này. Do đó đối với tiêu chí SKH đánh giá cho DLST cũng có thể sử dụng kết quả đánh giá cho DLTQ.
+ Tiêu chí địa hình
Đối với DLST, ngoài yếu tố sinh vật, khí hậu, văn hóa bản địa thì yếu tố địa hình cũng cần được xét đến ở góc độ điều kiện đi lại. Trên thực tế, những vùng có mức độ đa dạng sinh học cao thường là những vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn hoặc nằm trong những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. Ở đây, kết quả đánh giá về kiểu địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến việc đi lại của DLTQ cũng có thể sử dụng cho DLST.
- Trọng số của các tiêu chí đánh giá cho du lịch sinh thái
Loại hình DLST thì nhân tố quan trọng nhất là tài nguyên sinh vật với mức độ đa dạng sinh học cao vì vậy sẽ được lựa chọn trọng số cao nhất trong thang đánh giá (trọng số 3). Tiêu chí SKH là nhân tố quan trọng thứ hai được xác định với trọng số 2 trong thang đánh giá. Tiêu chí địa hình được xác định trọng số thấp nhất (trọng số 1) trong thang đánh giá.
- Thang điểm đánh giá tổng hợp cho du lịch sinh thái
Điểm đánh giá tổng hợp cho DLST được xác định như sau
Bảng 2.22. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLST
Điểm đánh giá theo tiêu chí | |||||
Điểm trọng số | 4 | 3 | 2 | 1 | |
Sinh vật | 3 | 12 | 9 | 6 | 3 |
Sinh khí hậu | 2 | 8 | 6 | 4 | 2 |
Địa hình | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Tổng điểm | 24 | 18 | 12 | 6 | |
Đánh giá chung | RTL | KTL | TB | ITL | |
Tỷ lệ % so với điểm tối đa | 76 - 100 | 51 - 75 | 26 - 50 | ≤ 25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch
- Đánh Giá Giá Trị Phát Triển Du Lịch Của Các Điểm Thắng Cảnh
- Đánh Giá Tổng Hợp Theo Các Loại Sinh Khí Hậu Cho Dlnd
- Thu Nhập Du Lịch Các Địa Phương Tn – Tq - Bk Giai Đoạn 2010 – 2015
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Lãnh Thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn
- Định Hướng Quản Lý Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường Nh M Mục Đích Phát Triển Bền Vững
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
b. Kết quả đánh giá
Trong địa bàn nghiên cứu, có một số VQG và KBTTN với tính đa dạng sinh học cao, có giá trị cho phát triển DLST, đó là VQG Ba Bể (BK) với diện tích vùng lõi là 10.048ha và tổng diện tích vùng đệm là 34.702ha, KBTTN Chạm Chu, Na Hang (TQ), KBTTN Kim Hỷ, Tam Tao (BK), KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa (TN). Vì vậy đây là những khu vực được đánh giá là RTL và KTL cho phát triển DLST.
Nhìn chung, lãnh thổ TN – TQ – BK có tiềm năng lớn để phát triển loại hình DLST. Sự phân bố không gian của loại hình du lịch này như sau:
Khu vực được đánh giá RTL cho phát triển DLST bao gồm toàn bộ diện tích VQG Ba Bể và một phần VQG Tam Đảo thuộc TN và TQ. Phần lớn diện tích các khu bảo tồn TN: Chạm Chu, Tát Kẻ Bản Bung, Thần Sa – Phượng Hoàng và một phần khu BTTN Kim Hỷ.
Khu vực được đánh giá KTL cho phát triển DLST chiếm diện tích rộng, phân bố rộng khắp trên địa bàn 3 tỉnh, trừ TP Thái Nguyên, Sông Công, TX Phổ Yên, TP Bắc Kạn, TP Tuyên Quang, các thị trấn của các huyện, các khu đông dân cư và dọc các trục đường giao thông.
Phần lãnh thổ có thảm thực vật thưa thớt, các khu đông dân cư thuộc các thành phố, thị xã và thị trấn là những khu vực được đánh giá ở mức thuận lợi TB cho DLST. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, do khu vực này yếu tố sinh vật không có ý nghĩa gì đối với DLST vì vậy có thể coi như sinh vật hệ số bằng 0 và như vậy cũng có nghĩa khu vực này được đánh giá là kém thuận lợi cho DLST.
2.2.3.2. Đánh giá độ bền vững của du lịch sinh thái
Đối với DLST tiêu chí có vai trò quyết định nhất chính là sinh vật. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các VQG, các KBTTN đều đã bị tác động do hoạt động
kinh tế của con người (những tác động này đã được xem xét trong đánh giá cho DLTQ). Chính vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững cũng như khả năng phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ. Do đó khi đánh giá cho DLST dưới góc độ bền vững có thể thấy trên địa bàn lãnh thổ TN – TQ – BK tiềm năng phát triển DLST hầu như đã bị giảm sút.
2.2.4. Đánh giá chung cho 3 loại hình du lịch
Kết quả đánh giá chung cho 3 loại hình du lịch được thực hiện dựa trên cơ sở chồng xếp các kết quả đánh giá cho từng loại hình du lịch.
Bảng 2.23. Phân cấp đánh giá mức độ thuận lợi của 3 loại hình du lịch
Điểm đánh giá theo phân cấp đánh giá | ||||
RTL | KTL | TB | ITL | |
DLTQ | 4 | 3 | 2 | 1 |
DLND | 4 | 3 | 2 | 1 |
DLST | 4 | 3 | 2 | 1 |
Tổng điểm | 12 | 9 | 6 | 3 |
Sử dụng GIS để chồng xếp 3 bản đồ đánh giá chung cho từng loại hình du lịch, tính diện tích từng mức đánh giá, kết quả đánh giá cho 3 loại hình du lịch trong lãnh thổ nghiên cứu như sau:
Khu vực được đánh giá RTL có diện tích: 764,5 km2, chiếm 5,3% diện tích lãnh thổ, bao gồm VQG Ba Bể (BK), một phần phía đông VQG Tam Đảo, phần lớn diện tích các KBTTN: Tát Kẻ - Bản Bung, Chạm Chu, Kim Hỷ, Phượng Hoàng Thần sa khu du lịch hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa.
Khu vực KTL có diện tích 7534 km2, chiếm 52,7% diện tích lãnh thổ thuộc phạm vi các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông của tỉnh BK, phần lớn diện tích huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Yên Sơn và một phần diện
tích của huyện Sơn Dương và Hàm Yên (TQ). Ở TN, chủ yếu phân bố ở huyện Võ Nhai (quanh khu bảo tồn Thần Sa), huyện Đại Từ (chân Tam Đảo và quanh hồ Núi Cốc), ngoài ra phân bố rải rác ở Định Hóa (ATK), Phú Lương và Đồng Hỷ.
Diện tích lãnh thổ được đánh giá ở mức TB cho phát triển 3 loại hình du lịch là 5837 km2, chiếm 40,8%, bao gồm phần lớn diện tích huyện Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm, TP Bắc Kạn và khoảng 1/3 huyện Chợ Mới (BK); Phân bố rải rác đều khắp các huyện của tỉnh TQ, nhưng có nhiều hơn ở Sơn Dương, TP Tuyên Quang và Hàm Yên; Chiếm phần lớn diện tích các huyện, thành phố, thị xã của Thái Nguyên (trừ Võ Nhai và Đại Từ).
Khu vực ITL chiếm một diện tích nhỏ: 166,1 km2 (chiếm 1,2%) diện tích lãnh thổ nghiên cứu và chủ yếu là ở khu vực núi cao huyện Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm của BK và một phần diện tích nhỏ ở núi cao phía bắc huyện Na Hang TQ.
Từ kết quả phân tích không gian, điểm đánh giá bình quân cho từng loại hình du lịch và cho cả 3 loại hình du lịch cho thấy khu vực thuận lợi nhất cho phát triển du lịch của lãnh thổ nghiên cứu là hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc và ATK Thái Nguyên. Tuy nhiên điểm đánh giá bình quân của từng loại hình du lịch có sự khác biệt.
Các khu vực có cảnh quan đẹp, đa dạng, kết hợp với hồ và thác nước đẹp có giá trị cho phát triển DLTQ như vùng hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể.
Điều kiện SKH người ở lãnh thổ TN – TQ – BK được đánh giá là rất và KTL cho DLND. Tài nguyên SKH của lãnh thổ thích hợp với sức khỏe con người nên có thể khai thác cho mục đích nghỉ ngơi, điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Những khu vực có cảnh quan đẹp, có hồ nước, rừng cây như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc và đặc biệt là khu vực có suối khoáng nóng như Mỹ Lâm (TQ) là những địa điểm RTL để xây dựng các khu DLND.
Hệ thống các VQG, các KBTTN ở TN – TQ – BK có giá trị đa dạng sinh học cao, gồm nhiều hệ sinh thái, nhiều loài động vật đặc hữu, quí hiếm. Đó là các nguồn tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt là đối với loại hình DLST, DLTQ vì vậy có thể hình thành các điểm và tuyến du lịch hấp dẫn.
Trong khai thác ĐKTN để phát triển du lịch, đối với khu vực trung du miền núi như lãnh thổ nghiên cứu thì ngoài tính chất đa dạng, độc đáo của tự nhiên, khả năng phát triển du lịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng đầu tư khai thác du lịch của các nhà quản lí, điều hành du lịch; Mối quan hệ giữa phát triển du lịch với cộng đồng dân cư địa phương.
Chồng xếp cơ sở hạ tầng du lịch vào lớp dữ liệu kết quả đánh giá cho 3 loại hình du lịch của TN – TQ – BK có thể thấy:
Phần lớn các khu, điểm, tuyến du lịch đang khai thác trên địa bàn lãnh thổ đều tập trung ở nơi có mức độ tập trung của thắng cảnh tự nhiên và có cơ sở lưu trú khá hoàn chỉnh, giao thông đi lại tương đối thuận tiện. Các khu vực khác như: hồ Na Hang, thác Bản Ba, hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà… có tiềm năng lớn nhưng do hệ thống giao thông chưa được nâng cấp, cơ sở lưu trú chưa được đầu tư xây dựng nên hoạt động du lịch ở đó chưa phát triển.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, một số nội dung chính đã được đề cập đến như sau: Khái quát các ĐKTN, TNDL tác động đến phát triển du lịch của lãnh thổ
TN – TQ – BK.
Xác định các loại hình du lịch có tiềm năng phát triển trong khu vực nghiên cứu. Việc xác định này dựa trên cơ sở đặc điểm tài nguyên của lãnh thổ. Có thể nhận thấy lãnh thổ TN – TQ – BK có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển 3 loại hình du lịch: DLTQ, DLND, DLST.
Tiến hành đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển 3 loại hình du lịch đã lựa chọn. Luận án đã xây dựng thang đánh giá cho từng loại hình du lịch dựa trên các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa chọn. Mỗi loại hình du lịch có mức đánh giá và trọng số riêng cho từng tiêu chí phù hợp với đặc trưng của loại hình du lịch đó. Việc xây dựng thang đánh giá cho từng loại hình du lịch vừa mang tính chất định lượng, vừa mang tính định tính và phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp.
Xây dựng được các bản đồ đánh giá thành phần và bản đồ đánh giá chung thể hiện sự phân hóa không gian cho phát triển từng loại hình du lịch. Kết quả nghiên cứu này có thể coi là phù hợp với thực tế lãnh thổ và có thể tin cậy được. Ngoài ra còn xem xét đánh giá các ĐKTN, TNDL dưới góc độ bền vững dựa trên những phân tích về các tác động của hoạt động kinh tế, của BĐKH đến giá trị của TNDL.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG – BẮC KẠN
3.1. Hiện trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra trong khai thác tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm bền vững
3.1.1. Hiện trạng phát triển du lịch
3.1.1.1. Hiện trạng khách du lịch
Số lượng khách du lịch và các đặc điểm về thị trường khách là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một điểm, khu, vùng du lịch hay của cả một quốc gia. Vì vậy trong nghiên cứu sự phát triển du lịch việc nghiên cứu thị trường khách du lịch là khâu vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Các chỉ tiêu về số lượng khách du lịch sẽ phản ánh được mức độ phát triển của điểm du lịch, sức hấp dẫn của điểm du lịch, tiềm năng thu hút khách của điểm du lịch…
Lãnh thổ TN – TQ – BK là nơi có TNDL tương đối đa dạng. Trong những năm qua số khách du lịch đến đây tăng khá nhanh. Tuy nhiên, khách du lịch đến đây có một số đặc điểm:
- Khách du lịch quốc tế chiếm một lượng nhỏ, chủ yếu là khách du lịch nội địa.
- Khách du lịch thường đi trong ngày do điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện một bước nên đi lại thuận tiện.
- Mục tiêu đi du lịch của khách là thưởng thức các giá trị hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên, du lịch về cội nguồn và một phần nhỏ mang yếu tố tâm linh.
Bảng 3.1. Khách du lịch đến các địa phương TN- TQ - BK giai đoạn 2010 - 2015
Đơn vị: lượt khách
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
Thái Nguyên | Tổng khách | 1.450.000 | 1.600.000 | 1.651.000 | 1.784.381 | 1.801.980 | 1.936.370 |
Quốc tế | 21.600 | 36.200 | 30.000 | 34.369 | 70.043 | 63.551 | |
Nội địa | 1.428.400 | 1.563.600 | 1.626.000 | 1.750.012 | 1.731.937 | 1.872.819 | |
Tuyên Quang | Tổng khách | 530.000 | 603.000 | 730.000 | 860.000 | 1.015.000 | 1.309.000 |
Quốc tế | - | - | - | - | - | - | |
Nội địa | - | - | - | - | - | - | |
Bắc Kạn | Tổng khách | 150.578 | 192852 | 227.700 | 245.300 | 300.000 | 360.000 |
Quốc tế | 5.334 | 8448 | 10.030 | 6.681 | 9.312 | 10.000 | |
Nội địa | 145.480 | 184404 | 217.670 | 238.619 | 290.688 | 350.000 |
Nguồn [Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TN - TQ - BK]
Hiện nay, việc quản lý thị trường khách phân khúc theo thị trường du lịch ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là trên lãnh thổ nghiên cứu còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo quan sát và sự phân tích điều tra sơ bộ dựa trên khảo sát thăm dò ý kiến của du khách thì thấy rằng số lượng khách du lịch đến lãnh thổ TN – TQ – BK có tới 90% đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái (DLST ở đây mới chỉ ở mức sơ đẳng chứ chưa theo đúng nghĩa của DLST).
3.1.1.2. Doanh thu du lịch
Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do du khách chi trả bao gồm: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, bán hàng lưu niệm, các dịch vụ khác… Trên thực tế tất cả các khoản này không phải