Đánh Giá Của Các Khách Thể Điều Tra Về Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên

hoạch DHNPT 100% là cần thiết và rất cần thiết. Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho GV ở trung tâm vẫn còn 2% cho là không cần thiết. Tuy nhiên, đánh giá về mức độ thực hiện được các CBQL và GV đánh giá ở mức độ

trung bình ( X =1,8 điểm), trong đó, đánh giá việc xác định quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của GV (có 45,5% giáo viên cho là không thường xuyên); công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trung tâm để tổ chức DHNPT các giáo viên đánh giá chưa thực sự hiệu quả (có 45% giáo viên cho là không thường xuyên).

Qua phỏng vấn trực tiếp đồng chí Lê Thị Phượng - Phó Giám đốc Trung tâm thu được kiến trả lời như sau: ”Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tổ chức DHNPT cho GV, huy động và phân phối các nguồn lực để DHNPT rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đơn vị. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết học viên không có nhu cầu học nghề, nên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên không nhiều, bên cạnh đó các nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, nên trong những năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được thường xuyên, liên tục, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giảng dạy, cũng như chưa thu hút được học viên tham gia tích cực”. Từ thực trạng trên, đòi hỏi CBQL cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các giáo viên tổ chức xây dựng kế hoạch DHNPT có hiệu quả, quan tâm, trú trọng đến tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, đồng thời tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện huy động tối đa các nguồn lực cho sự phát triển của Trung tâm.

Để đánh giá thêm về thực trạng tổ chức thực hiện dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi câu 7 (phục lục 1) đối với các CBQL và GV của trung tâm về các biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Điểm TB

X


Thứ bậc

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức các buổi tập huấn về xây dựng kế hoạch bài

giảng DHNPT cho giáo viên


4


12,1


17


51,5


12


36,4


1,8


3

2

Duyệt kế hoạch bài giảng

của giáo viên

13

39,4

18

54,5

2

6,1

2,4

1

3

Thăm lớp, dự giờ, thao

giảng, rút kinh nghiệm

5

15,2

22

66,7

6

18,1

2,0

2

4

Tổ chức Hội thi giáo án tốt,

tiết dạy hay

3

9,1

16

48,5

14

42,4

1,7

4


Điểm trung bình của nhóm







2,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 9

Bảng 2.7 cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên đạt ở mức độ trung bình (với điểm trung bình của nhóm là 2,0 điểm). Trong đó, cơ bản thực hiện phê duyệt kế hoạch giảng dạy của giáo viên đảm bảo đúng theo quy định. Tuy nhiên, Ban giám đốc trung tâm chưa quan tâm đến việc tổ chức các hội thi, công tác tập huấn về xây dựng kế hoạch bài giảng DHNPT cho các giáo viên. Vì vậy, trong thời gian tới để thực hiện tốt công tác chuẩn bị bài giảng lên lớp và tổ chức các hoạt động dạy học, đòi hỏi CBQL cần thường xuyên tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, đề xuất với UBND huyện, Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung và kỹ năng xây dựng kế hoạch nói riêng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Các biện pháp quản lý hoạt động học của các em học viên cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai dạy học nghề phổ thông ở trung tâm và để đánh giá thêm thực trạng ở nội dung này, chúng tôi thực hiện bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ở câu 8 (phục lục 1) để hỏi ý kiến của các CBQL và GV của trung tâm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp quản lý hoạt động học của học viên


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Điểm TB

X


Thứ bậc

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo dục ý thức, tinh thần, thái độ, động cơ học tập

đúng đắn cho học viên


6


18,2


18


54,5


9


27,3


1,9


3

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện

nội quy học tập cho học viên

5

15,2

12

36,4

16

48,4

1,7

4

3

Kết hợp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lên lớp các đoàn thể quản lý thực hiện nền nếp học

tập của học viên


11


33,3


18


54,5


4


12,2


2,2


1

4

Động viên, khen thưởng kịp thời những học viên tích

cực, chủ động trong học tập


5


15,1


24


72,7


4


12,2


2,0


2


Điểm trung bình của nhóm







2,0


Qua kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy, công tác quản lý hoạt động học tập của học viên đã được trung tâm thực hiện, thể hiện qua các nội dung đưa ra để trưng cầu ý kiến, đều có những ý nhất định đánh giá về mức độ đạt được trung bình ( X = 2,0 điểm).

Kết hợp với kết quả điều tra chúng tôi trao đổi, gặp gỡ trực tiếp CBQL trung tâm được biết công tác quản lý trên như sau:

Về “Giáo dục ý thức, tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học viên” X = 1,9 điểm. Trên thực tế, công tác này đã được trung tâm thực hiện ngay từ đầu năm học, thông thường Ban giám đốc quán triệt ở buổi khai

giảng. Tiếp tục giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm quán triệt thường xuyên tới học viên. Tuy nhiên về nội dung, hình thức giáo dục chưa được đa dạng, phong phú.

Về ”Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy học tập cho học viên” nội dung này kết quả đạt được gần mức trung bình, X = 1,7 điểm. Trên thực tế, trung tâm đã sử dụng quy chế học tập do Sở GD&ĐT ban hành để quản lý, chưa có sự cụ thể hóa quy chế đó thành quy chế của trung tâm. Vì thế chủ yếu

quản lý sĩ số học viên có mặt, vắng mặt trong giờ học, buổi học. Tinh thần, thái độ, trách nhiệm của học viên tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập chưa được cụ thể hóa thành quy chế, chưa được chú trọng trong quản lý.

Về ”Kết hợp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lên lớp các đoàn thể quản lý thực hiện nền nếp học tập của học viên” X = 2,2 điểm. Thực tế nội dung được trung tâm quan tâm chỉ đạo thực hiện, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lên lớp, các đoàn thể thực hiện sự kết hợp theo quy định như về chế độ báo

cáo định kỳ, đột xuất giữa các bộ phận với nhau. Tuy nhiên, có một sô cá nhân riêng lẻ khi thực hiện nhiệm vụ quản lý học viên có biểu hiện nể nang, dẫn đến không phản ánh đúng những biểu hiện chưa tích cực trong học tập của học viên vì thế đã có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kết hợp giữa các lực lượng trong quản lý học viên.

Về ”Động viên, khen thưởng kịp thời những học viên tích cực, chủ động trong học tập” nội dung này kết quả đạt được rất thấp, X = 2,0 điểm. Thực tế nội dung này chỉ được trung tâm thực hiện vào cuối học kỳ. Thực hiện theo

cách đó cũng có những tác dụng nhất định đối với những học viên có nhiều cố gắng, là mục tiêu phấn đấu cho các học viên đang theo học tại trung tâm, tuy nhiên tính kịp thời còn hạn chế, trung tâm cần thực hiện nhiều hình thức khen thưởng đa dạng, phong phú.

Như vậy, từ các đánh giá của khách thể điều tra, đòi hỏi CBQL cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các giáo viên tổ chức xây dựng kế hoạch DHNPT có hiệu quả, quan tâm, trú trọng đến tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, có các biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên, đồng thời tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện huy động tối đa các nguồn lực cho sự phát triển của Trung tâm.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra ở câu 9 (phụ lục 1) đối với các cán bộ quản lý và giáo viên của trung tâm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp chỉ đạo dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN -GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Điểm TB X


Thứ bậc

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo triển khai học tập các

văn bản về DHNPT

5

15,6

7

21,2

21

63,2

1,5


2

Chỉ đạo các buổi hội thảo về

DHNPT

5

15,6

9

27,3

19

57,1

1,6


3

Chỉ đạo các cuộc thi về

DHNPT

0

0

0

0

33

100

1,0


4

Phát tài liệu, hướng dẫn giáo

viên tìm tài liệu tự đọc

6

18,2

10

30,3

17

51,5

1,7


5

Chỉ đạo tập huấn cho giáo

viên DHNPT

11

33,3

18

54,5

4

12,2

2,2


6

Chỉ đạo tổ chức thao giảng cấp trung tâm theo từng

chuyên môn


6


18,2


21


63,6


6


18,2


2,0


7

Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt

chuyên môn theo chuyên đề

14

42,4

17

51,5

2

6,1

2,4


8

Chỉ đạo tổ chức báo cáo sáng

kiến kinh nghiệm về DHNPT

8

24,2

19

57,6

6

18,2

2,1


9

Chỉ đạo tổ chức tham quan

học tập kinh nghiệm tại các trung tâm khác trong tỉnh


0


0


4


12,1


29


87,9


1,1


10

Chỉ đạo tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện

DHNPT


9


27,3


20


60,6


4


12,1


2,2


Điểm trung bình của nhóm







1,8


Qua kết quả điều tra ở bảng 2.9 ta thấy: Đánh giá của các khách thể điều tra về biện pháp chỉ đạo dạy học nghề phổ thông được đánh giá ở mức độ thực

hiện là ở mức trung bình (điểm trung bình của nhóm là 1,8 điểm). Việc chỉ đạo các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết cho CBQL, GV trong trung tâm còn rất hạn chế (các chỉ đạo không thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao từ 51,5% đến 63,2%, riêng chỉ đạo tổ chức các cuộc thi về DHNPT đã cho rằng 100% trung tâm không thực hiện), mức độ thực hiện thường xuyên thực hiện lại rất ít: chỉ đạo triển khai học tập các văn bản về DHNPT, chỉ đạo các buổi hội thảo về DHNPT, phát tài liệu, hướng dẫn giáo viên tìm tài liệu tự đọc (chỉ từ 15,6% đến 18,2%). Từ kết quả điều tra trên, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này chúng tôi tiếp tục phỏng vấn trực tiếp một số CBQL trung tâm và được biết: Chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể nào về DHNPT, chỉ có sự chỉ đạo thông qua các Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học, trung tâm cũng chỉ dừng lại ở các kế hoạch năm, tháng. Trung tâm chưa chỉ đạo được các hội thảo chuyên sâu về DHNPT, việc chỉ đạo các hội thi tìm hiểu, đúng như kết quả điều tra đã chỉ rõ, trung tâm chưa tổ chức được hoạt động này. Về việc phát tài liệu và hướng dẫn đọc tài liệu đã được trung tâm thực hiện thông qua việc chỉ đạo các lớp bồi dưỡng về DHNPT cho giáo viên, trong đó có các tài liệu phục vụ giảng dạy của giáo viên và tiếp tục nghiên cứu.

Cùng với kết quả điều tra ở bảng 2.9, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn một số CBQL trung tâm, cho thấy thực trạng của vấn đề trên như sau:

Về “chỉ đạo tập huấn cho giáo viên DHNPT” có X = 2,2 tức là đạt ở mức trung bình. Trên thực tế, sự chỉ đạo này đã được trung tâm quan tâm, chỉ đạo cử cán bộ, giáo viên tham dự đầy đủ.

Về “Chỉ đạo tổ chức thao giảng cấp trung tâm theo từng chuyên môn” có điểm trung bình thấp nhất là 2,0. Do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên Ban giám đốc cũng chỉ đôi khi chỉ đạo nhưng chưa thực hiện được hiệu quả.

Về “Chỉ đạo tổ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề” có điểm


X = 2,4 điểm, tức là đạt ở mức độ đánh giá cao. Trên thực tế đây là những hoạt

động của trung tâm đã có sự chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch của năm và từng tháng. Tuy nhiên sự chỉ đạo này chưa được sâu sắc và cụ thể đặc biệt là đặt ra các yêu cầu về DHNPT trong thao giảng các cấp và sinh hoạt chuyên môn của tổ còn nhiều hạn chế.

Về “Chỉ đạo tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về DHNPT” X = 2,1 điểm, được đánh giá ở mức trung bình. Ban giám đốc luôn chỉ đạo các tổ báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hàng năm theo kế hoạch của cấp trên.

Về “Chỉ đạo tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại các trung tâm khác trong tỉnh” điểm trung bình đạt được 1,1 điểm tức là được đánh giá ở mức độ thấp. Trên thực tế, trung tâm đã chỉ đạo tổ chức lồng ghép trong các dịp tham quan, học tập với nhiều nội dung. Vì thế rất khó khăn cho các giáo viên có sự trao đổi chuyên sâu về DHNPT với các đơn vị bạn.

Về “Chỉ đạo tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện DHNPT” đạt X = 2,2 điểm, tức là mới gần đạt đến mức độ thực hiện là trung bình. Trên thực tế, mới chỉ được trung tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện lồng ghép khi sơ kết, tổng kết hoạt động chung của trung tâm theo kỳ, theo năm học.

Tóm lại, qua kết quả điều tra ở bảng 2.9 kết hợp với gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với một số CBQL cho thấy, trung tâm đã có sự quan tâm chỉ đạo đối với DHNPT, được thể hiện từ lãnh đạo trung tâm đến các tổ chuyên môn đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch hoạt động. Tuy nhiên sự quan tâm chỉ đạo của trung tâm đảm bảo tính thường xuyên, sát sao và chuyên sâu về DHNPT còn nhiều hạn chế.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ở

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí