Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Môn Vật Lí Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Hướng Tăng Cường Kĩ Năng Thực Hành

HS và các thành viên của nhà trường; tôn trọng lẫn nhau, quan tâm đến mọi đối tượng HS, lắng nghe HS, tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong dạy học khoa học, đảm bảo tính giáo dục.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành

Trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong phạm vi luận văn, tác giả đề cập tới một số yếu tố cơ bản sau:

1.6.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục

Thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục cũng có sự thay đổi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học của nhà trường.

Nghị quyết của Đảng đã định hướng cho việc đổi mới của ngành giáo dục; các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT cũng đã cụ thể hóa các nhiệm vụ trong quản lý hoạt động dạy học đó chính là căn cứ điều hành công tác quản lý dạy học. Bên cạnh các văn bản chỉ đạo, công tác quản lý của Hiệu trưởng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm đúng đắn của ngành thông qua các cơ chế chính sách, các chế độ ưu đãi. Các quy định của Bộ, Sở GD&ĐT; các chế độ chính sách đối với nhà giáo; môi trường làm việc; sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT; sự phối hợp tốt với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục; tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương; điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học, quản lý HĐDH của Hiệu trưởng.

Để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi mỗi CBQL, GV, HS phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ của bản thân để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, hoạt động dạy, hoạt động học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.6.2. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ

Hiện nay, sự phát triển mạnh của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin có tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục; những tác động của KH&CN ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học của nhà trường, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dạy học phát triển. Các phương tiện kỹ thuật cao tác động vào đời sống xã hội một cách ồ ạt đã

tác động rất mạnh mẽ tới việc dạy Vật lí ở trường THPT, bởi Vật lí là nền tảng để hình thành nên những lĩnh vực đáp ứng được những yêu cầu thay đổi của xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Kết nối vạn vật,… đã đem lại hiệu quả to lớn, tuy nhiên nó cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc tranh thủ thờicơ tốt từ tác động này giúp cho các cán bộ quản lý nhà trường nắm bắt được xu hướng, nhu cầu để kịp thời có sự điều chỉnh, đổi mới phù hợp trong quá trình quản lý hoạt động dạy học.

1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương

Các yếu tố kinh tế - xã hộiđịa phương có sự ảnh hưởng tới hoạt động dạy học của nhà trường. Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; nhu cầu của địa phương về giáo dục; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương; trình độ dân trí và nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư; sự quan tâm của địa phương tới nhà trường, tới các hoạt động giáo dục là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động. Do vậy, cần có những đánh giá về tác động này để có những điều chỉnh, đổi mới từ hình thức, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chất lượng dạy học để đạt được các mục tiêu đã xác định.

1.6.4. Trình độ năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý trường học

Trong nhà trường, cán bộ quản lý trường học đứng đầu là HT, chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường. Để có hiệu quả trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng trong HĐDH, người HT phải hiểu rõ mục tiêu GD, am hiểu nội dung GD, nắm chắc các phương pháp GD, các nguyên tắc GD xã hội chủ nghĩa. Người HT phải cần có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín, là con chim đầu đàn của tập thể GV, biết cách tổ chức HĐDH trong nhà trường một cách hiệu quả.

Nhà quản lý trường học cần vận dụng linh hoạt chức năng quản lý trong việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá HĐDH nói chungvà hoạt động dạy học mônVật líởtrườngTHPTnóiriêng. Bêncạnhđónhữngkỹnăngvề CNTT và ngoại ngữ rất cần thiết phục vụ cho công tác quản lý. Uy tín của người HT trong tập thể sư phạm là tấm gương sáng có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên, CBQL, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Tiêu điểm hội tụ của những yếu tố trên chính là nhận thức của người HT, có nhận thức đúng mới dẫn đến hành động, vạch ra con đường đi đúng.

Để đạt hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho HS, trước hết, cán bộ quản lý nhà trường phải nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí để đưa ra những cách

thức, biện pháp quản lý hiệu quả, đồng thời tạo môi trường và điều kiện tốt phục vụ hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và của môn Vật lí nói riêng. Ngườicần cónhững yếu tố để quản lý HĐDH hiệu quả: Năng lực, phẩm chất của người quản lý; năng lực xây dựng tầm nhìn, kế hoạch chiến lược, kế hoạch dạy học; khả năng tổ chức các hoạt động; khả năng vận động và tập hợp quần chúng; khả năng thu thập và xử lý thông tin; tính nhạy bén trong xử lý tình huống; khả năng tổ chức kiểm tra, tư vấn, giám sát; việc thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, công tác thi đua khen thưởng và sự nỗ lực trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của người quảnlý.

1.6.5. Trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên dạy Vật lí

Trong nhà trường GV là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Người HT giỏi, bản kế hoạch tốt mà người thực hiện là GV lại không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì người HT phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng ĐNGV, quan tâm tới đặc điểm tâm lý HS, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, tâm huyết, gần gũi với HS, chỉ đạo, hướng dẫn GV của mình có cách tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu để có PPDH hợp lý, gắn bó với HS, hết lòng vì HS thân yêu.

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình dạy học. Chất lượng của ĐNGV được thể hiện ở các mặt như trình độ đào tạo, trình độ tin học, ngoại ngữ; khả năng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐDH. Đặc biệt đối với môn Vật lí, người GV cần có kỹ năng thực hành tốt để đáp ứng được yêu cầu bộ môn. Để đảm chất lượng của bộ môn cần bố trí đủ số lượng GV, phân công giảng dạy cân đối, hợp lý.

Dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho HS tạo ra thách thức không nhỏ với năng lực thực tế của đội ngũ GV Vật lí. Bên cạnh những kỹ năng cơ bản, như kỹ năng tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa; kỹ năng giải bài tập vật lí, còn cần ở GV những kỹ năng: kỹ năng tìm hiểu đối tượng HS; kỹ năng truyền cảm hứng cho HS trong quá trình dạy học; Kỹ năng thực hành thí nghiệm; Kỹ năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong quá trình dạy học; kỹ năng tự làm thiết bị thí nghiệm, ứng dụng trong thực tiễn; kỹ năng sử dụng các mô hình dạy học tích hợp có môn Vật lí để phát triển năng lực HS… Do vậy, đội ngũ GV môn Vật lí phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu dạy học thực hiện đổi mới giáo dục.


Tiểu kết chương 1


Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT đi từ tổng quan vấn đề nghiên cứu đến việc làm sáng tỏ các khái niệm, phạm trù liên quan. Phân tích vị trí, vai trò của dạy học môn Vật lí ở trường THPT, phân tích mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy môn Vật lí ở trường THPT, là cơ sở để cải tiến mục tiêu dạy học, đảm bảo việc thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo môn học đặt ra, giúp giáo viên cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh.

Những nội dung cơ bản của quản lý HĐDH môn Vật lí ở Trường THPT bao gồm: Quản lý việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên; Quản lý việc phân công giảng dạy môn Vật lí; Quản lý hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên; Quản lý hoạt động học môn Vật lí của học sinh; Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí; Quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng Trường THPT.

Cơ sở lý luận trong chương 1 làm căn cứ cho nghiên cứu thực tiễn ở chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG

TĂNG CƯỜNG KÝ NĂNG THỰC HÀNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

2.1. Giáo dục trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Tình hình kinh tế văn hóa xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư

Ba Bể là huyện niền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 67.412ha. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông (Bắc Kạn),Phía Bắc Giáp huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) và tỉnh Cao Bằng. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao.

Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản. Dân số toàn huyện có gần 47 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác.

2.1.1.2. Kinh tế, xã hội

Điều kiện kinh tế huyện Ba Bể rất khó khăn, trong những năm vừa qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều khởi sắc: Việc phát triển kinh tế chủ yếu là phát triển cây lâm nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ, phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời với việc phát triển kinh tế huyện Ba Bể thực hiện tốt việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thu ngân sách: Năm 2016 thu được 21,144 tỷ đồng, năm 2017 thu được 27,954 tỷ đồng, năm 2018: 29,880 tỷ đồng, đều vượt chỉ tiêu của Nghị quyết.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và duy trì.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm (theo tiêu chí mới): Năm 2016 giảm 3,28%, đạt so với Nghị quyết (giảm 3-5%); năm 2017 giảm 2,15%, không đạt so với Nghị quyết.

Năm 2016, 2017 mỗi năm xây dựng được thêm 01 trường học đạt chuẩnquốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt trên 90%đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết...

2.1.2. Khái quát về giáo dục phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

2.1.2.1. Quy mô trường lớp cấp trung học phổ thông

Hiện nay, huyện Ba Bể có 02 trường THPT thực hiện việc đào tạo cấp THPT cho học sinh thuộc các xã, thị trấn của huyện Ba Bể và xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp trong các năm học



TT


Năm học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Chia ra

Số HS/lớp

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12


1

2016-

2017


2


30


1087


10


10


10


37


2

2017-

2018


2


30


1093


10


10


10


37


3

2018-

2019


2


30


1080


10


10


10


36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 7

2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp trung học phổ thông

Trong những năm học vừa qua Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, quy hoạch và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp THPT trong đó có 2 trường đóng trên địa bàn huyện Ba Bể.

Đội ngũ cán bộ quản lý:

- Trường THPT Ba Bể là trường hạng I miền núi với 21 lớp học. Ban giám hiệu nhà trường gồm có 01 Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng (còn thiếu 01 phó Hiệu trưởng). Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (02 thạc sỹ, 01 đang học thạc sỹ), có năng lực quản lý, điều hành nhà trường, hàng năm xếp loại công chức, viên chức đều từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

- Trường THPT Quảng Khê là trường hạng 2, miền núi, là trường có 2 cấp học với 15 lớp (06 lớp THCS, 09 lớp THPT). Ban giám hiệu nhà trường gồm có 01 phó Hiệu trưởng phụ trách và 01 phó Hiệu trưởng (Còn thiếu 01). Đội ngũ Ban giám hiệu đều có trình độ đạt chuẩn, có năng lực trong quản lý điều hành. Hàng năm xếp loại công chức, viên chức đều từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Giáo viên:Trường THPT Ba Bể có 05 tổ chuyên môn với 48 giáo viên. Trường THPT Quảng Khê có 04 tổ chuyên môn (02 tổ chuyên môn cấp THPT) với 32 giáo

viên (18 giáo viên cấp THPT). Các giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TT

Trường

Hạng

trường

Số

CBQL

Số tổ

CM

Số GV

(THPT)

Số GV

Vật lí

1

THPT Ba Bể

1

3

5

48

4

2

THPT Quảng Khê

2

2

4

32

2

2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên Vật lí cấp trung học phổ thông

Đội ngũ giáo viên Vật lí cấp trung học phổ thông có 06 người, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Có năng lực, nhiệt tình trong công tác. Số giáo viên đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 05, cấp tỉnh: 0, hiện vẫn chưa có giáo viên Vật lí đăng ký đi học nâng cao trình độ (sau Đại học). Trong những năm họcvừa qua, các giáo viên Vật lí đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí, tăng cường khai thác và sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực hành môn Vật lí đã làm cho các tiết học môn Vật lí trở nên dễ hiểu, không nhàm chán. Học sinh đã chủ động hơn, tích cựchơn trong các hoạt động lĩnh hội kiến thức.

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên Vật lí có năng lực không đồng đều, vẫn còn giáo viên ngại khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học trong các tiết học một phàn do thiết bị thí nghiệm thực hành còn thiếu (do hỏng), một phần do kỹ năng khai thác và sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành Vật lí chưa thực sự tốt.

2.1.2.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho dạy học môn Vật lí cấp trung học phổ thông

Các nhà trường đã dành nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học. Công tác quản lý cơ sở vật chất được đảm bảo, các nhà trường đã tiến hành giao cơ sở vật chất lớp học cho từng lớp để lớp tự quản lý, sử dụng (01 phòng/lớp) qua đó việc bảo quản và sử dụng hiệu quả, giảm thiểu được hỏng hóc. Hàng năm, vào cuối mỗi kỳ học, nhà trường đều tiến hành kiểm tra, rà soát các thiết bị dạy học trong đó có các thiết bị thí nghiệm thực hành môn Vật lí để tiến hành mua sắm, bổ sung. Song do nguồn kinh phí không nhiều, việc xã hội hóa giáo dục thực hiện chưa tốt (do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn) nên việc mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học nói chung và thiết bị thí nghiệm thực hành môn Vật lí nói riêng còn hạn chế.

Việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học được thực hiện theo quy định, các giáo viên lên lớp đều báo cáo các thiết bị dạy học qua nhân viên quản lý thiết bị, quá trình quản lý có đủ hồ sơ sổ sách theo dõi tình trạng thiết bị sử dụng và được cập nhật vào phần mềm quản lý thiết bị. Ngoài ra các giáo viên còn chủ động tự làm thêm các thiết bị dạy học. Trong năm học 2018 - 2019 số thiết bị tự làm là 99 thiết bị.

Thiết bị dạy học môn Vật lí đã được cấp theo đúng Thông tư 01/2010/TT- BGDĐT về ban hành thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông. Qua khai thác, sử dụng, một số thiết bị đã bị hỏng, không thực hiện được hết các thí nghiệm trên lớp. Các bài thực hành Vật lí, giáo viên Vật lí đã hướng dẫn và tổ chức cho học sinh làm tại phòng học bộ môn Vật lí, song số lượng thiết bị thí nghiệm còn thiếu (do hỏng) nên mỗi nhóm học sinh tham gia làm thí nghiệm khá đông, một số học sinh không được tham gia tiến hành các thí nghiệm.

2.1.2.5. Thực trạng học sinh cấp trung học phổ thông

Học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có trên 95% là dân tộc thiểu số, đa số học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (trừ Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể). Nhiều học sinh trọ học xa nhà tại các khu trọ, sự quản lý, giáo dục của gia đình còn hạn chế. Đại đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập song còn khá rụt rè, nhút nhát trong việc tham gia các hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường.

Đối với môn Vật lí là một môn học được cho là khó, đặc biệt đối với học sinh miền núi. Học sinh trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có cố gắng, song kết quả đạt được chưa cao. Chỉ có 01 học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh và không đạt giải.

Bảng 2.2. Kết quả Xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2018 -2019


TT

Trường

TS

HS

Tốt

Khá

Tb

Yếu

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

1

THPT Ba Bể

780

608

77.95

127

16.28

39

5.00

6

0.77

2

THPT Quảng Khê

300

193

64.33

80

26.67

22

7.33

5

1.67

Tổng

1080

801

74.17

207

19.17

61

5.65

11

1.02

Bảng 2.3. Kết quả Xếp loại học lực của học sinh năm học 2018 -2019


TT

Trường

TS HS

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Kém

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

THPT Ba Bể

780

23

2.95

272

34.87

412

52.82

71

9.10

2

0.26

2

THPT

Quảng Khê

300

6

2.00

93

31.00

181

60.33

20

6.67

0

0.00

Tổng

1080

29

2.69

365

33.80

593

54.91

91

8.43

2

0.19

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí