạt mức trung bình ( X= 2.15). Tuy nhiên, mức độ đánh giá đối với từng hình thức dạy học trải nghiệm môn KHTN trên địa bàn thành phố Hưng Yên có sự khác nhau, cụ thể là:

- Hình thức có điểm đánh giá thuộc mức cao là: Hình thức 1 “Hình thức


thực hành”, với điểm trung bình X= 2.56 cũng là hình thức duy nhất có điểm

trung bình đạt mức cao. Phỏng vấn cô L.T.N giáo viên trường THCS Lê Lợi cô cho biết “Hình thức thực hành là một trong những hình thức khuyến khích GV

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí