Lao động của nhà giáo, của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là lao động sư phạm đòi hỏi có sự sáng tạo và phải có năng lực cao, có phẩm chất nghề nghiệp để giáo dục con người. Người thầy có nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ chất chương trình giáo dục để rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo, có phương pháp tự học tốt, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Điều đặc biệt là cần làm cho học sinh hình thành được tình cảm, niềm vui và hứng thú trong học tập.
Chất lượng giáo dục đang là vấn đề khá nóng bỏng mà cả xã hội đang đề cập đến. Nhưng muốn nâng cao chất lượng dạy học, ngoài sự nỗ lực và tự giác của người giáo viên đứng lớp, thì việc quản lý của hiệu trưởng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng nhà trường cần có những giải pháp quản lý phù hợp thì mới thúc đẩy được quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng giáo dục nói chung.
Hiện nay, các trường THPT của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đều là những trường mới thành lập hoặc được chia tách từ các trường khác. Chính vì thế mà đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, một số ít giáo viên có kinh nghiệm thì đã được bổ nhiệm lên làm quản lý. Và cũng chính đội ngũ cán bộ quản lý này cũng thực sự chưa có kinh nghiệm trong quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý hoạt động dạy học nói riêng.
Thực trạng cho thấy trong những năm qua, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông còn thấp, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng lại càng thấp. Hậu quả ấy xuất phát từ chất lượng dạy và học mà trong đó công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và học sinh Đắk Nông có nhiều đặc thù riêng nên cần phải có thêm những biện pháp quản lý đặc thù phù hợp với đối tượng thì mới nâng cao được chất lượng dạy học.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp một phần công sức vào việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số đề tài gần đây nghiên cứu về Quản lý HĐDH, chất lượng giảng dạy, phương pháp dạy học của các tác giả trong cả nước đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề ra các biện pháp QL nâng cao chất lượng dạy học ở những góc độ khác nhau.
Tiếp thu có chọn lọc từ những tư liệu đó, tác giả luận văn này tìm kiếm những cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng QL hoạt động giảng dạy tại các trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và đề xuất những biện pháp QL có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn giáo dục địa phương theo xu hướng đổi mới căn bản, toàn diện, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THPT ở địa phương.
3. Mục đích nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý dạy học tại các trường trung học phổ thông huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 1
- Trường Trung Học Phổ Thông Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
- Chủ Trương Và Mục Tiêu Của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Việc Thực Hiện Kế Hoạch, Chương Trình Dạy Học
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay nhằm đề xuất biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tại các trường THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát số lượng 9 cán bộ quản lý, 71 giáo viên và 500 đang học tập 03 trường THPT ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Đề tài tập trung nghiên cứu tại các trường THPT: THPT Đắk Glong, THPT Lê Duẩn, Phổ thông DTNT THCS & THPT huyện Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Việc quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu áp dụng sáng tạo và phù hợp những biện pháp quản lý được đề xuất trong đề tài nghiên cứu này như: “quản lý việc thực hiện nội dung chương trình; quản lý đồng bộ việc đổi mới phương pháp
dạy học; đổi mới quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học tại các trường trong thời gian tới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong khi nghiên cứu, đề tài này sẽ sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích hoá, tổng hợp hoá, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản chỉ thị, các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài… nhằm xác định nội hàm của các khái niệm cơ bản, xây dựng những nguyên tắc, xác định đường lối và phương tiện nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xây dựng khung lí luận của đề tài nghiên cứu. Sử dụng mạng Internet trong tra cứu, tìm tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để điều tra thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
+ Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân để thu thập thêm những thông tin về Quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự các buổi học có liên quan đến hoạt động Quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm trực tiếp tìm hiểu thông tin về đối tượng nghiên cứu.
Khảo sát và phân tích thống kê trong nghiên cứu định lượng
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính Excel để xử lí, tính toán số liệu thu được của đề tài.
6. Ý nghĩa lý lận và thực tiễn
Nghiên cứu chỉ rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý về hoạt động dạy học của các trường trung học phổ thông tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nghiên cứu đã đề xuất sáu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường Trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học trong trường trung học phổ thông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Quản lý giáo dục là vấn đề lớn với nhiều khó khăn và phức tạp, phức tạp hơn khi mà nó diễn ra trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động. Nâng cao chất lượng dạy học là mục tiêu hướng tới của QL dạy học. Vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. P.V.Zimin, M.I.Kođakốp, N.I.Saxerđôlốp đã nhận định: “Công tác quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường là khâu then chốt trong hoạt động quản lý trường học”.
Về phương pháp dạy học (PPDH), ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về PPDH đã được Xôcrat (469-399 trước CN) đề xuất áp dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học. Khổng Tử (551-479 trước CN) nhà triết học – nhà giáo dục phương Đông đã coi trọng tính tích cực của học sinh trong dạy học. Các tư tưởng ấy vẫn trường tồn và có giá trị lớn trong thời đại ngày nay đối với tiến trình đổi mới PPDH mà tất cả chúng ta đang quan tâm.
Về chương trình giảng dạy, theo John Deway (1859-1925), nhà sư phạm người Mỹ đã đưa ra phương hướng cách tân giáo dục. Ông cho rằng phải đưa vào vốn tri thức của học sinh những tri thức ngoài sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên, đề cao hoạt động đa dạng của HS, đặc biệt là hoạt động thực tiễn. Quan điểm ấy đã đánh dấu một bước tiến mới trong cách tân giáo dục trên toàn thế giới và có giá trị cho đến ngày nay.
Quản lý hoạt động dạy học (QLHĐDH) trong nhà trường phổ thông không chỉ chú trọng đến việc quản lý phương pháp dạy học (PPDH), quản lý (QL) nội dung chương trình mà còn phải đặc biệt chú trọng đến các hoạt động chuyên môn của nhà trường, của giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên. Có như thế thì công tác giáo dục của nhà trường mới đạt hiệu quả, nhà trường mới thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình.
1.1.2. Ở Việt Nam
Khi nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLGD thì cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về nó nhằm đóng góp cho lý luận và thực tiễn như tác giả Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Lê, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Kiểm, Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Phạm Thanh Liêm, Võ Quang Phúc…
Nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động giảng dạy, trong đó các vấn đề liên quan như: tổ chức quản lý tốt các hoạt động giảng dạy trong nhà trường, bao gồm: QL nội dung chương trình đào tạo, QL xây dựng và phát triển CSVC, điều kiện, phương tiện dạy học, QL việc chuẩn bị giờ lên lớp, phân công giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
Những năm gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp nói riêng, các nhà nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học như (Vũ Văn Tảo, Trần Đức Xước, Đỗ Đình Hoan, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Đản, Đặng Thành Hưng) đã đi sâu nghiên cứu về đổi mới nội dung dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm HĐDH.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Dạy học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [10,tr8].
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ chức, thầy giáo thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội. Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt.
Xét trong quá trình tổng thể của giáo dục: dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ
xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển nhân cách, phát triển năng lực sáng tạo và các phẩm chất của người học.
Như vậy, hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giao tiếp sư phạm mang ý nghĩa xã hội. Chủ thể của hoạt động dạy học bao gồm người dạy và người học, họ tiến hành các hoạt động khác nhau, song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình nhưng không hề đối lập nhau mà được thống nhất và hỗ trợ cho nhau. Kết quả học tập của học sinh được đánh giá không chỉ là kết quả của hoạt động học mà còn là kết quả của hoạt động dạy, kết quả dạy của thầy không thể đánh giá tách rời kết quả học tập của trò.
1.2.2. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm cùng với sự phát triển của xã hội loài người, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và mọi thời đại.
F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. H.Koontz khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm hay tổ chức”[2,tr13].
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [10,tr9]. Vậy, có thể nói quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Từ các ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”[10,tr15].
Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những nhận xét như sau: Quản lý bao giờ cũng là loại tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định.
Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp, có tính bắt buộc.
Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
Quản lý là sự tác động phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý xét về mặt công nghệ nó chính là sự vận động của thông tin. Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể và đối tượng quản lý.
Quản lý có thể xem là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Quá trình tác động này được vận hành trong môi trường xác định.
Thông qua quá trình kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra ta thấy khái niệm “quản lý” có thể được hiểu như sau: Quản lý là sự tác động có ý thức thông qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
Như vậy, quản lý là một hoạt động đặc biệt, có tính sáng tạo. Hoạt động quản lý cũng phát triển không ngừng từ thấp đến cao, gắn liền với quá trình phát triển. Đó là sự phân công, chuyên môn hóa lao động quản lý. Sự phân công chuyên môn hóa lao động quản lý là cơ sở hình thành các chức năng quản lý.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế xã hội thể hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội. Thực chất của quản lý giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường được vận hành theo đúng mục tiêu. Trường học là những tế bào quan trọng của hệ thống giáo dục. Những tế bào có hoạt động tốt, hiệu quả, đúng mục tiêu thì hệ thống giáo dục mới thực hiện được những mục tiêu xã hội giao phó. Vì vậy, để trường học vận hành và phát triển thì cần phải quản lý. Quản lý nhà trường có thể hiểu như một bộ phận của quản lý giáo dục nói chung.
Bản chất của việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [11,tr71].