Xu Thế Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính Ở Việt Nam


Nhận xét chung về các TĐTC trên thế giới và trong khu vực:

Một điều dễ nhận thấy nhất ở các TĐTC trên thế giới và khu vực là mô hình kinh doanh phức tạp, cung cấp các sản phẩm đa năng và phạm vi hoạt động rộng khắp ở các quốc gia. Với nền tảng là một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm, khi phát triển đến độ cần thiết, các tổ chức tài chính đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu theo nhiều hướng khác nhau như thông qua hợp nhất, sát nhập một số NHTM, cổ phần hoá những NHTM Nhà nước hay hợp nhất NHTM và công ty bảo hiểm. Các TĐTC nổi tiếng đều rất chú trọng đến trách nhiệm xã hội như bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường, hoạt động từ thiện,...coi đó là một trong những mục tiêu cần đạt tới ngoài mục tiêu lợi nhuận.

2. Xu thế hình thành tập đoàn tài chính ở Việt Nam

Trong thời gian qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể cả về cấu trúc, quy mô lẫn loại hình tổ chức. Từ việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh cho đến thí điểm thành lập tập đoàn Tài chính - Bảo Việt, đều là những bước đi cần thiết để tạo dựng mô hình tổ chức mới- tổ chức “Tập đoàn” trên thị trường tài chính Việt Nam. Những thay đổi này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành tài chính vốn là ngành thu hút được sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không chỉ bởi mức lợi nhuận khổng lồ, mà còn là tính chi phối và mối liên hệ của nó tới tất cả các ngành và lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Năm 2007 là năm bùng nổ mạnh mẽ của thị trường tài chính với sự ra đời liên tiếp của các Ngân hàng, công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính khác... Thời gian gần đây, chúng ta nói nhiều đến xu hướng hình thành các tập đoàn trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính đang manh nha hình thành. Chúng ta đang có rất nhiều tập đoàn định hướng sẽ phát triển thành tập đoàn tài chính hoặc đi theo mô hình Ngân hàng đầu tư như công ty chứng khoán Sài Gòn SSI, Bảo Việt,


Vietcombank VCB , Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV. Quy luật cạnh tranh, đào thải, sát nhập...là quy luật muôn đời của nền kinh tế thị trường, tất yếu sẽ dẫn đến xu thế các Ngân hàng , công ty chứng khoán, công ty tài chính lớn thâu tóm dần các mảng thị trường nhỏ hoặc sẽ bắt tay nhau để phân chia thị trường tài chính lớn.

Trên thế giới, mô hình TĐTC, TĐTC- NH đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, ở nước ta vì nhiều hạn chế, chủ yếu là từ nguồn vốn và hệ thống pháp lý, việc đưa các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác trở thành tập đoàn đầu tư tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Tuy nhiên xét về khía cạnh phát triển đầu tư tài chính, đây là bước đi tất yếu của các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng, các ngân hàng sau cổ phần hoá, nhất là ở giai đoạn hội nhập chung của đất nước.

3 . Vấn đề cần lưu ý khi thành lập tập đoàn tài chính ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Qua nghiên cứu các mô hình Tập đoàn tài chính nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các quá trình hình thành mô hình Tập đoàn, các cuộc sáp nhập hoặc cổ phần hoá Ngân hàng trên thế giới đều diễn ra theo một số nguyên tắc mang tính khách quan vừa có lợi, vừa bao gồm cả những mặt hạn chế mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước và quá trình hình thành mô hình Tập đoàn tài chính trong tương lai như sau:

Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính là không đủ để biến một ngân hàng thương mại hay một Tổng công ty nào đó thành một tập đoàn tài chính. Sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy, cần đặc biệt tôn trọng quy luật khách quan, tránh việc hình thành các tập đoàn tài chính một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cấn thiết.

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí VPFC hướng tới Tập đoàn tài chính - 4


Gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công ty con. Tương tự như việc hình thành tập đoàn, việc một công ty nào đó trong tập đoàn giữ vị trí công ty mẹ cũng không thể hình thành bằng một quyết định hành chính. Trong các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng, là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Trước pháp luật công ty mẹ cũng là một pháp nhân độc lập, bình đẳng với các công ty con. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, qua việc cho sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường.

Thứ hai, hiện đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty tài chính và các NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, đa phần các văn bản pháp quy này đều được xây dựng trên quan điểm xem doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị trực thuộc. Với vai trò là người hỗ trợ, Chính phủ cần sớm hình thành những nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán

Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hoá, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi hai lý do:

1) Nhà nước vẫn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất mà không cần nắm giữ đến 51% cổ phần.

2) Việc nắm giữ trên 51% sẽ làm hạn chế quy mô vốn và khả năng mở rộng của các tổ chức tài chính này. Đồng thời, cần nới lỏng tỷ lệ tham gia cổ phần của các tổ chức tài chính nước ngoài (mức hiện tại là 10%) để các tổ


chức tài chính, tín dụng có thể tìm được những cổ đông chiến lược phù hợp và tăng quy mô vốn điều lệ phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.

Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiếm soát của Công ty mẹ đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kỵ trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập đoàn. Đối với hoạt động của các NHTM, công ty tài chính và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn nhưng vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ.

Việc mở rộng hoạt động theo hướng đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực... sẽ đưa các tập đoàn tài chính của Việt Nam trở thành một mô hình khép kín từ nghiên cứu, đầu tư, sản xuất đến lưu thông phân phối và xuất khẩu. Chính sự khép kín của mô hình tập đoàn là một trong những nguyên nhân khiến cảnh báo từ giới phân tích kinh tế về cơ chế kiểm soát hoạt động của mô hình này ngày càng lớn. Đòi hỏi về việc công khai, minh bạch trong quản trị điều hành của mô hình tập đoàn được đặt ra hết sức cấp thiết. Việc chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng đang được chờ đợi như một điều kiện để luật hoá hoạt động của các doanh nghiệp này trên mặt bằng pháp lý chung.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVFC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH‌‌


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM

1. Giới thiệu chung về Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tiền thân là đoàn địa chất 36 thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển năm 1977 đổi tên thành công ty dầu khí Việt Nam trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam. Theo quyết định số 330/TTg ngày 29/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ, điều lệ tổ chức và hoạt động phê chuẩn tại NĐ số 38/CP ngày 30/5/1995 thành lập nên Tổng công ty dầu khí Việt Nam gọi tắt là Petro Việt Nam. Petro Việt Nam hoạt động theo tinh thần nghị định 91/TTg của Chính phủ về việc xây dựng và phát triển các tập đoàn của Việt Nam. Tháng 8/2006- Tổng công ty dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là công ty mẹ- Tập đoàn dầu khí Việt Nam theo quyết định số 199/2006/QĐ- TTg ngày 29/8/2006. Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là Petro Việt Nam, viết tắt là PVN.

Hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh, lực lượng lao động hơn 22.000 người và doanh thu năm 2007 đạt 213.000 tỷ đồng( chiếm gần 19% GDP của cả nước) Petro Việt Nam hoạt động không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà còn liên kết rộng rãi với nước ngoài.

Là công ty dầu khí quốc gia thuộc quyền quản lý Nhà nước, Petro Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động


liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam.

2. Giới thiệu chung về Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí PVFC

2.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty

PVFC xuất phát là: một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Petro Việt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp Nhà nước và các luật có liên quan khác được thành lập theo quyết định 04/2000 QĐ- VPCP do Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký 30/03/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ VNĐ. Ngày 1/1/2005 tăng vốn điều lệ của PVFC lên 300 tỷ, đồng thời ngày 28/2/2005 khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty tài chính Dầu khí tại Vũng Tàu và cho đến nay vốn điều lệ của PVFC đã tăng lên 5000 tỷ. Ngày 19/10/2007 đã tổ chức thành công đáu giá cổ phần, số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là: 59.638.900 cổ phần, giá đấu thành công bình quân là 69.974 đồng/cổ phần.

Ngày 18/03/2008 Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí chính thức ra mắt và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty với vốn điều lệ là 5000 tỷ VNĐ trong đó Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC.

Nhiệm vụ chính của PVFC là thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác với Petro VN, các đơn vị thành viên của Petro VN và các tổ chức cá nhân khác ngoài Petro VN. Thực hiện hoạt động kinh doanh với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng PVFC có:

Trụ sở chính là: 72 Trần Hưng Đạo- Hoàn Kiếm- Hà Nội

Mạng lưới của PVFC có mặt ở hầu hết các thành phố lớn: ở Hà Nội có 5 trung tâm phòng giao dịch, ngoài ra còn có các mạng lưới ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá...


Các công ty con là: Công ty cổ phần quản lý quỹ PVFC, công ty cổ phần đầu tư và tư vấn PVFC, công ty cổ phần bất động sản PVFC Việt Nam, công ty cổ phần truyền thông PVFC, công ty chứng khoán PVFC, và Tổng công ty sẽ hướng đến mở rộng ở hầu hết các tỉnh thành và nước ngoài.

Về nguồn nhân lực, khi mới thành lập, chỉ có 8 cán bộ chủ chốt từ công ty mẹ sang, nhưng đến nay PVFC đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ( gần 1000 người), được đào tạo bài bản chuyên môn, có nghiệp vụ, có tham vọng, năng động và có nhiều khả năng trong lao động sáng tạo.

Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, PVFC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành một định chế tài chính mạnh không những trên thị trường mà còn là một định chế quan trọng trong Tập đoàn. Điều đó thể hiện qua sự tăng trưởng hàng năm của PVFC, năm đầu đi vào hoạt động tổng tài sản của PVFC chỉ có 360 tỷ VNĐ, đến năm 2007 tổng giá trị tài sản đạt gần 49.000 tỷ VNĐ, doanh thu đạt trên 3.150 tỷ VNĐ, lợi nhuận trước thuế trên 630 tỷ VNĐ. Năm 2008, năm đầu tiên thực hiện mô hình mới, mục tiêu mà PVFC đặt ra là phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Doanh thu đạt 5000 tỷ VNĐ, lợi nhuận đạt 1000 tỷ VNĐ, đảm bảo lợi ích của cổ đông với cổ tức đạt tối thiểu 11,5%.

Việc Morgan Stenley (TĐTC Mỹ) trở thành cổ đông chiến lược cùng các cổ đông khác đã chứng minh năng lực, uy tín và thương hiệu của PVFC đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời sẽ mang một luồng sinh khí mới đến với PVFC bởi một bộ máy quản lý mới mang tầm cỡ quốc tế. Đây cũng chính là một phần chiến lược “ vươn ra biển lớn” của PVFC.

2.2. Vai trò và sự cần thiết của PVFC trong Petro Việt Nam

2.2.1. Vai trò của PVFC


Cùng với các NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác, PVFC không những đem lại lợi ích cho chính mình mà còn đem lại lợi ích đầy đủ cho cả người có vốn cũng như người cần vốn. Với tính chất là một tổ chức tài chính chuyên môn hoá cao trong một số nghiệp vụ được quy định, PVFC có những lợi thế:

PVFC là một thành viên của Petro VN, được xác định là xương sống tài chính trong hệ thống tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm của Tập đoàn, sức mạnh của PVFC còn có sức mạnh của Petro VN. Do vậy thị trường của PVFC rất ổn định, từ năm 2000-2006, PVFC đã thu xếp vốn cho rất nhiều dự án lớn của ngành với tổng giá trị lên tới 10.000 tỷ VNĐ.

PVFC giúp giảm thiểu các rủi ro cho những người cung ứng vốn cho thị trường nhờ những nghiệp vụ về tài sản có của mình. PVFC là kênh dẫn vốn có tính chất chuyên môn hoá trong việc thu hút và đầu tư các khoản vốn trung và dài hạn và có tính rủi ro cao hơn ( đầu tư mạo hiểm)

PVFC có nguồn vốn khá chủ động, về thời hạn không bị ràng buộc bởi các nhu cầu khắt khe về tính thanh khoản cũng như những ràng buộc của Ngân hàng trung ương đối với các NHTM. Vì vậy PVFC sẽ là khách hàng lớn trên thị trường chứng khoán và góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán.

2.2.2. Sự cần thiết của PVFC trong Petro Việt Nam

Sự cần thiết của PVFC đó là:

Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho Tập đoàn, các thành viên trong Tập đoàn, quản lý và đầu tư các khoản vốn chưa sử dụng trong Tập đoàn

Làm đầu mối và tư vấn cho Tập đoàn, các đơn vị thành viên trong quan hệ với các Ngân hàng như VIBank, VCB..., các đối tác đầu tư, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các đơn vị thành viên.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí