Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và giáo dục thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế xã hội , giáo dục thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Kinh tế, thương mại, dịch vụ: Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, thành phố Hưng Yên được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và mạnh. Nền kinh tế thành phố Hưng Yên đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực. Ngành Thương mại - dịch vụ thành phố Hưng Yên phát triển khá cao bởi việc hoàn thành và thông xe dự án xây dựng cầu Hưng Hà, dự án tuyến đường bộ nối hai đường cao tốc đã giúp cải thiện việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ vận tải qua địa bàn thành phố. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp mới thành lập hoạt động dịch vụ vận tải đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như mang tính cạnh tranh cao trong hoạt động này, nhất là vận tải hành khách. Tính đến 31/12/2019 giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 6.925 tỷ đồng, tăng 16,9% so với CKNT (KH tăng 16,5%). Trong đó doanh thu từ doanh nghiệp ước đạt 3.148 tỷ đồng, tăng 492 tỷ đồng; từ hộ kinh doanh cá thể ước đạt 3.777 tỷ đồng, tăng 509 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ ước đạt 5.451,2 tỷ đồng, tăng 664,7 tỷ đồng; dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 439 tỷ đồng, tăng 113 tỷ đồng; dịch vụ vận tải ước đạt 452 tỷ đồng, tăng 141 tỷ đồng; dịch vụ khác (du lịch, kinh doanh môi giới bất động sản, giáo dục đào tạo, hoạt động y tế, trợ giúp xã hội...) ước đạt 582,8 tỷ đồng, tăng 82,3 tỷ đồng.
Văn hóa, thông tin, thể thao:
Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Việt Nam (1075 - 1919), Thành phố Hưng Yên có 52 vị đỗ đại khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng như các nhà quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Nhờ sự đầu tư bằng ngân sách và nguồn xã hội hóa cho hạ tầng thiết chế văn hóa, tổ chức và thu hút các sự kiện văn hóa, văn nghệ, đồng thời kết hợp với việc đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư do vậy đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân được nâng cao. Đến nay, thành phố có 87/89 thôn, khu phố văn hóa, đạt 97,75%; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 92,1%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt 90,3%.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến được UBND tỉnh công nhận là khu du lịch cấp tỉnh. Làm tốt công tác quản lý, chỉnh trang di tích nhằm thu hút khách du lịch; hàng năm thành phố Hưng Yên tiếp đón, thuyết minh, hướng dẫn trên 500 đoàn khách trong và ngoài nước thăm quan với số lượng khoảng 280.000 khách.
Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển. Các giải thi đấu thể thao tổ chức gắn với các sự kiện chính trị, nhiều giải thể thao được tổ chức bằng nguồn vốn xã hội hóa như các giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn cán bộ, công chức, giải đua thuyền chải, giải bơi...; duy trì hiệu quả các điểm vui chơi, sinh hoạt thể thao cho nhân dân như: Sân bóng đá mini, các khu vực thể dục, thể thao ngoài trời. Phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển, duy trì số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên luôn đạt trên 50%, tỷ lệ số gia đình tham gia hoạt động thể thao thường xuyên đạt trên 40%.
Giáo dục - Đào tạo: Thành phố Hưng Yên có mạng lưới cơ sở giáo dục khá hoàn thiện, có 51 trường học công lập, 05 trường tư thục trong đó mầm non có 22 trường có với tổng số 8179 học sinh, tiểu học có 16 trường với tổng số 10777 học sinh, trung học THCS có 17 trường và 01 trường có nhiều cấp học với 6544 học sinh. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, số trẻ mầm non huy động đến trường là 8179 trẻ, Trẻ 6 tuổi hoàn thành chương trình vào mẫu giáo lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ học sinh tiểu học được học từ 8 đến 10 buổi/tuần đạt 100%; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; Học sinh hoàn thành
chương trình tiểu học vào lớp 6 là 2014 em đạt 100%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 1483/1484 em đạt 99,3%; số học sinh trúng tuyển vào lớp 10THPT các loại hình là 1430/1483 đạt 96,4%. Có 16/18 giáo viên THCS, 16/19 giáo viên TH, 25/28 giáo viên mầm non đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; có 11 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tình. Có 186 học sinh THCS đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố, 35 học sinh THCS đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Các nhà trường đều được đầu tư xây dựng kiên có cao tầng, cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học mỗi năm đều được đầu tư. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt kết quả tiến bộ, đến nay thành phố có 32 trường đạt chuẩn Quốc gia.
2.1.2. Khái quát về các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
* Trường THCS Nguyễn Tất Thành mới được thành lập từ năm 2011 với tiêu chí đào tạo những học sinh tiêu biểu của bậc THCS thành phố Hưng Yên. Nhà trường hiện có 26 cán bộ giáo viên đều là giáo viên có trình độ chuyên môn tốt với quy môn năm học 2019-2020 là 8 lớp (2 lớp/khối) và 314 học sinh. Dự kiến 2025 nhà trường sẽ phát triển quy mô lên 16 lớp (4 lớp/khối) với 640 học sinh. Nhà trường luôn hướng tới việc đào tạo học sinh với chương trình học đa diện, đồng thời kích thích để học sinh phát triển các kỹ năng tư duy độc lập, thái độ tích cực đối với cuộc sống và khao khát kiến thức, đam mê, sáng tạo trong học tập và công việc; hướng tới khả năng tự học và hướng các em đến học tập suốt đời. Vì vậy, nhà trường xác định việc trang bị cho học sinh kiến thức, khả năng tư duy và kỹ năng toàn điện, một tầm nhìn hiện đại, bao quát và hơn tất cả là tiêu chuẩn đạo đức cao, để các em phục vụ tốt hơn cho cuộc sống, gia đình, xã hội và đất nước trong tương lai.
* Trường THCS Lê Lợi được thành lập năm 1992, tiền thân là trường Chuyên Văn Toán, thuộc phường trung tâm thành phố với mật độ dân số đông, dân cư có điều kiện kinh tế và dân trí cao. Đây là ngôi trường giàu truyền thống với đội ngũ giáo viên đầy kinh nghiệm và chất lượng chuyên môn tốt. Trong 27 năm qua, với sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò nhà trường, trường THCS Lê Lợi đã không ngừng lớn mạnh, luôn cố gắng trong hoạt động dạy và học cũng như
trong các hoạt động xã hội do các cấp các ngành phát động. Hiện nay trường có 18 lớp với 738 học sinh.
* Trường THCS Lam Sơn được thành lập năm 1962, thuộc phía tây của thành phố Hưng Yên. Trong suốt những năm qua đội ngũ giáo viên nhà trường luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và năm 2010 trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay trường có quy mô 12 lớp với 423 học sinh.
* Trường THCS Phú Cường được thành lập vào năm 1965, thuộc Bắc của thành phố Hưng Yên. Với đặc điểm là xã vùng bãi (ngoài Đê sông Hồng) điều kiện kinh tế và dân trí còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngay từ khi được thành lập đến nay, tập thể nhà trường luôn cố gắn vượt lên khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay trường đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất với quy mô 10 lớp, 376 học sinh.
* Trường THCS Phương Chiểu thành lập từ năm 1960, thuộc phía Nam của thành phố với đặc điểm là địa bàn là xã thuần nông và trồng cây đặc sản đặc trưng. Với điều kiện dân cư có kinh tế trung bình, dân cư có truyền thống hiếu học. Hơn 58 năm qua trường THCS Phương Chiểu đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố. Hiện giờ trường có quy mô 8 lớp với 279 học sinh.
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học, quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
350 khách thể, trong đó là cán bộ quản lý (Cán bộ QL phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn); 30 giáo viên thuộc tổ Tự nhiên và 300 học sinh khối 8,9 thuộc 3 trường THCS công lập (Trường THCS Nguyễn Tất Thành; THCS Lê Lợi; THCS Phương Chiểu) thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm và dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát.
Kết quả khảo sát được xử lý như sau:
- Tính tỉ lệ%
Số lượng ý kiến (theo mức độ) | 100 |
Số khách thể |
Có thể bạn quan tâm!
- Trải Nghiệm, Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên
- Hình Thức Dạy Học Trải Nghiệm Môn Tự Nhiên Ở Trường Thcs
- Chỉ Đạo Triển Khai Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Về Nội Dung Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng Yên
- Đánh Giá Của Học Sinh Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên Về Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khtn
- Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
- Tính điểm trung bình.
+ Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau: Quan trọng; Thường xuyên; Ảnh hưởng = 3 điểm; Ít quan trọng; Thỉnh thoảng; tương đối ảnh hưởng = 2 điểm; không thực hiện; Không quan trọng; Chưa thường xuyên; Không ảnh hưởng = 1 điểm.
Dựa vào điểm trung bình ( X), chúng tôi qui ước:
Nếu 1,00 ≤ X≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp;
Nếu 1,68 ≤
Nếu 2,35 ≤
X≤ 2,34: Mức độ đánh giá trung bình;
X≤ 3,0: Mức độ đánh giá cao.
+ Các câu hỏi thiết kế theo 05 phương án lựa chọn với mức đánh giá như sau: Tốt = 5 điểm; Khá = 4 điểm; trung bình = 3 điểm; Yếu = 2 điểm; kém
= 1 điểm.
2.3. Thực trạng về dạy học trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS
* Nhận thức của BCQL, GV các trường THCS thành phố Hưng Yên tầm
quan trọng của DHTN môn KHTN
Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS
Nội dung | Ý kiến đánh giá | Điểm TB | Thứ bậc | ||||||
Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học tập đúng đắn cho học sinh | 20 | 40 | 30 | 60 | 0 | 0 | 2.4 | 3 |
2 | Tăng tính hấp dẫn, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập | 25 | 50 | 25 | 50 | 0 | 0 | 2.5 | 2 |
3 | Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập | 32 | 62 | 18 | 36 | 0 | 0 | 2.64 | 1 |
4 | Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành như: Sinh học, Vật lý, Hoá học | 17 | 34 | 33 | 66 | 0 | 0 | 2.34 | 4 |
5 | Gắn kết giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học | 15 | 30 | 35 | 70 | 0 | 0 | 2.3 | 5 |
Trung bình chung | 2.43 |
Nhìn vào kết quả bảng 2.1 cho thấy: Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường
THCS ở mức độ cao ( X= 2.43). Tuy nhiên mức điểm đánh giá về các nội dung
trong bảng có sự khác nhau cụ thể như:
- Nội dung được đánh giá mức độ cao gồm: Nội dung 3, 2, 1 (với điểm
trung bình lần lượt là:
X= 2.64;
X= 2.5;
X= 2.4).
Qua kết quả khảo sát cho thấy. Đa số cán bộ, giáo viên được khảo sát đã nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm sẽ góp phần phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Môn KHTN là môn học bắt buộc của bậc THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới với cách tiếp cận hướng vào năng lực học sinh, để phát triển năng lực học sinh thì ngoài việc đổi mới nội dung, chương trình, cần thiết phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Dạy học trải nghiệm làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu khoa học, thích khám phá, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chính vì vậy có hơn một nửa số người được khảo sát cho rằng nội dung “Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập " rất quan trọng xếp thứ bậc 1.
- Nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm: Nội dung 4, 5 (với điểm
trung bình lần lượt là:
X= 2.34;
X= 2.3). Qua kết quả khảo sát cho thấy: Còn
một bộ phận CBQL và GV chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm. Một số CBQL, GV cho rằng dạy học trải nghiệm môn KHTN ít quan trọng trong việc “Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học tập đúng đắn cho học sinh”; với 60% tổng số ý kiến của CBQL; GV. Với vai trò “Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên không tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành như: Sinh học; Vật Lý; Hoá học" có 66% ý kiến là ít quan trọng. Nội dung được cho là ít quan trọng hơn cả là vai trò “Gắn kết giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học”, với điểm trung bình là 2.3.
Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL và GV trong các nhà trường
về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
* Nhận thức của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên tầm quan trọng của DHTN môn KHTN
Để khảo sát nhận thức của HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 2), kết quả được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN ở trường THCS
Nội dung | Ý kiến đánh giá | Điể m TB | Thứ bậc | ||||||
Quan trọng | Ít quan trọng | Không quan trọng | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học tập đúng đắn cho học sinh | 202 | 67.3 | 93 | 31.0 | 5 | 1,7 | 2.65 | 3 |
2 | Tăng tính hấp dẫn, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập | 238 | 79.3 | 60 | 20.0 | 2 | 0.67 | 2.78 | 1 |
3 | Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập | 220 | 73.3 | 73 | 24.3 | 7 | 2.33 | 2.71 | 2 |
4 | Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành như: Sinh học, Vật lý, Hoá học | 201 | 67.0 | 88 | 29.3 | 10 | 3.03 | 2.63 | 4 |
5 | Gắn kết giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học | 189 | 63.0 | 101 | 33.67 | 10 | 3,03 | 2.59 | 5 |
Trung bình chung | 2.67 |
Kết quả bảng 2 cho thấy, nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn KHTN là cao hơn của CBQL, GV ở tất cả các nội dung. Tuy nhiên có sự trùng lặp với CBQL, GV đó là đánh giá về thứ tự vai trò của các nội dung từ 1 cho đến 5.