thích đáng, minh bạch và khách quan các hạn chế, tiêu cực trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của thị trường tiền tệ. Để thực hiện được điều đó cần tăng cường khâu công tác cán bộ trong lĩnh vực này, đó là hoàn thiện bộ máy, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất hiện đại cho công tác kiểm tra giám sát...đồng thời cần hoàn thiện cơ chế, cơ sở pháp lý cho công tác giám sát thị trường.
Với ngành ngân hàng: Đề nghị với NHNN cần có những nghiên cứu, ban hành các văn bản khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng và tạo điều kiện cho thị trường này hoạt động thuận lợi, hiệu quả phù hợp với Luật NHNN và Luật các TCTD. Các văn bản của NHNN chỉ là khung pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện, để họ có thể tự phát huy được tính năng động của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường.
NHNN nên thực sự đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. Cần cho phép các NHTM được giao dịch thấu chi tại NHNN theo một hạn mức nhất định, ở đây là theo tỷ lệ số dư tiền gửi của các NHTM tại NHNN, để tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn khi trên thị trường bị khan hiếm tiền VNĐ, mở rộng cho vay chiết khấu, có cầm cố đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và NHTMCP.
Trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường hiện nay, quy định về hạn chế tỷ lệ huy động tiền gửi bằng VND đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hay chưa cho vay thanh toán bù trừ đối với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và NHTMCP nhằm giúp cho các ngân hàng Việt Nam hạn chế được sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoàivới tình hình tài chính vững mạnh và đội ngũ nhân viên được tranh bị kiến thức nghiệp vụ và dầy dặn kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quy định này cũng dẫn đến những hạn chế nhất định, làm thị trường phân thành 2 mảng rõ rệt, một bên là các NHTMVN chủ yếu là các NHTMQD chiếm ưu thế về huy động vốn bằng VND trên thị trường và luôn đóng vai trò là ngân hàng cho vay hoặc gửi tiền VND, và bên kia là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh thiếu tiền VND và luôn là ngân hàng đi vay hoặc nhận tiền gửi. Vì vậy, để từng bước tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh doanh bình đẳng, NHNN cần nghiên cứu, cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và một số NHTMCP lớn, có uy tín được vay thanh toán bù trừ tại
NHNN. Hoặc NHNN cho phép các TCTD được thấu chi theo một tỷ lệ nhất định với số dư tài khoản giấy tờ có giá gửi tại NHNN. Đồng thời, sửa lại quy định về cơ chế vay chiết khấu, cho vay có cầm cố thế chấp tài sản của NHNN theo hướng thông thoáng, thuận tiện hơn.
Để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các TCTD, NHNN cần nghiên cứu hạn chế và tiến tới loại bỏ dần các hình thức đối xử chưa bình đẳng đối với một số TCTD như quy định hạn chế về huy động tiền VND đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các hạn chế trong tiếp cận nguồn vay từ NHNN.
NHNN cần xem xét nên chăng cho thành lập thị trường liên ngân hàng khu vực để các NHTMCP có cơ hội tiếp cận khi thiếu vốn. Mặt khác, cần tạo điều kiện hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng về tình hình hoạt động, khả năng thanh toán của các ngân hàng khác, hoặc thiết lập những tiêu chuẩn để xác định thành viên tham gia thị trường tiền tệ.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các TCTD được quyền tham gia thị trường tiền tệ, trong đó có thị trường liên ngân hàng. NHNN không quy định hạn chế đối tượng tham gia thị trường liên ngân hàng.Các TCTD cũng được quyền tự quyết định cho vay hoặc không cho vay khi đánh giá thấy không đảm bảo an toàn vốn cho vay và trước khi quyết định cho vay, các ngân hàng có quyền yêu cầu các ngân hàng đối tác cung cấp các thông tin báo cáo thường niên, báo cáo tài chính được kiểm toán của họ để xem xét, đánh giá. NHNN sẽ cung cấp thông tin cho các TCTD trong trường hợp có thể, chẳng hạn như lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Giải Pháp Thúc Đẩy Cầu Trên Thị Trường Tiền Tệ
- Nâng Cao Năng Lực Điều Hành, Tính Độc Lập Và Vai Trò Kiểm Soát Tttt Của Nhnn
- Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Của Tttt
- Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 29
- Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 30
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
NHNN nên nghiên cứu để có những giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường mở như thu hút thêm thành viên tham gia, tăng cường vai trò điều tiết của NHNN qua nghiệp vụ thị trường mở, tạo thêm nhiều sản phẩm cho thị trường tiền tệ và cũng là tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các TCTD, giúp các TCTD sử dụng nguồn vốn linh hoạt và hiệu quả hơn.
Các tổ chức tín dụng phải tự xem xét và đánh giá đúng khả năng của mình, củng cố lại bộ máy tổ chức và điều hành, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ vừa giỏi kỹ thuật nghiệp vụ, vừa có đạo đức tác phong tốt, không ngừng hiện đại các giao dịch, đảm bảo cho các tổ chức tín dụng không ngừng lớn mạnh, ổn định lâu dài. Sự lớn
mạnh của mỗi tổ chức tín dụng chính là cơ sở vững chắc cho thị trường tiền tệ phát triển. Từ đó, các TCTD có thể dễ dàng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ NHNN.
NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa việc cơ cấu và củng cố lại hoạt động của các ngân hàng từ ngân hàng Nhà nước đến các TCTD. Thực hiện Đề án xử lý dứt điểm nợ xấu của các TCTD để tạo sân chơi bình đẳng giữa các TCTD.
NHNN nghiên cứu để mở rộng thêm nhiều hàng hoá có thể giao dịch trên thị trường, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD theo hướng cho phép các loại trái phiếu được giao dịch trên thị trường tiền tệ, được sử dụng để cầm cố, thế chấp vay vốn kinh doanh.
* *
*
KẾT LUẬN
Trong những năm đổi mới, với sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng đã thực sự được hình thành, góp phần tích cực cho việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, thị trường tiền tệ ở Việt Nam vẫn chưa có được sự phát triển đồng bộ, do đó hạn chế sự luân chuyển vốn tài chính đầu tư cho nền kinh tế nói chung, và trên thị trường tiền tệ nói riêng.
Để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn tới, việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng. Thị trường tiền tệ phát triển một cách đồng bộ, với qui mô lớn hơn và hiệu quả hơn sẽ giúp cho việc huy động và phân bổ nguồn vốn tốt hơn, giúp các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các rủi ro. Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng kinh tế nhằm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cho nên nhu cầu về huy động vốn và đầu tư vốn là rất lớn để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc phát triển thị trường tiền tệ là một yêu cầu tất yếu và bức xúc hiện nay.
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu, đề tài luận án đã được hoàn thành và có thể tóm tắt lại như sau.
Trước hết, đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tiền tệ, cấu trúc của thị trường tiền tệ, các bộ phận của thị trường tiền tệ, giải thích và lập luận về sự phát triển của thị trường tiền tệ trong quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị trường ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đã phân tích thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO đến nay. Qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân hạn chế của từng bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ nói riêng và của cả thị trường tiền tệ nói chung.
Đã đưa ra những quan điểm định hướng, và các điều kiện cần phải thực hiện để phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ trong quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị trường ở Việt Nam và đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Cuối cùng, Luận án đề xuất các giải pháp trực tiếp và gián tiếp có tác động tới tất cả các thành phần của thị trường tiền tệ, nhằm vận hành một cách tổng thể thị trường tiền tệ trong từng giai đoạn cũng như trong cả quá trình phát triển của nó.
Tóm lại, có thể nói phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp, một quá trình liên tục, đòi hỏi các giải pháp cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể thực tế phát sinh trên thị trường. Trong quá trình này, có vai trò rất quan trọng của NHNN TW, của Chính phủ, và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý cũng như điều hành mọi hoạt động của thị trường tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1- Nguyễn Thị Thành (2004), Thực trạng và một số giải pháp phát triển Thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4 năm 2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2- Nguyễn Thị Thành (2006), Bàn thêm về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.Bài đăng Tạp chí Kinh tế và phát triển số Tháng 10 năm 2006 nhân Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các Bộ môn Khoa học Mác -Lê nin.
3- Nguyễn Thị Thành (2009),Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Bài viết đăng Tạp chí lý luận và nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước số 4, tháng 2 năm 2009 .
4- Nguyễn Thị Thành (2009), Ổn định tỷ giá và lãi suất nhiệm vụ trọng tâm của năm 2009. Bài đăng Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 6 năm 2009 nhân dịp chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21 - 6.
5- Nguyễn Thị Thành (2009) Giải pháp nào phát triển Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Phát triển số Tháng 10 năm 2009 nhân Kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa lý luận chính trị (1984 - 2009).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh (Vũ Hoài): “Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực”, Tạp chí Ngân hàng 2001.
2. Blake (David): “Phân tích thị trường Tài chính” (Sách dịch), Nxb Thống kê, Năm 2001.
3. Bộ Tài chính: “Những vấn đề chung của chiến lược tổng thể – Chiến lược tài chính – tiền tệ Việt Nam năm 2001 – 2010”, Hà Nội, 2000.
4. Cầm (Nguyễn Mạnh), Phó thủ tướng – Phát biểu về Hội nhập kinh tế quốc tế – ( Giới thiệu Nghị quyết 07- NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế, 2002 ).
5. Duệ (Nguyễn), PTS - (Chủ biên): “Giáo trình thị trường vốn”, Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Nxb Mũi Cà mâu-1995.
6. Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.
7. Hà (Trần Thị), TS: “Một số nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam”, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, 1992.
8. Học viện Ngân hàng: “Giáo trình đại cương thị trường tài chính”, Nxb Thống kê, Hà nội-2002.
9. Học viện Ngân hàng: “Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, Nxb Thống kê, Hà nội-2001.
10. Hoàng Kim: “Tiền tệ Ngân hàng, Thị trường tài chính”, Nxb Tài chính, Hà nội-2001.
11. Lữ (Lê Đức), TS: “Giải pháp phát triển đồng bộ thị trường tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Trường đại học KTQD, Năm 2002.
12. Mishikin (Frederic S.): “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” - “Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính” (Sách dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội-1999.
13. Mùi (Nguyễn Thị), TS: “Lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng”, Nxb Xây dựng, Hà nội-2001.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Tìm hiểu nghiệp vụ thị trường mở”, 2002.
15. Ngọc (Tô Kim): “Thực trạng hoạt động của Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua”, Tạp chí Ngân hàng, 2001.
16. Nhung (Nguyễn Thị), TS - (Chủ biên): “Giáo trình Thị trường tiền tệ”, Học viện Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà nội-2002.
17. Quế (Hoàng Xuân) - Biên soạn: “Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương”, Đại học kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính, Nxb Thống kê, Hà nội-2002.
18. Rose (Peter S.): “Commercial Bank Management” – “Quản trị ngân hàng thương mại” (Sách dịch), Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Tài chính, Hà nội-2001.
19. Tề (Lê Văn), PGS.TS và Th.S.Nguyễn Thị Xuân Liễu (Biên Soạn): “Phân tích thị trường Tài chính”, Nxb Thống kê, Năm 2000.
20. Tiến (Nguyễn Văn), TS – “Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối” NXB Thống kê năm 2002.
21. Tiến (Nguyễn Văn) - Chủ biên: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Học viện Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà nội-1999.
22. Tiến (Nguyễn Văn), TS: “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”, Học viện Ngân hàng, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Thống kê, Năm 2001.
23. Tiến (Nguyễn Đồng): “Vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của NHNN Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng 2001.
24. Tư (Lê Văn), GS.TS và Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải: “Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường Tài chính”, Nxb Thống kê, Năm 2001.
25. Ân (Đinh văn), TS : “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Năm 2003.
26.Kiều (Nguyễn Minh), TS: “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống kê, Năm 2007.
27. Trình (Đinh Xuân), GS, NGƯT: “Thị trường thương phiếu ở Việt Nam”, NXB LĐ –XH, Năm 2006.
28. Nga (Lê Hoàng ), PGS.TS.: “Nghiệp vụ thị trường tiền tệ”,NXB Tài chính, Năm 2008.
29.Lý (Lê Quốc), TS: “Tỷ giá hối đoái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Năm 2004.
30. Dờn (Nguyễn Đăng), PGS.TS: “Tín dụng Ngân hàng”, NXB Thống kê, Năm 2005.
31.Tề (Lê Văn), PGS.TS: “Tiền tệ và Ngân hàng”, NXB LĐ-XH, Năm 2008. 32.Duệ (Nguyễn), PTS: “Giáo trình thị trường vốn”, NXB Mũi cà mau, Năm
1995.
33.Nga (Lê Hoàng), PGS.TS: “Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của NHTW, định hướng và giải pháp cho những năm trước mắt”- Năm 2004.
34.Long (Trần Hữu), Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam”, năm 2004.