Đánh Giá Của Các Khách Thể Điều Tra Về Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Thực Hiện Các Biện Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Dạy Học Nghề Phổ Thông Ở

câu 10 (phục lục 1) đối với các CBQL và GV của trung tâm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.10: Đánh giá của các khách thể điều tra về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An‌


TT


Nội dung

Mức độ cần thiết

Mức độ thực hiện

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Điểm

TB

X

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Không thường xuyên

Điểm

TB

X


1

Phổ biến cho GV các văn bản, quy định, quy chế về KT, ĐG kết quả học tập

học viên


3


3


4


1,9


5


12


16


1,7


2

Xây dựng kế hoạch KT,

đánh giá thường xuyên, định kỳ và

học kỳ


4


4


2


2,2


4


13


16


1,6


3

Thường xuyên KT sổ ghi đầu bài, sổ điểm, học bạ, túi đựng bài KT

của học viên


6


3


1


2,5


6


15


12


1,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 10

TT


Nội dung

Mức độ cần thiết

Mức độ thực hiện

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Điểm

TB

X

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Không thường xuyên

Điểm

TB

X


4

Chỉ đạo xây dựng bộ ngân hàng đề KT, đề thi cho

từng nghề


3


4


3


2,0


4


15


14


1,7


5

Tổ chức KT, thi học kỳ khoa học, dân chủ,

nghiêm túc


5


4


1


2,0


6


17


10


1,9


6

Xử lý nghiêm các trường hợp HS vi phạm

quy chế KT


6


4


0


2,6


7


12


14


1,8

Điểm trung bình

của nhóm




2,35




1,8



Qua bảng số liệu 2.10 chúng tôi thấy: Đa số CBQL đều coi trọng về mức độ cần thiết các biện pháp kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An ( X = 2,35). Trong đó, biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp HS vi phạm quy chế được CBQL rất coi trọng (100%

cho là cần thiết và rất cần thiết), tuy nhiên còn nhiều giáo viên đánh giá chưa thường xuyên (chiếm 42,4%), thực tế trung tâm đã xử lý kỷ luật nhiều học sinh vi phạm quy chế của đơn vị, nhưng chưa đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Trao đổi với đồng chí Long Mã Trường - Giám đốc Trung tâm cho biết: ”do chất lượng đầu vào của trung tâm rất thấp, ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật của học sinh rất kém, số lượng học sinh cá biệt từ cấp dưới nhiều. Vì vậy, việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cần phải được thực

hiện nghiêm túc, mang tính răn đe, giáo dục các học sinh khác”; biện pháp thường xuyên KT sổ ghi đầu bài, sổ điểm, học bạ, túi đựng bài KT của HS được cho là cần thiết và rất cần thiết (trong đó có 60% cho là rất cần thiết). Tuy nhiên, nội dung phổ biến cho GV các văn bản, quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh còn nhiều CBQL chưa quan tâm, coi trọng

( X = 1,9 điểm), còn 40% cho là không cần thiết. Thực tế, trong những năm qua hình thức triển khai các văn bản, quy định, quy chế nói chung chưa được phong phú, đa dạng, chưa thu hút được giáo viên tham gia, chủ yếu là triển khai thông qua các cuộc họp đơn vị, vì vậy đòi hỏi CBQL cần phải đổi mới hình thức triển khai, phổ biến. Nội dung chỉ đạo xây dựng bộ ngân hàng đề kiểm tra, thi cho từng nghề cũng chưa được CBQL, giáo viên quan tâm (còn 30% CBQL cho là không cần thiết, 42,4% giáo viên cho là không cần thiết).

Về mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An được các khách thể điều tra đánh giá ở mức độ trung bình ( X =1,8 điểm). Nội dung tổ chức kiểm tra, thi học kỳ khoa học, dân chủ, nghiêm túc được đánh giá ở mức độ thực hiện có số điểm trung bình cao hơn cả là 1,9 điểm. Trong mỗi lần kiểm tra, thi học kỳ,

giáo viên luôn thực hiện theo qui chế, nội quy rất nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự dân chủ và nghiêm túc trong việc tổ chức, coi thi vì còn nể nang, thương các em đều là con em dân tộc thiểu số.

Các nội dung phổ biến cho GV các văn bản, quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học viên; Thường xuyên kiểm tra sổ ghi đầu bài, sổ điểm, học bạ, túi đựng bài kiểm tra của học viên; Chỉ đạo xây dựng bộ ngân hàng đề kiểm tra, đề thi cho từng nghề; Xử lý nghiêm các trường hợp HS vi phạm quy chế kiểm tra được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình từ 1,7 đến 1,8 điểm. Trong năm học, tổ chuyên môn cũng đã thực hiện các nội dung trên song không được thường xuyên. Để đạt được kết quả tốt hơn trong những năm tiếp theo, CBQL trung tâm phải quan tâm, quán triệt thực hiện tốt hơn nữa thì mức độ thực hiện của giáo viên đạt kết quả cao hơn.

Về nội dung xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và học kỳ được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp hơn cả ( X =1,6 điểm). Trung tâm đã có kế hoạch kiểm tra, đánh giá ngay từ nhiệm vụ của đầu năm học nhưng chưa có kế hoạch cụ thể để cho tổ chuyên môn và giáo viên căn cứ thực hiện, chỉ căn cứ chung theo các nội quy, quy định của Bộ GD&ĐT.

Một trong những kế tiếp của kiểm tra đánh giá là việc theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau kiểm tra được đánh giá rất quan trọng. Sau khi có kết quả kiểm tra, các bộ phận theo quy định sẽ tư vấn, giúp đỡ cho lãnh đạo trung tâm điều chỉnh các sai lệch, tức là dùng kết quả để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ giáo viên.

Kết quả cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện được một số ưu điểm nhất định về tổ chức kiểm tra, thi học kỳ khoa học, dân chủ, nghiêm túc; Thường xuyên kiểm tra sổ ghi đầu bài, sổ điểm, học bạ, túi đựng bài kiểm tra của học viên; xử lý nghiêm các trường hợp học viên vi phạm quy chế kiểm tra. Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, đặc biệt là xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và học kỳ; hình thức kiểm tra, đánh giá còn nghèo nàn, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa được CBQL, GV đưa ra trao đổi, nhận xét để rút kinh nghiệm và chưa xây dựng được chính sách khích lệ, động viên cho GV tích cực tham gia hoặc có sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông hiện nay. Như vậy, trong các năm học tiếp theo, CBQL trung tâm cần có nhiều biện pháp kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông hơn nữa, để công tác này đạt kết quả cao như mong muốn.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

hiện nay có nhiều nguyên nhân chi phối. Đề tài tập trung tiến hành khảo sát các nguyên nhân qua ý kiến đánh giá của CBQL, GV để tìm ra mức độ các nguyên nhân ảnh hưởng, kết quả được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng


STT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng (%)

Ít ảnh

hưởng

Ảnh

hưởng

Rất ảnh

hưởng

1

Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các

cấp QLGD


45,88

54,12

2

Năng lực quản lý của Giám đốc trung tâm


52,94

47,06

3

Năng lực dạy học, tổ chức hoạt động giáo

dục của giáo viên


21,57

78,43

4

Đặc thù bộ môn nghề phổ thông


88,24

11,76


5

Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học nghề

phổ thông



9,8


90,2

6

Sự phối hợp giữa trung tâm với các trường

phổ thông trong dạy học nghề phổ thông


15,69

84,31

7

Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí của

trung tâm


19,61

80,39

Bảng 2.11 trên khảo sát 33 cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy nhóm các vấn đề có thể gây khó khăn, cản trở cho giáo viên trong quá tình thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh như: Năng lực quản lý của hiệu trưởng có 52,94% ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng và 47,06% mức độ rất ảnh hưởng; Năng lực dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên 21,57% ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng và 78,43% ý kiến đánh giá mức độ rất ảnh hưởng. Nguyên nhân của những yếu tố ảnh hưởng đó là do ý thức đổi

mới của mỗi giáo viên chưa cao và cán bộ quản lý nhà trường chưa xây dựng được định hướng chiến lược trong dạy học phát triển năng lực học sinh.

Sau đó là các nguyên nhân như: Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn nghề phổ thông; Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cũng ảnh hưởng lớn thực trạng quản lý.

Qua khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp, đa số GV còn cho rằng yếu tố “con người”, bao gồm: cái “tâm” và cái “tầm” của người GV và chủ thể thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện quản lý dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX Hòa An đạt hiệu quả; còn cơ chế phối hợp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhưng không đáng kể, có thể khắc phục được.

Như vậy, để tổ chức dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An đòi hỏi cần chuẩn bị tốt về phương tiện, cơ sở vật chất đến thống nhất về nội dung, chương trình và hình thức, phương pháp đến hình thức. Bên cạnh đó, cần có đội ngũ GV uyên thâm, yêu nghề, yêu người, tâm huyết với nghề và những chính sách đặc thù cho đội ngũ GV. Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp thực hiện ở chương 3 của đề tài.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.6.1 Những kết quả đạt được

- Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong trung tâm đã được nâng cao nhận thức và cũng nhận thức đúng về vai trò của DHNPT.

- Việc thực hiện chương trình DHNPT thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, bước đầu đã hình thành những kỹ năng hiểu biết về nghề và xác định mục tiêu lý tưởng nghề cơ bản cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

- Trung tâm đã thực hiện đảm bảo dạy đúng, đủ số tiết quy định; đồng thời chủ động tận dụng hết nguồn lực sẵn có và khắc phục những khó khăn, vướng

mắc trong quá trình thực hiện chương trình DHNPT sao cho có được đạt hiệu quả tốt nhất.

- Tuy hiện nay trung tâm chưa thực hiện dạy được nhiều nghề, chưa có giáo viên dạy nghề chuyên sâu nhưng đã lựa chọn một số nghề phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và đã bố trí lực lượng giáo viên dạy phù hợp.

- Công tác quản lý DHNPT được thực hiện chặt chẽ, chất lượng dạy nghề cho học sinh được nâng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của nghề phổ thông.

2.6.2. Những hạn chế

- Việc lập kế hoạch quản lý DHNPT của CBQL còn chưa chuyên sâu, chưa phát huy hết vai trò quản lý trong các hoạt động dạy học nghề của trung tâm.

- Trong công tác quản lý, hàng năm huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị đáp ứng cho công tác DHNPT chưa được đầu tư cao.

- Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học viên, cha mẹ học viên chưa sâu rộng, vẫn còn một số giáo viên, nhân viên, học viên, cha mẹ học viên còn hạn chế trong cách nhìn nhận về công tác DHNPT hiện nay ở trung tâm.

- Việc quản lý và thực hiện nội dung chương trình DHNPT hiệu quả còn chưa cao: nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện còn hạn chế (như số lượng nghề còn ít, hình thức học mang tính chất giới thiệu là chủ yếu, ít vận dụng thực tế thực hành, thiếu điều kiện thực hành, phương pháp học vẫn còn thuyết trình là chủ yếu,...); chưa thúc đẩy mạnh vai trò chủ động sáng tạo, kích thích lòng đam mê yêu thích và sở trường năng lực của học sinh; học nghề vẫn còn mang tính hình thức.

- Công tác kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông chưa được trú trọng.

- Chưa hoàn thiện được cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

2.6.3. Nguyên nhân

- Mục tiêu nội dung chương trình hiện nay, giáo dục học sinh toàn diện mà trong đó DHNPT là một phần trong mục tiêu đó, mức độ đầu tư dành riêng dạy nghề lại rất tốn kém mà nguồn ngân sách và mọi nguồn lực khác có hạn nên chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.

- Quản lý DHNPT ở trung tâm còn chưa đồng bộ; việc phối hợp với các đơn vị, lực lượng giáo dục khác như các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, các trường trung cấp, trường cao đẳng dạy nghề,...để cùng xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các hoạt động DHNPT, tư vấn hướng nghiệp còn chưa chặt chẽ.

- Thực hiện quy chế chuyên môn DHNPT, thực hiện kế hoạch, một số công việc dạy và học ở giáo viên và học sinh... còn chưa thực sự nghiêm túc, vẫn còn buông lỏng; chưa đầu tư chuẩn bị đủ nguồn lực: phòng học bộ môn, ngân sách,... Chưa có kế hoạch mở rộng dạy nhiều nghề, chưa đáp ứng yêu cầu của học sinh, nhất là quản lý hoạt động dạy nghề gắn với xu thế phát triển của địa phương.

- Đội ngũ giáo viên DHNPT còn yếu về chất lượng, ít được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu cập nhật thông tin, nội dung các giờ DHNPT hiệu quả chưa cao, đặc biệt là các giờ thực hành.

- Phương pháp DHNPT còn nặng về lý thuyết, chưa phát huy hết các vai trò của các phương pháp trực quan, phương pháp hoạt động nhóm. Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện đổi mới phương pháp dạy thực hành nghề phổ thông còn chưa thực sự được chú trọng.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đặt ra vẫn còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng thực chất nhận thức của học sinh nên chưa tạo động lực thúc đẩy nhu cầu học thật sự của học sinh. Hình thức kiểm tra, đánh giá, tổ chức thi cấp chứng chỉ cũng chưa thực sự nghiêm túc, vẫn chỉ cộng điểm vào kết quả thi tốt nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023