Nhà Trường Trung Học Phổ Thông Việt Nam Hiện Nay

Nghđòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và tính sáng tạo.

Với đặc điểm lao động như trên, năng lực, phẩm chất, trình độ của GV có ảnh hưởng rất lớn đến dạy học và QLDH.

*) Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS

Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS có ảnh hưởng nhất định đến việc dạy học theo quan điểm phân hoá.

HS học tập tốt nhất khi :

+ Có nhu cầu học.

+ Hiểu rõ mục tiêu của bài học, mục tiêu của khóa học; thấy ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm của bản than.

+Có thể tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình học tập.

+ Động cơ học tập tích cực, đặc biệt từ bên trong bản thân (lòng tự trọng, mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống,..).

+ Khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

công việc.

1.6.2 Các yếu tố khách quan

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 10

*) Chính sách chủ trương về dạy học phân hoá

Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng; các văn bản chỉ thị của ngành GD-ĐT đã được các cấp QL cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện, như:

Từ năm 1979, trong nghị quyết của Bộ chính trị BCH TW Đảng khóa IV đã nhấn mạnh: “Nội dung giáo dục ở trường phổ thông mang tính toàn diện và kỹ thuật tổng hợp nhưng có chú ý đến việc phát huy sở trư ờng và năng khiếu cá nhân”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa VII (1993) về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo” xác định một trong những chủ trương, chính sách và giải pháp lớn là: “Hình thành bậc trung học mới chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên và đa số tốt nghiệp có thể vào

đời, giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp…”

Chiến lược phát triển GD &ĐT đến năm 2010 của Chính phủ đã xác định một trong những mục tiêu của GD&ĐT là “Mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới một xã hội học tập”.

*) Chương trình giáo dục

Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Ở cấp THPT có 8 môn học có nội dung nâng cao (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ). Chương trình chuẩn và chương trình nâng cao của 8 môn học này được trình bày trong văn bản chương trình cấp THPT.[22]

*) Nội dung dạy học

Nội dung dạy học là đối tượng lĩnh hội của HS trong quá trình học tập, bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo; kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và các chuẩn mực kiến thức, kỹ năng, tình cảm và thái độ…được xác định trong chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin khác. Nội dung dạy học phải gắn với mục tiêu đào tạo; đảm bảo các yêu cầu về lý thuyết và thực hành, đặc biệt phải rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

*) Phương pháp dạy học

Khái niệm phương pháp được hiểu một cách chung nhất là cách thức hành động (hoạt động) hướng tới đạt được những mục tiêu, mục đích đã định. PPDH được hiểu là cách thức tổ chức hoạt động của người dạy (thầy) và

người học (trò) nhằm hình thành và phát triển ở người học các kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và phát triển nhân cách nghề nghiệp trong quá trình đào tạo. Là một nhân tố cấu thành quá trình dạy học, các PPDH góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình đào tạo trong thực tế theo các yêu cầu được xác định trong mục tiêu đào tạo.[30, tr 199, 200].

Người thầy giáo biết hướng dẫn, tổ chức tốt cho HS học tập theo phương pháp dạy học tích cực sẽ là điều kiện để HS phát triển tính sáng tạo và có điều kiện để phát triển năng lực của mình. Ngược lại, nếu chỉ cung cấp tri thức một chiều từ GV, sẽ làm cho quá trình dạy học thụ động, HS tiếp thu tri thức một cách máy móc, không phát huy được nội lực của bản thâ n.

*) Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Để đảm bảo việc dạy học phân hoá, điều kiện dạy học thực tế của trường phải gắn liền với các yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất như phải có phòng học bộ môn kèm theo thiết bị nghe nhìn, kết nối mạng,…Phải có thư viện nhà trường với đầy đủ các sách tham khảo cho việc dạy và học các bộ môn khác nhau.

*) Điều kiện của gia đình và địa bàn xã hội

Truyền thống văn hoá, môi trường và cách cư xử đạo đức, nhân ái của mỗi gia đình đều tác động mạnh mẽ đến bản thân H S, đồng thời là tác nhân thúc đẩy (và có thể là kìm hãm) động cơ, phương pháp và thái độ học tập của chúng. Do vậy, việc tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh HS giúp GV chủ nhiệm có thể tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với mỗi thành viên của lớp mình; động viên cha mẹ HS tích cực tham gia công việc GD ở trường và ở gia đình; giúp cha mẹ HS phương pháp GD và theo dõi con cái ở nhà; giúp cha mẹ HS hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường và việc học tập, rèn luyện của c on cái họ để họ tổ chức cho HS học tập, lao động, giải trí và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

*) Chất lượng đầu vào

Chất lượng tuyển sinh đầu vào của HS cũng là yếu tố quan trọng ảnh ởng đến chất lượng đào tạo.

*) Áp lực thi cử và bệnh vị thành tích trong giáo dục.

Đáng lo ngại là hiện nay trong xã hội ta bệnh học từ chương khoa cử còn ảnh hưởng nhiều. Áp lực học để thi, thi phải đỗ đã đè nặng lên tâm lý Hiệu trưởng, người dạy, người học, vì thế người học hầu như không được học theo nhu cầu, năng lực và nguyện vọng của mình, người dạy không thể đáp ứng theo nhu cầu, nguyện vọng của người học.

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã đi sâu phân tích và hệ thống hoá một số khái niệm chủ yếu có liên quan đến đề tài. Đó là: Quản lý, QL nhà trườn g, QL dạy học, Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa; Đặc điểm người quản lý; Dạy học phân hoá; các cơ sở của DH theo quan điểm DHPH…

Theo quan điểm DHPH, DH phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, nhằm hướng tới đáp ứng tốt nhất lợi ích của người học, k huyến khích tối đa tiềm năng của mỗi người để đạt kết quả học tập cao nhất so với khả năng và điều kiện của họ. Vì vậy, trong quản lý Hiệu trưởng phải biết vận dụng sáng tạo các chức năng QL; phải nhận thức được đội ngũ GV là nguồn lực quan trọng nhất, phải hiểu được những đặc điểm về nhân cách của HS THPT; phải nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng sư phạm - xã hội trong và ngoài nhà trường về quan điểm dạy học này; phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn, GV tăng cường tr ách nhiệm với nghề nghiệp của GV, tổ chức cho GV cam kết chất lượng qua các hợp đồng và phải kiểm soát được cam kết chất lượng đó; tạo điều kiện hỗ trợ cho dạy học theo quan điểm DHPH…

QLDH theo quan điểm DHPH là khơi dậy, phát huy nội lực tự học của người học và khơi dậy, phát huy được lòng yêu nghề, trách nhiệm

với nghề nghiệp của người dạy để dạy tốt, học tốt, tạo ra khát vọng và năng lực tự học suốt đời của người học. Nội dung QLDH theo quan điểm DHPH cần bám sát vào bốn chức năng quản lý và tập trung vào nâng cao nhận thức về DH theo quan điểm DHPH; QL việc thực hiện chương trình dạy học; QL hoạt động dạy của GV; QL hoạt động học của HS và QL các khâu hỗ trợ hoạt động DH theo quan điểm dạy học phân hóa.

Trong QLDH theo quan điểm DHPH đặc biệt cần chú ý đến việc thiết kế chương trình dạy học chi tiết phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng /năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức độ khó, nhịp độ và hình thức học tập của HS một cách phù hợp. Sau khi có kết quả đánh giá đầu vào của HS, nội dung, quá trình, sản phẩm (kết quả) có thđược thay đổi để HS có cơ hội phát triển đến trình độ cao hơn, tức là tối ưu hoá sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân.

Từ kết quả đánh giá năng lực và cách học của HS, GV, CBQL lập ma trận phù hợp với nội dung cho phép HS tiếp nhận kiến thức phù hợp, tương tác với học liệu theo yêu cầu nhằm tạo ra sản phẩm có thể đạt chuẩn/ những kỳ vọng của đầu ra.

Bên cạnh đó trong QLDH theo quan điểm DHPH cần quan tâm đến môi trường sư phạm, GV chuyển từ sư phạm quyền uy sang sư phạm hợp tác. Đây chính là những điểm khác biệt giữa QLDH theo quan điểm DHPH với QLDH nói chung.

Cơ sở lý luận về DH và QLDH theo quan điểm DHPH là căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm DHPH cũng như tìm ra các biện pháp QLDH theo quan điểm DHPH ở trường THPT Việt Nam hiện nay. Vấn đề này chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

2.1. Nhà trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay

Tính liên thông giữa trung học phổ thông với trung học chuyên nghiệp và trung học nghề ngày càng trở thành yêu cầu và xu thế tất yếu. Trường trung học phổ thông có nhiệm vụ kép: chuẩn bị cho học sinh vào đời và tiếp tục học lên đại học hoặc các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Nếu trường THPT chuẩn bị tốt cho học sinh thì các em có thể lựa chọn một cách thuận lợi, thích hợp con đường của mình, đáp ứng yêu cầu phát triển bản thân và phát triển xã hội.

Do sự phát triển mạnh mẽ về quy mô giáo dục, hiện nay hầu hết các huyện đều có trường THPT (có huyện có đến 3, 4 trường THPT). Nhìn chung các trường THPT có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Người dạy là người có trình độ cao, đây là điều kiện để họ không những thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục của nhà trường mà còn phát huy tác dụng nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

+ Hoạt động giáo dục trong nhà trường được thự c hiện theo nguyên tắc chuyên môn hóa. Như vậy giáo viên được làm việc phù hợp với khả năng, sở trường của mình, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

+ Học sinh có độ tuổi từ 15 đến 17. Đây là những thanh thiếu niên đang ở trong giai đoạn phát triển manh về tâm sinh lý: các em cũng đã bắt đầu có nhu cầu tự khẳng định ở lứa tuổi này, các em có hoài bão, mơ ước được thành đạt, được đóng góp xứng đáng cho gia đình và xã hội. Trong nhà trường, các em đồng thời vừa là đối tượng giáo dục , vừa là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện sức mạnh về tâm hồn, thể chất và trí tuệ. Ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em

có thể có những đóng góp tích cực, thiết thực vào sự phát triển ki nh tế - xã hội của địa phương. [53]

Nhà trường phổ thông đã và đang có mục tiêu giáo dục, hình thành định hướng giá trị cuộc sống cho HS. Hiện nay HS các cấp học phổ thông đều được nhận xét đánh giá theo 2 mặt: Hạnh kiểm và học lực, vì vậy việc định hướng giá trị cho các em được hướng vào giá trị đạo đức - lối sống và giá trị học tập.

Tuổi thanh niên học sinh THPT (trước 18 tuổi) là lứa tuổi có nhân cách đang hình thành chuẩn bị đạt độ nhân cách công dân, ngoài định hướng các giá trị trên, các em có thêm định hướng giá trị mới đó là định hướng giá trị nghề nghiệp trong tương lai (lập thân, lập nghiệp).[39]

2.2. Thực trạng QLDH theo quan điểm DHPH ở trường THPT hiện nay

Để đánh giá thực trạng QLDH theo quan điểm DHPH hiện nay ở các trường THPT, tác giả đã xây dựng ba bộ phiếu hỏi (bộ phiếu hỏi HS, bộ phiếu hỏi CBQL và bộ phiếu hỏi GV trực tiếp tại trường). Ngoài phần thông tin cá nhân của những người trả lời, mỗi bộ phiếu hỏi tập trung vào các lĩnh vực như: nhận thức về quan điểm DHPH; việc thực hiện dạy học theo quan điểm DHPH hiện nay ở một số trường THPT; việc quản lý dạy học theo quan điểm DHPH.

Địa bàn khảo sát gồm 9 tỉnh, thành phố đại diện cho nhiều vùng miền trên c nước. Đó là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh.

Thời gian khảo sát, tháng 5/2009 và tháng 4/2010. Số CBQL được khảo sát là 180 người, số GV được khảo sát là 688 người và số HS được khảo sát là 500 em, đối tượng là HS khối 11, 12 trường THPT của các tỉnh ở cả thành thị và nông thôn.

Để làm rõ thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm DHPH phải bắt đầu từ việc làm sáng tỏ thực trạng dạy học theo quan điểm DHPH. Vì vậy, trước tiên tác giả đi khảo sát thực trạng dạy học theo quan điểm DHPH hiện nay ở các trường THPT.

Phần dưới đây là những thông tin thu được qua khảo sát.

2.2.1. Vài nét vthực trạng DH theo quan điểm DHPH ở các trường THPT hiện nay

2.2.1.1.Thực trạng về thực hiện nội dung chương trình, SGK hiện hành

Chương trình dạy học là văn bản có tính chất pháp lệnh nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện qua khảo sát (phụ lục 1.1. và phụ lục 1.2), có một số ý kiến như sau:

Về phía HS, qua khảo sát (phụ lục 1.1): có 60% số HS được hỏi ý kiến cho rằng nội dung SGK còn có chỗ chưa phù hợp vớ i trình độ của HS; 48% cho rằng kiến thức lí thuyết đôi chỗ chưa phù hợp với bài tập; 36% cho rằng tỉ lệ phân bố giữa lí thuyết và bài tập chưa hợp lí.

Về phía GV, qua khảo sát (phụ lục 1.2): có 32% số GV được hỏi cho rằng nội dung chương trình, SGK phù hợ p với trình độ phát triển của HS và phù hợp với trình độ của GV. 08% cho rằng nội dung SGK phù hợp với điều kiện CSVC của nhà trường; 20% nội dung SGK phù hợp với phân phối thời lượng dạy học nội dung đó.

Về mức độ cần thiết phải áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, đặc điểm vùng miền, phù hợp với năng lực nhận thức, điều kiện hoàn cảnh...của HS, có 52% số GV trả lời rất cần, 28% trả lời cần và 4% trả lời không cần.

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát như trên cho thấy, nội dung chương trình, SGK đôi chỗ chưa phù hợp với năng lực, trình độ của HS, chưa phù hợp với CSVC của nhà trường, phân phối thời lượng dạy học của một s ố nội dung dạy học chưa phù hợp .

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí