4,09 điểm);Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (4,09 điểm). Tuy nhiên, việc đổi mới theo hướng phát huy năng lực kỹ năng thực hành cho học sinh vẫn còn hạn chế: Nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí (đạt 3,88 điểm); Tăng cường làm các thí nghiệm thực hành Vật lí trong các giờ dạy (đạt 3,91 điểm); Chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học Vật lí cho học sinh (đạt 3,94 điểm).
2.3.1.4. Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Vật lí
Để khảo sát thực trạngđổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinhở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả tiến hành khảo sát33 CBQL, GV theo các mức: Chưa thực hiện, yếu, trung bình, khá, tốt. Kết quả khảo sát thu được:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Vật lí
Nội dung | Mức độ thực hiện | TB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Thực hiện đủ số lần kiểm tra, hình thức kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành | 0 | 0 | 7 | 13 | 13 | 4.18 |
0% | 0% | 21% | 39% | 39% | |||
2 | Đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của HS dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS | 0 | 0 | 8 | 15 | 10 | 4.06 |
0% | 0% | 24% | 45% | 30% | |||
3 | Phối hợp một cách hợp lí các hình thức, PP kiểm tra, đánh giá | 0 | 0 | 10 | 14 | 9 | 3.97 |
0% | 0% | 30% | 42% | 27% | |||
4 | Đánh giá học sinh một cách toàn diện, công bằng, khách quan | 0 | 0 | 7 | 14 | 12 | 4.15 |
0% | 0% | 21% | 42% | 36% | |||
5 | Tăng cường kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành thông qua sản phẩm thực hành của HS | 0 | 0 | 11 | 14 | 8 | 3.91 |
0% | 0% | 33% | 42% | 24% | |||
6 | Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình | 0 | 0 | 9 | 11 | 13 | 4.12 |
0% | 0% | 27% | 33% | 39% | |||
7 | Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh | 0 | 0 | 6 | 18 | 9 | 4.09 |
0% | 0% | 18% | 55% | 27% | |||
Trung bình chung | 4.07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điều Kiện Dạy Học Môn Vật Lí Theo Hướng Tăng Cường Kĩ Năng Thực Hành
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Môn Vật Lí Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Hướng Tăng Cường Kĩ Năng Thực Hành
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn Theo Hướng Tăng Cường Kỹ Năng Thực Hành
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Phân Công Giảng Dạy Môn Vật Lí
- Kết Quả Khảo Sát Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí
- Xây Dựng Kế Hoạch Dạy Học Môn Vật Lí Theo Hướng Tăng Cường Kỹ Năng Thực Hành Cho Học Sinh Một Cách Khoa Học, Hợp Lý
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Điểm trung bình các nội dung: 4,07 điểm
Nhận xét:
Theo kết quả bảng khảo sát, việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh được thực hiện khá tốt song việc đánh giá học sinh qua việc tăng cường kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành thông qua sản phẩm thực hành của HSvẫn còn hạn chế (đạt 3,91 điểm).
Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu thêm những thuận lợi, khó khăn của GV Vật lí trong dạy học thông qua các câu hỏi mở, qua phỏng vấn. Tổng hợp các câu trả lời của GV cho thấy, đa số GV cho rằng thuận lợi trong dạy học Vật lí là ý thức học tập tốt; đa số HS chăm học, có tư duy Vật lí; Gia đình HS quan tâm; Lãnh đạo trường quan tâm; CSVC cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học… Những khó khăn cơ bản mà GV gặp trong quá trình dạy học là điểm tuyển sinh đầu vào còn thấp; GV cho rằng CSVC chưa đáp ứng tốt dạy học các giờ thực hành, thí nghiệm Vật lí, còn thiếu phòng học, đồ dùng thiết bị; Nội dung kiến thức còn nặng, bài dài, thời gian còn hạn chế; một bộ phận HS chưa hứng thú, chưa chăm chỉ, thụ động, phương pháp học tập chưa hiệu quả, chưa hợp tác với thầy cô, với bạn…
Như vậy, từ thực trạng trên đây HT cần có biện pháp QL phù hợp nhằm giúp GV khắc phục được các khó khăn trong việc tổ chức dạy học, đáp ứng dạy học theo hướng phát triển kỹ năng thực hành cho HS.
2.3.2. Thực trạng hoạt động học môn Vật lí của học sinh
2.3.2.1.Thực trạng hoạt động học môn Vật lí trên lớp của học sinh
Để khảo sát thực trạng hoạt động học môn Vật lí của học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 133 CBQL, giáo viên, học sinh, theo các mức độ: Chưa thực hiện, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên. Kết quả khảo sát thu được:
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học môn Vật lí trên lớp của HS
Nội dung | Mức độ thực hiện | ĐT B | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên giao về nhà | 0 | 5 | 16 | 62 | 50 | 4.18 |
0 % | 4 % | 12 % | 47 % | 38 % | |||
2 | Tập trung nghe giảng, ghi chép phù hợp các nội dung của bài | 0 | 4 | 24 | 58 | 47 | 4.11 |
0 % | 3 % | 18 % | 44 % | 35 % | |||
3 | Tích cực phát biểu xây dựng bài, tham gia hoạt động nhóm | 0 | 0 | 23 | 72 | 38 | 4.11 |
0 % | 0 % | 17 % | 54 % | 29 % | |||
4 | Có phương pháp học tập môn Vật lí phù hợp | 0 | 0 | 31 | 70 | 32 | 4.01 |
0 % | 0 % | 23 % | 53 % | 24 % | |||
5 | Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV giao trên lớp | 0 | 0 | 40 | 65 | 28 | 3.91 |
0 % | 0 % | 30 % | 49 % | 21 % | |||
6 | Trao đổi với bạn học, với giáo viên về những nội dung kiến thức hay, khó | 0 | 0 | 38 | 62 | 33 | 3.96 |
0 % | 0 % | 29 % | 47 % | 25 % | |||
7 | Chủ động, tích cực tham gia vào làm các thí nghiệm thực hành trong các giờ thực hành (tiến hành thí nghiệm, đo đạc, xử lý số liệu, viết báo cáo) | 0 | 0 | 45 | 74 | 14 | 3.77 |
0 % | 0 % | 34 % | 56 % | 11 % | |||
8 | Trao đổi với bạn học cùng lớp về những nội dung kiến thức hay, khó | 0 | 0 | 30 | 86 | 17 | 3.9 |
0 % | 0 % | 23 % | 65 % | 13 % | |||
9 | Nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá | 0 | 0 | 42 | 68 | 23 | 3.86 |
0 % | 0 % | 32 % | 51 % | 17 % | |||
10 | Hứng thú trong việc học môn Vật lí | 0 | 0 | 49 | 64 | 20 | 3.78 |
0 % | 0 % | 37 % | 48 % | 15 % |
Trung bình chung
3.96
Điểm trung bình các nội dungkhảo sát: 3,96 điểm
Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát cho thấy việc học sinh tham gia học môn Vật lí ở mức Khá (đạt 3,96 điểm). Đa số học sinh đã có ý thức, phương pháp học tập đối với môn Vật lí. Một số nội dung khảo sát cho kết quả khá tốt như: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên giao về nhà (đạt 4,18 điểm); Tập trung nghe giảng, ghi chép phù hợp các nội dung của bài; Tích cực phát biểu xây dựng bài, tham gia hoạt động nhóm (đạt 4,11 điểm); Có phương pháp học tập môn Vật lí phù hợp (đạt 4,01 điểm).
Tuy nhiên vẫn có những nội dung học sinh thực hiện chưa được tốt như: Trao đổi với bạn học cùng lớp về những nội dung kiến thức hay, khó (đạt 3,96 điểm); Chủ động, tích cực tham gia vào làm các thí nghiệm thực hành trong các giờ thực hành (đạt 3,77 điểm); Hứng thú trong việc học môn Vật lí (đạt 3,78 điểm).
2.3.2.2. Thực trạng hoạt động tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí của học sinh
Để khảo sát thực trạng hoạt động tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí của học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 133 CBQL, giáo viên, học sinh theo các mức độ: Chưa thực hiện, yếu, trung bình, khá, tốt. Kết quả khảo sát thu được:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí của HS
Nội dung | Mức độ thực hiện | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Chuẩn bị bài trước khi đến lớp (học bài cũ, chuẩn bị bài mới) | 0 | 5 | 16 | 62 | 50 | 4.18 |
0% | 4% | 12% | 47% | 38% | |||
2 | Tự học lý thuyết, tự làm các bài tập trong SGK | 0 | 2 | 23 | 56 | 52 | 4.19 |
0% | 2% | 17% | 42% | 39% | |||
3 | Tự làm các bài tập trong sách bài tập Vật lí | 0 | 5 | 20 | 60 | 48 | 4.14 |
0% | 4% | 15% | 45% | 36% | |||
4 | Tự làm các thí nghiệm Vật lí | 0 | 3 | 46 | 69 | 15 | 3.72 |
0% | 2% | 35% | 52% | 11% | |||
5 | Tổ chức nhóm học tập, tự nghiên cứu môn Vật lí | 0 | 3 | 38 | 78 | 14 | 3.77 |
0% | 2% | 29% | 59% | 11% | |||
6 | Sưu tầm các tài liệu học tập môn Vật lí | 0 | 4 | 39 | 60 | 30 | 3.87 |
0% | 3% | 29% | 45% | 23% | |||
7 | Tự học Vật lí qua internet | 0 | 5 | 41 | 61 | 26 | 3.81 |
0% | 4% | 31% | 46% | 20% | |||
8 | Tự làm các thiết bị thí nghiệm | 0 | 6 | 46 | 74 | 7 | 3.62 |
0% | 5% | 35% | 56% | 5% | |||
9 | Tự chế tạo các dụng cụ, máy móc trên hoạt động theo nguyên tắc Vật lí | 0 | 5 | 52 | 71 | 5 | 3.57 |
0% | 4% | 39% | 53% | 4% | |||
Trung bình chung | 3.87 |
Điểm trung bình các nội dung khảo sát: 3,87 điểm
Nhận xét:
Qua bảng số liệu khảo sát, khả năng tự học môn Vật lí của học sinh các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ởmức Khá. Một số nội dung liên quan đến việc học lý thuyết, các em thực hiện tương đối tốt như: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp (đạt 4,18 điểm); Tự học lý thuyết, tự làm các bài tập trong SGK (đạt 4,19 điểm); Tự làm các bài tập trong sách bài tập Vật lí (đạt 4,14 điểm). Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến việc thực hành Vật lí thì học sinh thực hiện chưa được tốt như: Tự làm các thí nghiệm Vật lí (đạt 3,72 điểm); Tự làm các thiết bị thí nghiệm (đạt 3,62 điểm); Tự chế tạo các dụng cụ, máy móc trên hoạt động theo nguyên tắc Vật lí (đạt 3,57 điểm). Từ đó cho thấy, kỹ năng thực hành môn Vật lí của học sinh thực sự chưa được tốt.
2.3.3. Thực trạng các điều kiện dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành
Để khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả tiến hành khảo sát 33 CBQL, giáo viên theo các mức độ: Chưa thực hiện, yếu, trung bình, khá, tốt. Kết quả khảo sát thu được:
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí
Nội dung | Mức độ thực hiện | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Phòng học đảm bảo các điều kiện để tiến hành các giờ dạy Vật lí | 0 | 0 | 10 | 16 | 7 | 3.91 |
0% | 0% | 30% | 48% | 21% | |||
2 | Có đầy đủ các thiết bị thí nghiệm thực hành ít nhất theo danh mục thiết bị dạy học môn Vật lí tổi thiểu | 0 | 0 | 6 | 16 | 11 | 4.15 |
0% | 0% | 18% | 48% | 33% | |||
3 | Khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm Vật lí trong học tập và nghiên cứu hiệu quả | 0 | 0 | 8 | 19 | 6 | 3.94 |
0% | 0% | 24% | 58% | 18% | |||
4 | 0 | 0 | 7 | 17 | 9 | 4.06 |
Thực hiện bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm Vật lí một cách kịp thời, hiệu quả | 0% | 0% | 21% | 52% | 27% | ||
5 | Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành cho giáo viên Vật lí, nhân viên thiết bị thí nghiệm | 0 | 0 | 9 | 16 | 8 | 3.97 |
0% | 0% | 27% | 48% | 24% | |||
6 | Khuyến khích giáo viên, học sinh tự làm các thiết bị thí nghiệm để sử dụng trong dạy học | 0 | 0 | 6 | 20 | 7 | 4.03 |
0% | 0% | 18% | 61% | 21% | |||
7 | Hàng năm mua sắm, bổ sung các thiết bị thí nghiệm Vật lí bị hỏng. Mua bổ sung thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành (ngoài danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) | 0 | 0 | 14 | 12 | 7 | 3.79 |
0% | 0% | 42% | 36% | 21% | |||
Trung bình chung | 3.98 |
Điểm trung bình các nội dung khảo sát: 3,98 điểm
Nhận xét:
Với điểm trung bình 3,98 của các nội dung khảo sát cho thấy điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí của các trường đã cơ bản đáp ứng cho việc dạy học Vật lí. Một số nội dung đã thực hiện tương đối tốt như: Có đầy đủ các thiết bị thí nghiệm thực hành ít nhất theo danh mục thiết bị dạy học môn Vật lí tối thiểu (đạt 4,15 điểm);Thực hiện bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm Vật lí một cách kịp thời, hiệu quả (đạt 4,06 điểm). Nhưng có một số nội dung các trường thực hiện còn chưa hiệu quả: Hàng năm mua sắm, bổ sung các thiết bị thí nghiệm Vật lí bị hỏng. Mua bổ sung thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành (ngoài danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) (đạt 3,79 điểm); Khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm Vật lí trong học tập và nghiên cứu hiệu quả (đạt 3,94 điểm). Qua số liệu khảo sát cho thấy, một số nội dung về việc trang bị các thiết bị thí nghiệm, mua sắm đầu tư các thiết bị thí nghiệm thực hành mới, xây dựng các phòng học bộ môn đạt chuẩn đáp ứng chưa thực sự được tốt. Ví dụ, trường có 04 giáo viên Vật lí nhưng chỉ có 01 phòng học bộ môn Vật lí, điều này gây khó khăn cho việc cho học sinh tiến hành các thí nghiệm Vật lí để từ đó tăng cường kỹ năng thực hành môn Vật lí cho học sinh.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành
2.4.1.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện các kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên Vật lí
Để khảo sát thựctrạng xây dựng và thực hiện các kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên Vật lí ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả tiến hành khảo sát 33 CBQL, GV theo các mức độ: Chưa thực hiện, yếu, trung bình, khá, tốt. Kết quả khảo sát thu được:
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và thực hiện các kế hoạch
Nội dung | Mức độ thực hiện | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Xây dựng và ban hành chương trình giáo dục nhà trường theo năm học kịp thời để tổ trưởng chuyên môn có căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn | 0 | 0 | 12 | 10 | 11 | 3.97 |
0% | 0% | 36% | 30% | 33% | |||
2 | Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn để giáo viên có căn cứ xây dựng kế hoạch dạy học | 0 | 0 | 13 | 12 | 8 | 3.85 |
0% | 0% | 39% | 36% | 24% | |||
3 | Tổ chuyên môn hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên Vật lý xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, lập kế hoạch sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành trong năm học | 0 | 0 | 14 | 14 | 5 | 3.73 |
0% | 0% | 42% | 42% | 15% | |||
4 | Triển khai động viên, đôn đốc tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra | 0 | 0 | 9 | 17 | 7 | 3.94 |
0% | 0% | 27% | 52% | 21% | |||
5 | Kiểm tra, giám sát việc dạy học của giáo viên theo đúng kế hoạch đã xây dựng, có điều chỉnh, bổ sung (nếu cần thiết) | 0 | 0 | 12 | 15 | 6 | 3.82 |
0% | 0% | 36% | 45% | 18% | |||
Trung bình chung | 3.86 |
Điểm trung bình của các nội dung khảo sát: 3,86 điểm
Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát, việc thực hiện xây dựng và thực hiện các kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên Vật lí ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện tương đối tốt. Việc xây dựng và ban hành chương trình giáo dục nhà trường theo năm học kịp thời (đạt 3,97). Tuy nhiên, việc Tổ chuyên môn hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên Vật lí xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, lập kế hoạch sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành trong năm học còn hạn chế (đạt 3,73 điểm). Qua đây cho thấy cần có thêm biện pháp xây dựng kế hoạch theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành Vật lí cho học sinh.