Khái Quát Về Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng

ngày một nâng cao đòi hỏi các CBQL phải đưa ra các giải pháp tối ưu để các em nâng cao hơn ý thức học tập của mình.

1.4.5.2. Các yếu tố khách quan

- Chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước về DHNPT tại các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện:

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý DHNPT ở các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện. Tuân theo yếu tố này là đảm bảo tính chính trị, tính pháp lý trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý DHNPT ở các trung tâm GDNN - GDTX nói riêng. Đồng thời đó cũng là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho việc tổ chức DHNPT tại trung tâm GDNN - GDTX.

- Điều kiện cơ sở, vật chất và thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học của trung tâm: DHNPT luôn gắn liền với các yêu cầu về cơ sở, vật chất và thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học. Cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp, thiết bị dạy học hiện đại, đa dạng, tài liệu phong phú sẽ góp phần nhất định vào thành công của DHNPT. Vì vậy, trung tâm cần rà soát các yếu tố trên để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm, tu sửa, sử dụng và bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu phục vụ dạy học phù hợp.

- Điều kiện về văn hóa, kinh tế của địa phương: Các điều kiện văn hóa, kinh tế của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học nghề của trung tâm.

- Sự quan tâm của cơ quan, đơn vị chủ quản của học viên:

Cơ quan, đơn vị chủ quản của học viên có sự ảnh hưởng, tác động nhất định đến động cơ, thái độ của học viên. Đây là môi trường tạo nên nền nếp tích cực, chủ động, trách nhiệm trước mọi công việc nói chung, việc học tập nói riêng của học viên trung tâm. Cơ quan, đơn vị chủ quản thực sự quan tâm đến đối tượng mình quản lý, động viên thường xuyên về vật chất và tinh thần đối với họ, đặt ra những yêu cầu về chất lượng học tập và rèn luyện trong quá trình học nghề phổ thông tại trung tâm thì chắc chắn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy học viên hăng hái, tích cực trong rèn luyện và học tập.

Sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên là những định hướng giúp trung tâm xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt động. Qua công tác kiểm tra đánh giá của các cấp trên giúp trung tâm kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại, nhờ đó mà công tác quản lý dạy học nghề phổ thông hiệu quả hơn.

Trong những năm gần đây, kết quả dạy học nghề phổ thông cấp huyện đã được quan tâm nhiều nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận quản lý dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN

- GDTX cấp huyện, tác giả đã phân tích một số vấn đề liên quan đến đề tài: Hệ thống, phân tích các khái niệm cơ bản về đề tài, đó là: Quản lý, dạy học, nghề phổ thông, dạy học nghề phổ thông, quản lý dạy học nghề phổ thông. Quản lý dạy học nghề phổ thông có đặc trưng về mục tiêu dạy học; cấu trúc nội dung chương trình dạy học nghề phổ thông; phương pháp, hình thức dạy học nghề phổ thông. Tiếp đó, chúng tôi phân tích nội dung cơ bản của quản lý dạy học nghề phổ thông bao gồm 1) Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông; 2) Tổ chức triển khai hoạt động dạy học nghề phổ thông; 3) Chỉ đạo thực hiện dạy học nghề phổ thông; và 4) Kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học nghề phổ thông, trong đó đề tài đã đưa ra các yếu tố chủ quan, bao gồm phẩm chất, năng lực của CBQL; phẩm chất, năng lực của giáo viên và ý thức học tập của các học viên và các yếu tố khách quan, bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước về DHNPT tại các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện; Điều kiện cơ sở, vật chất và thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học của trung tâm; Điều kiện về văn hóa, kinh tế của địa phương; Sự quan tâm của cơ quan, đơn vị chủ quản của học viên.

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN

- GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC NGHỀ

PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP -

GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG


2.1. Khái quát về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng

Hòa An là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng gồm 01 thị trấn và 20 xã, có tổng diện tích 667 km2, với số dân 63.515 người (2009).

Huyện Hòa An nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các huyện trong tỉnh, có các tuyến đường như tỉnh lộ 203 theo hướng tây bắc đi huyện Hà Quảng, Thông Nông, quốc lộ 34 theo hướng tây đi các huyện Nguyên Bình, quốc lộ 3 đi Bắc Kạn.

Phát triển kinh tế: Đều đạt các chỉ tiêu đề ra, các thành phần kinh tế tiếp tục được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố, có đóng góp khá tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhất là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng cộng đồng,… Kết quả thu ngân sách của huyện hàng năm tăng, đạt và vượt dự toán giao. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, đẩy mạnh, chủ yếu đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch, đến nay đã cơ bản đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa - xã hội: Xây dựng và phát triển văn hóa đạt kết quả tích cực. Đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa có chuyển biến tiến bộ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển.

Giáo dục - Đào tạo phát triển, gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học - nghề. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng trưởng

đáng kể (chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo chiếm khoảng 10% tổng chi đầu tư phát triển).

2.1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học viên của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

a. Về cơ sở vật chất:

- Số phòng học: 04 phòng (nhà bán kiên cố)

- Bàn ghế học sinh: 140 bộ

- Thiết bị phục vụ dạy nghề gồm:

+ Phòng máy tính: 01 phòng (có 24 máy vi tính)

+ 01 ô tô làm mô hình dạy học

+ 01 ô tô bán tải phục vụ công tác

- Thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập THPT ngạch GDTX: trung tâm được trang bị một số thiết bị và đồ thí nghiệm cho học viên học GDTX cấp THPT (tranh, ảnh, bản đồ của một số bộ môn, vật dụng thí nghiệm lý, hóa; đài catset, máy chiếu,...)

- Phòng làm việc của cán bộ giáo viên: trung tâm đã cố gắng bố trí các phòng tối thiểu cho CBGV làm việc, tuy nhiên cơ sở làm việc của trung tâm chưa ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của thầy, việc học của trò và đảm bảo chất lượng công tác của cán bộ giáo viên.

b. Về đội ngũ giáo viên:

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm là 33 đồng chí, trong đó được chia làm 04 tổ: Tổ GDTX (10 đồng chí); Tổ đào tạo nghề - hướng nghiệp (14 đồng chí); Tổ giáo vụ (03 đồng chí, có 02 đồng chí giáo viên kiêm nhiệm thêm); Tổ hành chính tổng hợp (06 đồng chí). Ban giám đốc trung tâm gồm 01 đồng chí Giám đốc và 01 đồng chí Phó giám đốc.

Trong năm học 2018 - 2019, trung tâm đủ số lượng giáo viên bộ môn thực hiện nhiệm vụ GDTX cấp THPT, dạy nghề phổ thông và dạy nghề cho lao động nông thôn.

c. Về học viên:

Trong năm học 2018 - 2019, số học viên cụ thể các lớp như sau:


Khối

Số lượng lớp mỗi khối

Đầu năm học

Cuối học kỳ I

10

01

25

21

11

01

19

17

12

01

29

28

Tổng

03

83

76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 7

Nguồn: Báo cáo sơ kết năm học 2018-2019 của trung tâm GDNN-GDTX Hòa An

Số lớp ngoài độ tuổi: 0

Số học viên ngoài độ tuổi: 0

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng quản lý dạy học nghề phổ trông tại trung tâm GDNN - GDTX Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý dạy học nghề phổ trông tại trung tâm GDNN - GDTX Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiệu quả.

Cùng với cơ sở lý luận trình bày trong Chương 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp quản lý dạy học nghề phổ trông tại trung tâm GDNN - GDTX Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát 2 nội dung trọng tâm sau:

- Dạy học nghề phổ trông tại trung tâm GDNN - GDTX Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

- Quản lý dạy học nghề phổ trông tại trung tâm GDNN - GDTX Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

* Phương pháp khảo sát:

Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại,…Trong các phương pháp trên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản. Để khảo sát thực trạng quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các chuyên gia, CBQL, GV và học viên tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

* Phương thức xử lý số liệu:

- Chúng tôi thiết kế mẫu phiếu điều tra theo 3 phương pháp lựa chọn và mức đánh giá tương ứng như sau: Thường xuyên (rất tốt hoặc rất phù hợp): 3 điểm; đôi khi (tốt hoặc phù hợp): 2 điểm; không thực hiên (không tốt hoặc chưa đạt): 1 điểm.

- Dựa vào thang đo Likert, giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0,67. Ý nghĩa các giá trị đó như sau:

+ Nếu 1,00 ≤ X ≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp;


+ Nếu 1,68 ≤ X ≤ 2,34: Mức độ đánh giá trùng bình;


+ Nếu 2,35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Thực trạng dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về tầm quan trọng của dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học viên về tầm quan trọng của DHNPT, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu khảo sát câu 1 (phục lục 1) và câu 1 (phục lục 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV và học viên về tầm quan trọng của DHNPT‌


TT


Tầm quan trọng

Mức độ nhận thức


Điểm TB X


Thứ bậc

Rất quan trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Điều chỉnh động cơ chọn

nghề của học viên

39

35,8

45

41,3

25

22,9

2,1

3

2

Sử dụng hợp lý tiềm năng lao

động trẻ tuổi cho đất nước

15

13,8

44

40,4

50

45,8

1,7

4

3

Tạo môi trường để người

học trải nghiệm

34

31,2

53

48,6

22

20,2

2,1

3

4

Phát huy tính chủ động,

tích cực của người học

40

36,7

60

55,0

9

8,3

2,3

1


5

Từng bước hoàn thiện năng lực và phẩm chất

nghề nghiệp cho học viên


37


33,9


56


51,4


16


14,7


2,2


2


Điểm trung bình của nhóm







2,1


Bảng 2.1 cho thấy, mức độ nhận thức về tầm quan trọng của dạy học nghề phổ thông của CBQL, giáo viên, học viên ở mức trung bình ( X = 2,1 điểm). Trong đó, phát huy tính chủ động, tích cực của người học được CBQL, giáo viên, học viên được coi trọng nhất nhưng vẫn ở mức trung bình ( X = 2,3 điểm), mức độ quan trọng và không quan trọng chiếm 63,3%.

Tiếp theo là nội dung “Từng bước hoàn thiện năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho học viên” được đánh giá ở mức rất quan trọng chiếm 33,9%, quan trọng là 51,4%, không quan trọng là 14,7%. Để con người phát triển trong cuộc

cách mạng 4.0, đòi hỏi mỗi cá nhân các em cần hướng tới hình thành, phát triển những năng lực và phẩm chất cơ bản như năng lực sáng tạo, phát hiện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm,...và nội dung “Phát huy tính chủ động, tích cực của người học”, “Từng bước hoàn thiện năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho học viên” đã được CBQL, GV và học viên đánh giá gần đến mức cao.

Còn nội dung “Điều chỉnh động cơ chọn nghề của học viên”, “Tạo môi trường để người học trải nghiệm” có điểm trung bình là 2,1 điểm, mức độ quan trọng trên 40%. Với thế hệ trẻ hiện nay, trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì việc trang bị một nghề với chuyên môn vững vàng là quan trọng để giúp họ tồn tại và phát triển. Và ngay bây giờ, đang ngồi trên ghế nhà trường, các em nên điều chỉnh động cơ chọn nghề của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Các cơ sở nghề tạo điều kiện thuận lợi để cho các em tham quan, học tập. Tuy nhiên, hai nội dung trên mức độ nhận thức không quan trọng vẫn chiếm trên 20%. Một số GV và học viên chưa thấy được sư cần thiết phải lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và thực tiễn nên việc lựa chọn nghề cho các em rất khó, chỉ là chọn theo phong trào số đông, chưa thực sự tâm huyết với nghề mình học.

Về nội dung “Sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi cho đất nước” có X = 1,7 điểm, mức không quan trọng chiếm 45,8%, mức rất quan trọng chỉ chiếm 13,8%. Mặc dù nhận thức của CBQL, GV và học viên về vấn đề sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi cho đất nước đã có nhưng chưa cao. Dạy học

nghề cho các em giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp, để đạt được kết quả cao trong việc sử dụng lao động sau này.

Như vậy, nhận thức của CBQL, GV và học viên về tầm quan trọng của dạy học nghề phổ thông chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Trong thời gian tới, trung tâm cần có những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và học viên về tầm quan trọng của dạy học nghề phổ thông, khắc phục có hiệu quả nhất tình trạng nhận thức chưa tốt như hiện nay.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí