luật có dựa vào kết quả giảng dạy, đánh giá của cơ quan quản lý và nhận xét của HS, phụ huynh HS).
1.5.3.5. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học theo quan điểm DHPH đó là tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm tru ng tâm, là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả. Trên thực tế HS đa dạng, khác nhau. Để đạt được mục tiêu dạy học phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh, sức khoẻ, giới tính...của HS, từ đó sẽ tạo ra cho HS hứng thú học tập, yêu thích môn học, khắc phục tâm lí chán nản của HS trong học tập.
Để đảm bảo được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng dạy học hướng vào người học , người hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:
+ Đổi mới nhận thức của CBQL và GV, xác định đổi mới PPDH là phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS, tránh áp đặt. Phải làm từng bước tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương…
+ Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng khuyến khích sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học; động viên và tạo điều kiện cho GV tự làm đồ dùng dạy học; tăng dần việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; từng bước tổ chức các phòng học bộ môn…
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp dạy học tích cực có liên quan nhiều đến kĩ thuật dạy học theo quan điểm DHPH sao cho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, hoàn cảnh gia đình của HS. Thực chất của việc đổi mới PPDH là sự phối hợp linh hoạt và ăn khớp các PPDH sao cho phù hợp với nội dung, đặc điểm của người học và điều kiện thực hiện. …
+ Chỉ đạo thực hiện các giờ thao giảng thể hiện về lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm DHPH. Tổ chức rút kinh nghiệm các tiết học theo quan điểm DHPH và nhân rộng hình thức thao giảng với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả hình thức tổ chức dạy học theo qu an điểm này trong toàn trường.
+ Khuyến khích, tôn vinh những cá nhân thực hiện tốt việc DH theo quan điểm DHPH, có các biện pháp hành chính, tâm lí và kinh tế để thúc đẩy GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS; đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng GV.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Dạy Học Theo Quan Điểm Dhph Trong Nhà Trường
- Tư Tưởng Chủ Đạo Của Dạy Học Theo Quan Điểm Dhph
- Quản Lý Việc Thực Hiện Nội Dung Chương Trình Theo Tinh Thần
- Nhà Trường Trung Học Phổ Thông Việt Nam Hiện Nay
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Nhận Thức, Cũng Như Mức Độ Thực Hiện Dh Theo Quan Điểm Dhph Ở Trường Thpt Hiện Nay
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Nhận Thức, Cũng Như Mức Độ Thực Hiện Dh Theo Quan Điểm Dhph Ở Trường Thpt Hiện Nay.
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
1.5.3.6. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
Trong thực tiễn, tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên và phát hiện ra những điểm mạnh - yếu, thuận lợi- khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học.
Để QL sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh thần phân hóa HS, hiệu trưởng cần chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung sau :
+ Có kế hoạch tổ chức cho GV học tập, nắm vững các mục tiêu, nội dung chương trình, SGK , quy chế chuyên môn, các nguyên tắc về dạy học phân hóa...
+ Yêu cầu tổ chuyên môn sinh hoạt theo đúng quy định của Điều lệ trường THPT .
+ Yêu cầu xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ.
+Yêu cầu đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn như: t ổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, thảo luận nhóm, tổ GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm DHPH đối với từng môn học, từng chương, từng bài học.
+Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên nội dung kết quả hoạt động.
1.5.3.7. Quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV
Trong dạy học theo quan điểm DHPH, vai trò của người GV chuyển từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của HS, coi trọng hơn sự khác biệt của HS trong học tập; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; thay đổi cấu trúc mối quan hệ giữa GV với nhau, giữa GV với HS…Do vậy hiệu trưởng cần chỉ đạo GV xây dựng chương tr ình, lập kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy bộ môn cho phù hợp với từng đối tượng HS, trong đó nội dung chương trình bồi dưỡng GV phải được tiến hành lần lượt từ khâu đầu tiên (phân tích nhu cầu) đến khâu cuối cùng (kiểm tra đánh giá), mà chủ yếu là rèn luyện các kĩ năng xác định nhu cầu, kĩ năng xác định mục tiêu dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu, kĩ năng lựa chọn sắp xếp nội dung dạy học phù hợp mục tiêu dạy học, kĩ năng tìm các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học đáp ứng mục tiêu dạ y học và nhất là kĩ năng đánh giá thường xuyên, định kì…
Để QL việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV, hiệu trưởng chú ý các vấn đề sau:
+ Hiệu trưởng lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV một cách hệ thống, bài bản và có kiểm tra, đánh giá việc áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy.
+ Chỉ đạo thực hiện một số giờ dạy mẫu theo quan điểm DHPH ở tất cả các bộ môn và thảo luận rút kinh nghiệm, bàn bạc, thống nhất, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng dạy học theo quan điểm này.
+ Phân công GV có kinh nghiệm, năng lực vững vàng giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm…Giúp GV có ý thức tự học hỏi, khiêm tốn, cầu thị.
+ Tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí để hỗ t rợ, động viên GV dự các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, tham quan học tập cũng như việc tự bồi dưỡng.
+ Bản thân hiệu trưởng phải là tấm gương về tự học, tự rèn luyện, gương mẫu trong học tập, bồi dưỡng để mọi người noi theo.
1.5.4. Quản lý hoạt động học tập của HS
HS là chủ thể của hoạt động học tập, là đối tượng của quá trình dạy học, giáo dục và là chủ thể của quá trình nhận thức. GV là người tổ chức điều khiển, hướng dẫn hoạt động học tập của HS. Thông qua GV, hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của HS.
HS học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập; hiểu rõ mục tiêu của khóa học; thấy rõ ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân; sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa thực tế và thích hợp với HS; có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập; động cơ học tập tích cực; khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống, công việc và mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa GV với HS và giữa HS với nhau,…
Để học tập của HS có chất lượng , hiệu quả theo quan điểm DHPH , hiệu trưởng cần tập trung quản lý các nội dung sau :
+ Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học để biết HS cần gì, khả năng, sở thích về sự sẵn
sàng và sự tiến bộ của HS. Chỉ đạo chặt chẽ, khoa học phân loại HS theo tiêu chí cụ thể đã hoạch định theo từng bộ môn .
+ Nâng cao nhận thức cho HS học tập theo quan điểm DHPH qua các buổi sinh hoạt, các phong trào thi đua.... HS nhận thức được rằng dạy h ọc theo quan điểm DHPH đã tạo cơ hội để mỗi HS phát huy được khả năng của mình; người học biết tôn trọng những khác biệt và nhu cầu cá nhân; mọi HS đều được giao nhiệm vụ dựa trên kiến thức cơ bản sự hiểu biết và kỹ năn g mà bài học yêu cầu HS cần đạt; HS làm việc theo nhiều dạng nhóm khác nhau và biết làm việc độc lập.
+ Xây dựng nề nếp học tập của HS theo quan điểm DHPH
Chỉ đạo tổ chuyên môn hình thành phương pháp học tập của HS. Việc hình thành phương pháp học tập hợp lý cho HS trước hết phải thông qua sự tổ chức, dẫn dắt của GV bộ môn qua giờ học trên lớp, với tinh thần đổi mới phương pháp hướng vào người học, dạy học học sinh tự học, chú ý đến năng lực của HS,...
+ Chú trọng chỉ đạo hoạt động phụ đạo HS. Chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được nâng lên khi tỷ lệ HS yếu kém về học tập giảm xuống. Vì vậy, cần đưa hoạt động phụ đạo HS yế u kém và bồi dưỡng HS giỏi thành chương trình, nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch đầu năm của nhà trường, của tổ nhóm và của cá nhân GV. Xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức, hoàn cảnh, đặc điểm vùng miền của HS.
+ Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lí hoạt động học tập của HS. Giáo dục, hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức học tập chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên. Cho học sinh hiểu được đi học là quyền lợi và là nghĩa vụ của dân tộc giao, học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người.
+ Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập ở nhà của HS.
HS chỉ có ¼ thời gian học tập ở trường. Còn lại là thời gian HS chịu rất nhiều tác động và chịu sự quản lý của gia đình, xã hội. Việc học của HS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố hoàn cảnh kinh tế, truyền thống và phong tục của gia đình, địa phương. Do đó, quan tâm chỉ đạo và tổ chức học ở nhà của HS là một trong những biện pháp đảm bảo chất lượng học tập.
+ Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn có các hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá liên tục các hoạt động học tập của HS và báo cho HS, phụ huynh HS và nhà trường biết.
1.5.5. QL các điều kiện hỗ trợ DH theo quan điểm DHPH
1.5.5.1. Quản lý cơ sở vật chất trường học
QLDH không thể thiếu các điều kiện thiết yếu hỗ trợ như CSVC trường học. QL tốt các điều kiện này sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy học. Đó là phương tiện giúp GV chuyển tải tri thức, rèn luyện kỹ năng cho HS.
Để QL CSVC trường học, hiệu trưởng phải quan tâm đến một số việc như sau:
Lập kế hoạch
Cuối năm học, tổ chức kiểm tra CSVC, TBDH của nhà trường, yêu cầu các tổ chuyên môn lập giấy đề nghị mua sắm cho cho năm học mới, từ đó hiệu trưởng lên kế hoạch xây dựng, sửa chữa CSVC, mua sắm, bổ sung các TBDH, đồ dùng DH…phục vụ năm học mới theo yêu cầu của tổ bộ môn. Xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH.
Tổ chức, chỉ đạo
Tham mưu với lãnh đạo các cấp để tăng cường nguồn đầu tư xây dựng CSVC của nhà trường và mua sắm trang TBDH, ưu tiên chú trọng kinh phí xây dựng phòng học bộ môn, các TBDH hiện đại phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học
Có những quy định trong nhà trường vừa bắt buộc, vừa khích lệ GV phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp.
Yêu cầu tổ bộ môn quy định cho GV khi soạn giảng phải có kế hoạch về TBDH phục vụ cho bài giảng đó.
Khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học và khai thác sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn, TBDH.
Chọn cử GV có năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ trách công tác QL, khai thác và sử dụng các TBDH bộ môn…
Kiểm tra
Có kế hoạch kiểm tra tài sản định kì và thường xuyên để kịp thời sửa chữa và trang bị mới những TBDH phục vụ dạy học. Kiểm tra việc sử dụng TBDH của GV thông qua sổ theo dõi.
1.5.5.2. Quản lý việc xây dựng môi trường học tập
Trong QLDH theo quan điểm DHPH, môi trường mà ở đó diễn ra quá trình học tập có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quá trình đào tạo. Để QL việc xây dựng môi trườ ng học tập tốt, hiệu trưởng phải lên kế hoạch xây dựng môi trường nhà trường thân thiện và tổ chức, chỉ đạo các GV phối hợp cùng với các đơn vị phục vụ trong trường, phụ huynh HS…thực hiện. Môi trường đó bao gồm:
*) Môi trường trí tuệ
+ GV đóng vai trò xúc tác để khuyến khích, thúc đẩy HS tham gia học tập tích cực.
+ Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của HS. HS đóng vai trò tích cực trong quá trình học tập. Phát huy được kinh nghiệm học tập của HS.
+ Tạo cơ hội giao tiếp tích cực giữa GV với HS và HS vớ i HS: lắng nghe, phân tích, lĩnh hội, chia sẻ thông tin….
*) Môi trường vật chất
Bàn ghế đầy đủ, hợp lý, thoáng mát, hợp vệ sinh, không tiếng ầm,…GV, HS cảm thấy thoải mái khi vào lớp học.
*) Môi trường tâm lý
Phản ánh mối quan hệ GV với HS, quan hệ giữa HS với HS. GV có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên bầu không khí dân chủ, thân thiện, tạo tâm lý để HS cảm thấy thoải mái và tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
*) Môi trường xã hội
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa HS trong quá trình học tập thông qua môi trường xã hội tích cực và thi đua lành mạnh.[80]
Như vậy, người hiệu trưởng cần x ây dựng môi trường nhà trường thân thiện để ở đó thầy cô giáo tự mình phấn đấu đạt được các yêu cầu về chuyên môn, chuẩn mực, tình cảm, vị thế của người thầy và đáp ứng yêu cầu của xã hội, còn HS thấy yên tâm, thoải mái, tự tin và tích cực tham gia học tập. Xây dựng môi trường dân chủ để cán bộ GV, HS , phụ huynh tham gia quản lý nhà trường. Cùng nhau giải quyết tại chỗ mọi vấn đề phát sinh trên cơ sở công khai, công bằng, tạo điều kiện để mọi người được kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. Phối hợp thực hiện giữa ba môi trường giáo dục : nhà trường- gia đình- xã hội. Tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng nhà trường môi trường xanh-sạch-đẹp.
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến QL DH theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THPT
1.6.1 Các yếu tố chủ quan
*) Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV
Đặc điểm lao động của người GV đó là:
Đối tượng của lao động sư phạm là con người
Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình Nghề tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao cho xã hội