Phân Tích Ưu Nhược Điểm Của Các Chương Trình/dự Án Đã Được Xây Dựng Tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng

động của mình nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chính trong việc bảo tồn và phát triển. Các kết quả đạt được như xây dựng mới được cơ sở vật chất (các tuyến du lịch được nâng cấp và mở rộng, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, xây dựng nhà làm việc …), nâng cao diện tích rừng được trồng mới và bảo vệ theo từng năm, tăng cường năng lực cho các cán bộ của Ban quản lý. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hoạt động chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành chủ yếu do việc thiếu vốn hoạt động; chưa huy động mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của mình và thiếu sự giám sát kết quả thực hiện của các Chương trình/dự án đã triển khai.

Bảng 3.2: Phân tích ưu nhược điểm của các Chương trình/Dự án đã được xây dựng tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


TT

Tên Chương trình/dự án

Ưu điểm

Nhược điểm

1

Dự án đầu tư xây dựng

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà giai đoạn 2006 - 2010

Tập trung vào các yêu cầu cung cấp kinh phí cho các hạng mục về xây dựng cơ

̉ ha ̣tầng , vâṭ tư trang thiết bi ̣ , nâng cao năng lực…

Có những hoạt động chưa được thực hiện do chưa xác định được chính xác nguồn cung cấp vốn để thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần như nâng cấp

tuyến du lịch Thiên thai.

2

Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2011-2015

Nêu được các chỉ số giám sát đánh giá rất cụ thể và có bảng đánh giá hiệu quả quản lý

Được xây dựng như kế hoạch tổng thể và tập trung vào mục tiêu bảo tồn hiệu quả và duy trì giá trị đa

dạng sinh học

Chưa xác định được nguồn cung cấp vốn cho các hoạt động của Vườn quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 5


TT

Tên Chương trình/dự án

Ưu điểm

Nhược điểm



Huy động được sự tham gia của người dân trong

công tác bảo vệ rừng.


3

Quy hoạch đầu tư Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà giai đoạn 2011- 2020 theo hướng tiếp cận sử dụng rừng đa mục đích

Xây dựng các chương trình theo hướng tiếp cận sử dụng đa mục đích trong quản lý rừng, điều hoà đựơc mối quan hệ giữa vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, các mục tiêu sản xuất hay chức năng cung cấp của rừng và giảm nghèo cho những cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng;

Bảo tồn gắn liền với các hoạt động phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương kết hợp với giáo dục môi trường để đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội địa

phương.

Một số khu vực của Vườn chưa được đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng.

4

Dự án đầu tư vùng đệm vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà giai đoạn 2009 – 2013

Tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cuộc sống của những người sống phụ thuộc vào rừng, hộ nghèo, đồng bào dân tộc ít người thông qua các hoạt động bảo vệ và

phát triển rừng, hỗ trợ các

Chưa có kinh phí để triển khai.

Thiếu sự kết nối với các khu vực thuộc sự quản lý của Ban quản lý


TT

Tên Chương trình/dự án

Ưu điểm

Nhược điểm



hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Gắn liền các nội dung xóa đói, giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ đồng bào dân tộc của địa phương với công tác quản lý, bảo vệ rừng;

Giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm trong vai trò tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng vườn quốc gia và vùng

đệm.


5

Quy hoạch tổng thể du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Xác định nhu cầu đầu tư với danh mục các dự án ưu tiên đầu tư qua từng giai đoạn phát triển du lịch của

Vườn quốc gia

Chưa đẩy mạnh vai trò của cộng đồng trong quá trình triển khai các hoạt động


3.3. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của một bản kế hoạch


Sau khi nghiên cứu các kinh nghiệm của quốc tế và của Việt Nam học viên đã đề xuất ra 5 nguyên tắc cần phải thực hiện trong quá trình xây dựng Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn như sau:

- Tính hệ thống và phù hợp với các quy định của pháp luật;

- Có mục tiêu rò ràng và hướng tới các mục tiêu trong tương lai;


- Có sự tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình từ xây dựng đến kết thúc Kế hoạch;

- Có kế hoạch tài chính rò ràng;


- Phải được giám sát thực hiện bởi các bên liên quan.


3.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của một bản kế hoạch


- Tính hệ thống và phù hợp với các quy định của pháp luật: Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học được xây dựng phải phù hợp với quy định của các luật có liên quan như Luật Bảo vệ và phát triển Rừng, Luật Đa dạng sinh học; tương thích với các quy hoạch của vùng; và nhấn mạnh đến đặc điểm riêng có của mỗi khu bảo tồn. Các hoạt động đưa ra phải được cân nhắc một cách hệ thống trong bối cảnh cụ thể nhằm thuyết phục người thực hiện về tính hợp lý của các hành động được đề xuất.

- Có mục tiêu rò ràng và hướng tới các mục tiêu trong tương lai: Các mục tiêu phải được xác định và đề ra một cách cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề trước mặt và hướng tới tương lai. Kế hoạch quản lý là một quá trình liên tục, các hoạt động được thay đổi để thích ứng với điều kiện và các mục tiêu.

- Có sự tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình từ xây dựng đến kết thúc Kế hoạch: Sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp cho các hoạt động được diễn ra nhanh chóng và đạt được sự đồng thuận cao đặc biệt trong các hoạt động như du lịch sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển vùng đệm... Việc tham gia không chỉ dừng lại ở việc thông báo hay tham vấn mà cộng đồng còn phải được cùng quyết định và cùng thực hiện các hoạt động với Ban quản lý.

- Có kế hoạch tài chính rò ràng: Đây chính là mấu chốt nhằm thực hiện thành công của một Kế hoạch. Với kế hoạc tài chính rò ràng sẽ giúp cho Ban quản lý nhìn nhận được các nguồn kinh phí, số lượng kinh phí mình cần có nhằm thu hút hiệu quả các nguồn đầu tư, trong quá trình thực hiện sẽ được đầu tư đúng lúc, đúng chỗ tránh chồng chéo gây lãng phí nguồn kinh phí.

- Phải được giám sát thực hiện bởi các bên liên quan: Việc giám sát sẽ được thực hiện bởi các bên liên quan như Cơ quan chủ quản của khu bảo tồn, Chính quyền địa phương, các nhà khoa học và đặc biệt là sự giám sát của người dân địa phương (những người hưởng lợi từ việc thực hiện Kế hoạch).

Đối với Vườn quốc gia Bidouop – Núi Bà khi xây dựng Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học cần phải đảm bảo áp ứng được các tiêu chí đã đề ra.

- Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn phải đáp ứng được các tiêu chí đã được đề cập đến trong Nghị định 117/2010/NĐ-CP, Thông tư 78/2011/TT- BNNPTNT và Luật Đa dạng sinh học, cùng với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2011 đến 2020. Bên cạnh đó cần phải phân tích kinh nghiệm thực hiện các kế hoạch trước đây nhằm phát huy các ưu điểm và giải quyết các yếu điểm của các kế hoạch đó trong lần thực hiện này.

- Đề ra được mục tiêu rò ràng với một loạt các hoạt động phù hợp với đặc điểm của Vườn trong thời gian 5 năm tới và trong tương lai xa hơn.

- Có sự tham gia của cộng đồng được thể hiện trong việc họ cùng tham gia các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái, tuyên truyền và giáo dục môi trường.

- Xây dựng được tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch trong vòng 5 năm tới của Vườn với từng hạng mục kinh phí cụ thể cho các hoạt động và từng năm thực hiện.

- Phải được giám sát thực hiện bởi các bên liên quan: Việc giám sát sẽ được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân 5 xã thuộc diện tích Vườn, các nhà khoa học và đặc biệt là sự giám sát của người dân vùng đệm xung quanh Vườn.

3.3.2 Các yêu cầu cơ bản của một bản kế hoạch


- Nêu được bối cảnh chung (tình hình kinh tế - xã hội của khu vực; các giá trị của khu bảo tồn). Đây là những thông tin cơ bản để có thể tìm hiểu được bối cảnh hiện nay của khu bảo tồn.

- Nêu được các áp lực, đe dọa và các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Từ những áp lực, đe dọa đến đa dạng sinh học các giải pháp sẽ được xác định nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của khu bảo tồn trong tương lai.

- Nêu được các hoạt động chính nhằm thực hiện các giải pháp nói trên. Các hoạt động này nhằm hiện thực hóa các giải pháp. Có thể một hoạt động cùng lúc giải quyết được nhiều áp lực, đe dọa đến đa dạng sinh học.

- Xác định được kinh phí thực hiện Kế hoạch trong tương lai: Xác định được nguồn kinh phí thực hiện tổng thể của toàn bộ Kế hoạch trong tương lai (khoảng từ 3 – 5 năm) và kinh phí thực hiện cụ thể của từng hoạt động trong những năm thực hiện.

3.4. Các vấn đề cơ bản đảm bảo việc giám sát, quản lý hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học

3.4.1 Các câu hỏi cần được trả lời bởi chương trình giám sát và đánh giá


Để đảm bảo rằng các hành động quản lý bảo tồn phải được thể bằng hiệu quả trong việc làm giảm các mối đe dọa chính tới đa dạng sinh học; các kết quả của chương trình giám sát, đánh giá theo định kỳ phải được sử dụng để chỉnh sửa kế hoạch quản lý điều hành của khu bảo tồn cho phù hợp với từng thời gian do vậy một loại các câu hỏi được đặt ra như sau:

- Các sinh cảnh và hệ sinh thái có tiếp tục bị suy giảm không?


- Các quần thể động thực vật bị đe dọa có đang bị suy giảm không?


- Các nguyên nhân gì đã dẫn đến sự suy giảm đó ?


- Các biện pháp can thiệp về mặt quản lý đã có các tác động mong muốn đối với hệ sinh thái không?

- Các lợi ích mang lại cho người dân địa phương từ việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được tăng lên hay chưa ?

Các câu hỏi này sẽ được trả lời bởi các cơ quan quản lý (cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tại địa phương); các nhà khoa học và người dân hưởng lợi từ việc thực hiện.

3.4.2 Các chỉ số giám sát


Các chỉ số cần được sử dụng để giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý điều hành của Vườn quốc gia:

- Giảm sự đe dọa lên các sinh cảnh tự nhiên và các loài bị đe dọa toàn cầu;


- Hiệu quả quản lý của Ban quản lý Vườn quốc gia tăng lên;


- Tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia tăng lên; và


- Hiệu quả của các sáng kiến nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào việc hợp tác quản lý bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các chỉ số này sẽ được xây dựng thành bảng điểm để đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động đã thực hiện. Mức thang điểm sẽ được cho từ 1 đến 10. Người chấm điểm sẽ được lựa chọn từ các nhà khoa học và các nhà quản lý có liên quan. Bên cạnh đó là sự tham vấn của cộng đồng trong việc hài lòng khi tham gia các hoạt động của kế hoạch. Việc đánh giá, cho điểm các chỉ số này sẽ là căn cứ để quyết định thực hiện các bước tiếp theo của Kế hoạch (có thể tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với thực tế).

3.5. Đề xuất khung Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Đối với từng khu bảo tồn sẽ dựa trên tình hình thực tế của mình để xây dựng kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Bản Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng được xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản như sau:

1. Đặt vấn đề

Phần đặt vấn đề luôn là một phần quan trọng nhất của một bản kế hoạch, bởi lẽ, đây là phần nhằm làm cho người đọc hiểu một cách cơ bản bối cảnh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch và dẫn dắt người đọc tới các phần nội dung trong các phần sau của kết hoạch. Trong phần này sẽ nêu lý do tại sao cần phải xây dựng các kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng .

2. Mô tả chung về Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Phần này sẽ đề cập đến những thông tin cơ bản có liên quan nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Phần này sẽ nêu đến vị trí ranh giới của Vườn, địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực, cơ sở thành lập, các chính sách có liên quan và tổ chức nhân sự của Vườn.

Đặc biệt trong phần này nêu được các Kế hoạch/dự án tương tự đã được xây dựng trước đó của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Cần phải phân tích được những ưu điểm và những điểm còn hạn chế của các kế hoạch/dự án trước đó nhằm phát huy những ưu điểm và có hướng khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học.

3. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương


Các đặc điểm cơ bản về dân số, dân tộc, lao động và giới, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, giao thông, các hoạt động kinh tế và sự phụ thuộc của các cộng đồng địa phương vào các nguồn tài nguyên của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Các đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu và các hoạt động triển khai trong Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, việc nhận biết các đặc điểm về kinh tế - xã hội sẽ giúp nhóm soạn thảo xác định được các nhóm cộng đồng có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Từ đó, nhóm soạn thảo sẽ có những hoạt động phù hợp nhằm lôi kéo sự tham gia tích cực của các nhóm cộng đồng cùng xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học để đạt được kết quả tốt nhất.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí