Đánh Giá Của Học Sinh Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên Về Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Trải Nghiệm Môn Khtn

thực hiện nhiều trong quá trình DH, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện, hình thức. Hình thức này bước đầu đã tạo ra sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường”.

- Hình thức được đánh giá ở mức trung bình gồm: Hình thức 2, 3, 4,5, 6

(với điểm trung bình lần lượt là:


X= 2.24;


X= 2.0;


X= 1.8; 2.1; 2.1). Hình thức

mà GV cho rằng ít thực hiện nhất là hình thức sản xuất thử với điểm trung bình

1.8. Với hình thức này không có GV viên nào đánh giá ở mức độ thường xuyên, mà 80% GV cho là thỉnh thoảng mới dùng, có 20% GV cho rằng mình chưa sử dụng hình thức này trong dạy học trải nghiệm môn KHTN. Với lý do là điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường rất khó có thể thực hiện được.

Để tìm hiểu thêm về hình thức “Tham quan, dã ngoại”, chúng tôi đã trao đổi với cô B.T.N trường THCS Phương Chiểu thầy chia sẻ "Đây là hình thức mà các nhà trường trên địa bàn thành phố Hưng Yên ít áp dụng vì để tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại thì phải có kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức tuy nhiên hiện nay trong các nhà trường thì vấn đề về kinh phí tổ chức cho các hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm nói chung là rất còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động TN nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Hơn nữa khi tổ chức cho HS ra khỏi phạm vi nhà trường cũng có nhiều vấn đề phức tạp liên quan, vì thế các trường ít khi thực hiện hình thức này.

- Hình thức “Hình thức thí nghiệm”, trao đổi với cô N.T.T.Tr cán bộ quản lý trường THCS Nguyễn Tất Thành, cô chia sẻ "Đây là hình thức mà các nhà trường trên địa bàn thành phố Hưng Yên cũng ít áp dụng vì dụng cụ thí nghiệm của các nhà trường còn hạn chế, GV cũng chưa thành thạo sử dụng các thí nghiệm nên nhiều GV ngại không sử dụng. Chỉ có 1 số nội dung có thể làm thí nghiệm đơn giản, thì GV hay sử dụng”.

Nhìn chung, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên qua điều tra chúng tôi nhận thấy đã thực hiện nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên mức độ thực hiện đối với từng hình thức là

không đồng nhất, có hình thức cao, hình thức thực hiện trung bình và có cả những hình thức còn thực hiện rất thấp.

* Đánh giá của HS các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng hình thức DHTN môn KHTN

Để tìm hiểu thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên chúng sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 2), kết quả được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh các trường THCS thành phố Hưng Yên về thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN


STT


Hình thức

Mức độ thực hiện


Điểm TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hình thức thực hành

53

17.67

247

82.3

0

0

2.17

1

2

Hình thức thí nghiệm

21

7.0

279

93.0

0

0

1.86

3

3

Hình thức tham quan dã ngoại

0

0

300

100

0

0

2.0

2

4

Hình thức sản xuất thử

0

0

55

18.3

245

81.67

1.18

6

5

Hình thức tổ chức trò chơi

0

0

257

85.67

43

14.3

1.85

4

6

Hình thức học theo dự án

0

0

232

77.3

68

22.67

1.77

5

Trung bình chung

1.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên - 9

Kết quả bảng 2,8 cho thấy, đánh giá của HS về các hình thức DHTN môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hứng Yên ở mức độ trung bình, điểm chung là 1.8. Tuy nhiên với các hình thức dạy học mức độ đánh giá của các em cũng thể hiện sự không đồng đều. Hình thức mà các em đánh giá là thường xuyên sử dụng nhiều hơn cả, và với số ý kiến là 53 bằng 17.67 %, điểm trung bình là

2.17. Hình thức mà các em cho rằng GV chưa sử dụng thường xuyên là Tham quan, dã ngoại; Hình thức sản xuất thử; tổ chức trò chơi; Dự án. Trong đó hình thức sản xuất thử là hình thức nhiều ý kiến cho là chưa sử dụng bao giờ (245 ý kiến bằng 81.67%). Điều này cho thấy:

Nhìn chung, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên qua điều tra chúng tôi nhận thấy đã thực hiện nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên mức độ thực hiện đối với từng hình thức là không đồng nhất, có hình thức cao, hình thức thực hiện trung bình và có cả những hình thức còn thực hiện rất thấp.

2.3.3. Thực trạng về hứng thú học tập trải nghiệm môn Khoa học Tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng kết quả học tập trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 2), kết quả được thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Tự đánh giá của HS các trường THCS thành phố Hưng Yên về hứng thú học tập trải nghiệm môn KHTN


STT


Nội dung

Ý kiến đánh giá


Điểm TB


Thứ bậc

Rất

hứng thú

Hứng thú

Không

hứng thú

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá

học các chất


126


42.0


136


45.3


38


12.7


2.29


2


2

Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị

và tiến hoá.


130


43.3


146


48.7


24


8.0


2.35


1


3

Năng lượng và sự biến đổi:

năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động.


104


34.7


156


52.0


40


13.3


2.21


3


4

Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình

sinh - địa - hoá, Sinh quyển


78


26.0


80


30.0


132


44.0


1.82


4

Trung bình chung

2.27

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy: Đánh giá chung của học sinh về mức độ hứng thú khi tham gia các chủ đề trong học tập trải nghiệm môn KHTN thuộc mức độ trung bình ( X= 2.27).

Nội dung được đánh giá mức độ cao gây hứng thú nhất với học sinh khi

tham gia các chủ đề trong học tập trải nghiệm môn KHTN là: Nội dung 2 “Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá” với

điểm trung bình X= 2.35. Nội dung này gây hứng thú nhất với học sinh bởi vì

nội dung học tập liên quan đến môi trường gần gũi xung quanh các em, các em được chứng kiến hành ngày, thậm chí những nội dung về con người và sức khoẻ còn là những biểu hiện của chính bản thân các em. Vì vậy các em có hứng thú và tích cực khi tham gia các nội dung về chủ đề này.

Còn lại các nội dung trong bảng được đánh giá mức độ trung bình là: Nội

dung 1, 2, 4 (với điểm trung bình lần lượt là:


X= 2,29;


X= 2,21;


X= 1.82). Kết

quả khảo sát nêu trên cho thấy học sinh có hứng thú nhất định đối việc tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm môn KHTN, tuy nhiên mức điểm đánh giá chưa cao, tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết một số nội dung chưa gây được hứng thú cho học sinh do nội dung còn chưa gần gũi với các em, còn khó đối với nhận thức với lứa tuổi học sinhTHCS, đặc biệt là chủ đề về “Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển” giáo viên rất khó có thể tổ chức dạy học trải nghiệm chủ đề này cho học sinh, mà mới chỉ dừng lại ở việc cho học sinh xem một số hình ảnh, tư liệu liên quan đến chủ đề dạy học, vì vậy học sinh ít có hứng thú với nội dung này.

2.4. Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

2.4.1. Lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học sơ cơ thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5, Phụ lục 1, để điều tra trên đội ngũ CBQL, GV. Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


ST T


Nội dung lập kế hoạch quản lý HĐDH môn TN&XH

Mức độ kết quả


ĐT B


Thứ bậc


Tốt

Kh á

Trun g

bình

Yế u

Ké m

1

Xây dựng kế hoạch DHTN môn

KH Tự nhiên theo năm học

0

31

19

0

0

3.62

1

2

Xây dựng kế hoạch dạy học TN

môn KHTN theo học kỳ

0

28

22

0

0

3.56

4

3

Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt

động dạy học TN môn KHTN

0

29

21

0

0

3.58

3

4

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy

học môn KHTN

0

27

23

0

0

3.54

5

5

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

giáo viên dạy môn KHTN

0

30

20

0

0

3.6

2

6

Kế hoạch xây dựng chuyên đề

môn môn KHTN theo năm học

0

26

24

0

0

3.52

6

7

Kế hoạch phát triển chương trình

môn học môn KHTN theo năm học

0

25

25

0

0

3.5

7

ĐTB chung

3.56


Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy, thực trạng lập kế hoạch quản lý HĐDH môn TN&XH ở các trường TH được đánh giá ở mức khá, ĐTB = 3.56. Mức độ đánh giá giữa các nội dung sự chênh lệch là thấp.

Nội dung thực hiện được đánh giá điểm trung bình cao nhất là: “Xây dựng kế hoạch DH môn KHTN theo năm học”, xếp thứ 1, ĐTB= 3.62 và “Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên” xếp thứ 2, ĐTB= 3.6. Nội dung ĐTB thấp nhất là “kế hoạch phát triển chương trình môn KHTN theo năm học”

Kết quả trên là đáng mừng, bởi thực hiện tốt các nội dung xây dựng kế

hoạch là bước khởi đầu, cơ sở quan trọng giúp cho CBQL tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, tổ chức DH môn KHTN ở trường THCS. Nâng cao hơn nữa việc lập kế hoạch để đạt hiệu quả cao trong trong quản lý hoạt động DH nói chung và QL hoạt động DH môn KH Tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục mới là cần thiết. Qua đây cũng cho thấy, CBQL các trường THCS Thành phố Hưng Yên cũng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, vì thế công tác bồi dưỡng đội ngũ GV luôn được các nhà trường quan tâm, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dạy học.

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành trò chuyện với cô N.T.Q.D trường THCS Nguyễn Tất Thành cô cho biết: “Đội ngũ GV là lực lượng có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường, chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường trước tiên cần quân tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đảm bảo đủ về số lượng và chuẩn về chất lượng. Trong giai đoạn đổi mới giáo dục như hiện nay, khi chương trình GDPT mới đi vào triển khai, chúng tôi thực sự rất lo lắng, sợ rằng có nhiều vấn đề GV chưa quen, chưa biết cách làm, vì vậy mục tiêu trong kế hoạch của nhà trường 2 năm học gần đây, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng GV, trong đó có bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học trải nghiệm”.

Điều này thêm một lần nữa khẳng định sự quan tâm và lo lắng của cán bộ quản lý về việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, về năng lực của đội ngũ GV nhà trường, đó cũng chính là sự chuẩn bị chu đáo để thực hiện hiệu quả hoạt động DH nói chung và hoạt động DH môn KHTN nói riêng theo chương trình GDPT mới một cách hiệu quả.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên


Stt

Nội dung tổ chức thực hiện DHTN môn KHTN

Mức độ kết quả


ĐTB

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

1

Phân công BGH phụ trách

chuyên môn

0

21

29

0

0

3.42

4

2

Kiện toàn tổ chuyên đảm bảo

theo đúng yêu cầu quy định

0

28

22

0

0

3.56

1


3

Phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, môi liên hệ ràng buộc giữa các thành viên

trong Tổ chuyên môn


0


24


26


0


0


3.48


3


4

Tổ chức phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào hoạt động DHTN môn

KHTN


0


14


36


0


0


3.28


6


5

Tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN theo đúng chương trình môn học

quy định


0


25


25


0


0


3.5


2

6

Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy

học trải nghiệm môn KHTN

0

20

30

0

0

3.40

5

ĐTB chung

3.44


Qua kết quả bảng 2.11 cho thấy, việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm môn. KHTN ở các trường THCS thành phố Hưng Yên cũng đã được CBQL, GV nhà trường quan tâm thực hiện sát sao, các nội dung tổ chức ở mức độ khá, ĐTB= 3,44.

Kết quả bảng trên cũng cho thấy nội dung nội dung đầu tiên mà CBQL các trường THCS thành phố Hưng Yên quan tâm để làm tốt công tác tổ chức và là điều kiện để quản lý có hiệu quả hoạt động DH nói chung và DHTN môn KHTN

nhiên nói riêng chính là kiện toàn cơ cấu tổ chuyên môn xếp thứ nhất

“Kiện toàn tổ chuyên môn theo đúng yêu cầu quy định”, ĐTB= 3.56. Tiếp đến đứng ở vị trí thứ 2 và 3 là nội dung: “Phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, môi liên hệ ràng buộc giữa các thành viên trong Tổ chuyên môn” và “Tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn KHTN theo đúng chương trình môn học quy định”. Trên thực tế có thể thấy, hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường gắn liền với tổ chuyên môn. Chức năng quan trọng của tổ chuyên môn là tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học. Chính vì vậy, việc kiện toàn tổ chuyên môn là nhiệm vụ đầu mỗi năm học các trường cần thực hiện, sau khi kiện toàn xong nhân sự của tổ thì vấn đề phân công nhiệm vụ cho giáo viên đảm bảo phù hợp với uy tín và năng lực cũng là vấn đề các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm.

Trên thực tế cho thấy, tổ chức và quản lý là 2 mặt của một chức năng kép, nếu làm tốt công tác tổ chức, là cơ sở để quản lý tốt, ngược lại muốn quản lý tốt thì phải làm tốt công tác tổ chức. Vì thế các bộ quản lý các trường THCS thành phố Hưng Yên đã nhận thức đúng vấn đề này, nên học đã đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện tốt công tác tổ chức trong quản lý hoạt động dạy học nói chung và DHTN môn KHTN nói riêng.

Nội dung được CBQL,GV các trường THCS thành Phố Hưng Yên đánh giá với ý kiến mức độ trung bình là 14/50, xếp loại ĐTB 3.28, thứ bậc thấp nhất trong các nội dung chính là “Tổ chức phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào hoạt động DH”.

Hoạt động giáo dục nhà trường chỉ đạt hiệu quả toàn diện khi phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt là với gia đình học sinh. Tuy nhiên trong số các nội dung tổ chức thực hiện thì nội dung này tự cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Hưng Yên đánh giá là thấp hơn cả, mặc dù điểm trung bình vẫn là 3.28.

Như vây, mặc dù thứ bậc khác nhau, nhưng sự chênh lệch điểm số giữa các nội dung là không nhiều. Kết quả cũng cho thấy CBQL, GV các nhà trường THCS đã quan tâm và bước đầu triển khai có hiệu quả công tác tổ chức hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023