Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và những hạn chế của hoạt động BD và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế tác giả luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý gồm:
(1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về CTGDPT 2018 và bồi dưỡng NLDH môn Toán cho giáo viên ở các trường THCS
(2) Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở trường THCS;
(3) Tổ chức bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên gắn với vị trí việc làm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự bồi dưỡng của giáo viên;
(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên;
(5) Đổi mới, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở trường THCS;
(6) Đảm bảo các nguồn lực bồi dưỡng NLDH môn toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở trường THCS.
Các biện pháp kể trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi có thể đưa vào áp dụng trong quản lý bồi dưỡng NLDH môn Toán theo CTGDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái
Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình, hình thức BDGV hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Có văn bản hướng dẫn các trường THCS triển khai hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao NLDH đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên để thực hiện CTGDPT 2018 của các trường THCS.
Quan tâm, tham mưu chính quyền tỉnh vận dụng tốt hơn các chế độ chính sách, đầu tư, ưu đãi cho hoạt động BDGV.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục huyện Trấn Yên
Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS tăng cường tổ chức các loại hình BDGV, đồng thời nghiên cứu thêm nhiều hình thức BD phong phú khác nhằm thu hút GV nhiệt tình hưởng ứng tham gia, giúp GV xem công tác BD trở thành một nhu cầu thật sự và thường xuyên cho chính bản thân mình.
Tham mưu cho chính quyền địa phương cấp Thị xã, huyện phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể, mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ nhiều mặt cho GV tham gia học tập BD, có nhiều hình thức khuyến khích động viên khen thưởng cho những GV tích cực đi học tập BD đạt thành tích cao.
Hướng dẫn các trường THCS xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán làm cơ sở để phát triển bồi dưỡng tại trường.
Hướng dẫn các trường về nội dung bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
Thành lập cụm trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy môn Toán theo CTGDPT 2018.
2.3. Đối với các trường THCS tại huyện Trấn Yên
Các trường THCS cần bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về công tác BDGV. Đồng thời tìm hiểu rõ những nhu cầu cần được BD của GV để có những nội dung, phương pháp, hình thức và cách đánh giá kết quả BD phù hợp với những nhu cầu đó và phù hợp với mục tiêu BD đã đề ra. Xác định đúng vai trò của công tác BDGV đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV và đối với sự phát triển của nhà trường và của ngành Giáo dục; nên bám sát những chủ trương của ngành và những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội huyện, lập kế hoạch và triển khai hiệu quả công tác BD, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho CBQL, GV để đạt chỉ tiêu BD theo kế hoạch đề ra.
CBQL và GV các trường THCS cần nâng cao nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của công tác BDGV, xem việc học tập BD vừa là quyền lợi và vừa là trách nhiệm của bản thân, rèn luyện để có tinh thần học hỏi cầu tiến, tự giác tham gia học tập BD với tinh thần và trách nhiệm cao, nên tranh thủ mọi cơ hội để tham gia học tập BD để tự nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp theo quy định cho chính mình.
2.4. Đối với đội ngũ GV trường THCS
Xác định đúng ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệm nhà giáo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ mới. Thực hiện phương châm “học, học nữa, học mãi, học suốt đời”. Khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp tự bồi dưỡng để khẳng định uy tín, vị thế của mình trong tập thể, trong xã hội, trở
thành một tấm gương sáng về tự học cho học sinh noi theo.
Có ý thức phấn đấu, hợp tác với đồng nghiệp, với tập thể nhà trường để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh (1989), Thực hành giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lí nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT(2014), Hỏi đáp về một số nội dung Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm : Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ giảng dạy sinh viên trường ĐHSP và giáo viên trường PTTH và cấp 2 PTCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Vũ Văn Dụ (2007), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trường phổ thông về sử dụng thiết bị giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dụcsố 19, tr.13-15.
6. Hồ Ngọc Đại (2012), Nghiệp vụ sư phạm hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Đanilop M.A - Xcatkin M.N (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông, NXB Giáo dục
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI (số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XII,
Yên Bái.
11. Nguyễn Hữu Độ (2011), “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp giáo viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 74 tr.63-64.
12. Hà Thị Đức (2005), Giáo trình giáo dục họ đại ương, NXB Giáo dục, Hà Nội
13. Nguyễn Minh Đường(1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX07-14.
14. Euphropean Commission (2010), Te hers’ professional evelopment Europe in International Comparison, ISBN 978-92-79-15186-6 doi 10.2766/63494.
15. Europea Ẻ n Union (2010), Te hers’ professional evelopment: Europe in International Comparison, Belgium.
16. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền, Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.
17. Phạm Văn Giáp (2011), “Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trường đại học văn hóa nghệ thuật quân đội”, Tạp chí Giáo dục số 267, tr.60-61.
18. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (2014), Luận bàn về giáo dục - Quản lý giáo dục - Khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
20. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm.
21. Lois Brown Easton (2012), Professional Development Discussion Guide,
Phi Delta Kappa.
22. Marzano, Classroom Instruction that works Association for supervision and Curriculum Development, Alexandria, Virginia, USA.
23. Lục Thị Nga (2005), “Về việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Tạp chí Giáo dục số 116, tr.15-18.
24. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
25. Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (2016-2018), Báo cáo tổng kết năm học 2016, 2017, 2018.
26. Nguyễn Tiến Phúc (2010), “Vận dụng thuyết quản lí hành chính của Henry Fayol trong quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở một số tỉnh vùng Tây Bắc”, Tạp chí Giáo dục số 315, tr.7-9.
27. Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Huyền và cs (2013), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục.
28. Thái Duy Tuyên (2009), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg về Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội.
30. UNESCO (1988), Higher Education in the Twent-first Century Vision and Action, World Conference on Higher Education.
31. V.A.Xukhômlinxki (1968), Trường trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thanh Vân (2012), “Dạy học hình học cao cấp ở trường đại học sư phạm theo định hướng h nh thành năng lực dạy học cho sinh viên môn Toán”,Tạp chí Khoa học giáo dục Số 85, tr.22-24, 36.
33. Hoàng Quốc Vinh (2011), “Giải pháp nâng cao tr nh độ đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên thủ đô”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 71, tr.47-49
34. http://eprints.qut.edu.au/26869/2/26869.pdf
35. http://ec.europa.eu/education/more-information/doc/2011/belarus_en.pdf
36. http://www.oecd.org/edu/school/48727127.pdf
37. http://mels.gouv.qc.ca/dftps/interieur/pdf/formation_ens_a.pdf
38. http://revistaeducacion.educacion.es/re350/re350_08ing.pdf
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho Cán bộ quản lý)
Để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây (đánh dấu X vào ô, cột phù hợp với ý kiến của quý thầy cô).
(Các mức độ đánh giá theo tiêu chí sau: Tốt, rất thường xuyên, rất ảnh hưởng đánh giá 5 điểm; Khá; thường xuyên, ảnh hưởng: 4 điểm; Trung bình; chưa thường xuyên, tương đối ảnh hưởng: 3 điểm; Yếu; ít khi thực hiện, ít ảnh hưởng: 2 điểm; Kém; chưa thực hiện, không ảnh hưởng: 1 điểm)
Câu 1: Thầy (cô) hãy cho biết bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo 2018 ở trường THCS thực hiện các mục tiêu nào sau đây? Mức độ thực hiện các mục tiêu trên ở trường thầy(cô)?
Mức độ nhận thức | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1.Giúp giáo viên phân biệt điểm mới, điểm khó trong chương trình dạy học môn Toán 2018 so với chương trình hiện hành | |||||
2. Giúp giáo viên bổ sung các nội dung kiến thức chuyên môn về Số học - Đại số; Hình học và Đo lường; Xác suất thống kê | |||||
3. Giúp giáo viên bổ sung kiến thức kỹ năng về dạy học tích hợp, phân hóa, giáo dục STEM, dạy học trải nghiệm | |||||
4. Giúp giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng về các phương pháp dạy học, biện pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại | |||||
5. Giúp giáo viên bổ sung cập nhật các kiến thức liên quan để thực hiện CTDH mới | |||||
6. Giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu CTGD 2018 | |||||
7. Các nội dung khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Nhu Cầu, Nội Dung Bồi Dưỡng, Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Toán Theo Chương Trình Gdpt Mới Cho
- Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Môn Toán Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018 Cho Giáo Viên
- Khảo Sát Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - 16
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - 17
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - 18
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Câu 2: Thầy (cô) đã được bồi dưỡng những nội dung nào sau đây và kết quả tự đánh giá về mức độ đạt được
Các mức độ đạt được | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1. Phát triển chương trình nhà trường dạy học môn Toán | |||||
2. Kiến thức chuyên môn về Số học và Đại số trong CTGD 2018 ở trường THCS | |||||
3. Kiến thức chuyên môn về Hình học và Đo lường trong CTGD 2018 ở trường THCS | |||||
4. Kiến thức chuyên môn về xác suất thống kê và ứng dụng trong CTGD 2018 ở trường THCS | |||||
5. Tổ chức dạy học tích hợp môn Toán theo chủ đề liên môn, nội môn | |||||
6. Tổ chức dạy học môn Toán theo hướng trải nghiệm cho học sinh | |||||
7. Tổ chức dạy học môn Toán theo hướng phân hóa | |||||
8. Các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại trong dạy học môn Toán | |||||
9. Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán | |||||
10. Dạy học các môn học theo định hướng năng lực | |||||
11. Đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực | |||||
12. Sử dụng tiếng Anh trong dạy học môn Toán ở trường THCS | |||||
13. Các nội dung khác |