Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THANH BÌNH


QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THANH BÌNH


QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018


Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN TUÂN


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình hoặc tài liệu khác.

Tác giả


Nguyễn Thanh Bình


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoàn thành luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, cô Học viện Khoa học xã hội thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, quý thầy cô khoa Khoa học Giáo dục.

Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuân - Trường Đại học thủ đô Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng trong quá trình công tác.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT Đăk Nông, Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk nông (trường THPT Đắk Glong, THPT Lê Duẩn, PTDTNT THCS&THPT huyện Đắk Glong) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp.

Đắk Nông, tháng 11 năm 2021.

Tác giả


Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 6

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 7

1.3. Lý luận về giáo dục trung học phổ thông 12

1.4. Quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 24

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng chương trình GDPT năm 2018 30

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 35

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 35

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 37

2.3. Thực trạng giáo dục và hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 37

2.4. Thực trạng quản lý dạy học tại các trường THPT ở Đắk Glong 49

2.5. Đánh giá thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học 57

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 62

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 62

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, theo định hướng chương trình GDPT 2018 tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 63

3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 74

Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 74

Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ viết đầy đủ

1

DTNT

Dân tộc nội trú

2

HĐDH

Hoạt động dạy học

3

GDPT

Giáo dục phổ thông

4

GV

Giáo viên

5

PPDH

Phương pháp dạy học

6

HS

Học sinh

7

HT

Hiệu trưởng

8

CTPT

Chương trình phôt thông

9

ĐLTC

Độ lệch tiêu chuẩn

10

QLGD

Quản lí giáo dục

11

THCS

Trung học cơ sở

12

THPT

Trung học phổ thong

13

QL

Quản lý

14

GDTH

Giáo dục trung học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài đề tài

Giáo dục và đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người và của toàn xã hội. Giáo dục được coi là một nhân tố tích cực tạo nên nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục trở thành “quốc sách hàng đầu” của nhiều quốc gia.

Ngày nay, nhân loại đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo.... Đặc điểm này đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực là: phải có trình độ học vấn cao, có tay nghề vững vàng, có tính năng động, sáng tạo, linh hoạt để thích nghi, đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình phát triển xã hội. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và những phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại là vấn đề đang đặt ra cho các quốc gia phải quan tâm giải quyết.

Ở nước ta, trên cơ sở thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, giáo dục còn hướng vào quá trình đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đây là đội ngũ lao động nòng cốt có trình độ khoa học, nắm vững công nghệ sản xuất hiện đại, có các phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội văn minh trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội v.v…đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa để khỏi tụt hậu. Toffler đã khẳng định: “Một dân tộc không được giáo dục - dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải; một cá nhân không được giáo dục - cá nhân đó sẽ bị xã hội loại bỏ”.

Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng một trình độ văn hóa cho toàn xã hội bằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho thế hệ trẻ và mọi người. Ngày nay, trình độ dân trí cao là một tiêu chí để đánh giá sự giàu mạnh của một quốc gia. Giáo dục là lực lượng sản xuất trực tiếp, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thực tiễn cho thấy, nguyên nhân thành công của nhiều quốc gia là có sự đầu tư và chăm lo đặc biệt đến sự phát triển giáo dục. Ngày nay, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, tức là phải được thể hiện trong chính sách quốc gia, thể hiện trong chiến lược phát triển đất nước.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí