Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh


chỉ đạo trực tiếp của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng, sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các cơ quan đơn vị bạn, Học viện Kỹ thuật mật mã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lập được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và xây dựng đơn vị. Hiện nay, Học viện đang đào tạo từ trình độ đại học đến trình độ tiến sỹ chuyên ngành KTMM.

Năm 2004, Học viện là trường đầu tiên trong cả nước được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành An toàn thông tin đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế-xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2014, Học viện được Chính phủ giao nhiệm vụ là một trong tám cơ sở đào tạo trọng điểm về nguồn nhân lực an ninh, an toàn thông tin theo Đề án 99 của Chính phủ. Trải qua 16 năm đào tạo nguồn nhân lực ATTT, với bề dày thành tích, Học viện Kỹ thuật mật mã đã đào tạo ra trường hàng nghìn kỹ sư ATTT có trình độ năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, nhiều kỹ sư ATTT do học viện đào tạo nay đã trở thành những cán bộ chủ chốt của ngành ATTT trong nước và cả những chuyên gia đầu đàn trong lĩnh vực này. Năm 2014, Học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo trình độ thạc sỹ ngành ATTT. Năm 2019, Học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo trình độ tiến sỹ ngành ATTT

Về chức năng, nhiệm vụ của Học viện:

1. Tổ chức thực hiện đào tạo chuyên ngành mật mã, chuyên ngành An toàn thông tin và một số chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ trì hoặc phối hợp cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về cơ yếu, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã và bồi dưỡng nghiệp vụ khác theo kế hoạch


của Ban Cơ yếu Ch nh phủ.

3. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã, an toàn thông tin.

4. Tổ chức nghiên cứu khoa học về công nghệ mật mã, an toàn thông tin và các chuyên ngành khác phục vụ cho công tác đào tạo; tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác khi được giao.

5. Quản lý tài ch nh, tài sản, sử dụng ngân sách và các nguồn kinh ph khác được giao theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng và Ban Cơ yếu Ch nh phủ.

6. Quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc quyền.


7. Hợp tác trong nước, quốc tế và đào tạo trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin cho kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

2.2.1.2. Học viện Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu ch nh Vi n thông được thành lập theo quyết định số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 7 năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu ch nh Vi n thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu ch nh Vi n thông Việt Nam là Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm đào tạo Bưu ch nh Vi n thông 1 và 2. Các đơn vị tiền thân của Học viện là những đơn vị có bề dày lịch sử hình thành và phát triển với xuất phát điểm từ Trường Đại học Bưu điện 1953.

Từ ngày 1/7/2014, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 878/QĐ- BTTTT điều chuyển quyền quản lý Học viện từ Tập đoàn Bưu ch nh Vi n thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Học viện Công nghệ Bưu chính Vi n thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Là trường đại học, đơn vị


nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực trọng điểm của Ngành thông tin và truyền thông.

Với vị thế là đơn vị đào tạo, nghiên cứu trọng điểm, chủ lực của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam, là trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực ICT, những thành tựu trong gắn kết giữa Nghiên cứu - Đào tạo

- Sản xuất kinh doanh năng lực, quy mô phát triển của Học viện hôm nay, Học viện sẽ có những đóng góp hiệu quả phục vụ sự phát triển chung của Ngành Thông tin và truyền thông và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, góp phần để đất nước, để Ngành Thông tin và truyền thông Việt Nam có sự tự chủ, độc lập về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, qua đó tự tin cạnh tranh với các đối thủ lớn và sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Học viện Công nghệ Bưu ch nh – Vi n thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, Học viện thực hiện hai chức năng cơ bản:

- Giáo dục, đào tạo cho xã hội và cho nhu cầu của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam.

- Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưu ch nh, Vi n thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam.

2.2.1.3. Trường đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐH CNTT), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Ch Minh (ĐHQG-HCM) là trường đại học công lập đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Là trường thành viên của ĐHQG-HCM, trường ĐH CNTT có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, đồng


thời tiến hành nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thông tin tiên tiến, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trường ĐH CNTT có triết lý giáo dục là "Toàn diện, sáng tạo, phụng sự”, đây cũng là giá trị cốt lõi trong vận hành và phát triển nhà trường, xác lập vị tr là trường ĐH hàng đầu trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam, là nơi đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng chuyên môn lẫn thái độ sống tích cực phục vụ cộng đồng, năng động - bản lĩnh - tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Các chương trình đào tạo của Trường được thiết kế đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của xã hội về lĩnh vực CNTT&TT theo các cấp độ từ bậc đào tạo đại học đến sau đại học (bao gồm thạc sỹ và tiến sỹ). Trường có 17 chương trình ch nh quy đào tạo bậc kỹ sư và cử nhân. Bên cạnh đó, là một trong 08 trường trọng điểm về đào tạo ngành An toàn thông tin của Việt Nam và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của xã hội. Trường có 07 chương trình đào tạo đặc biệt (hệ chính quy) các ngành: kỹ sư tài năng ngành An toàn thông tin, chương trình tiên tiến ngành Hệ thống Thông tin, cử nhân tài năng ngành Khoa học Máy t nh v.v…Ở bậc đào tạo sau đại học, có 03 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin) và 02 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ (ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin)


Bảng 2.1: Tổng hợp thông tin của 3 trường đại học đào tạo ngành An toàn thông tin


Nội dung

Học viện Công

nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Kỹ thuật mật mã

Trường Đại học

công nghệ TT - ĐHQGTp.HCM

Năm thành lập

1997

1986

2006

Loại hình trường

Công lập

Công lập

Công lập

Năm bắt đầu triển khai ĐTATTT

2013

2004

2012

Quy mô sinh viên đào tạo

14.000

4.000

~10.000

Số lượng sv tuyển sinh/1 năm

~2000SV/năm

~900SV/năm

~2000SV/năm

Số lượng giảng viên tham gia ĐTATTT

15-20

30-35

25-30

Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý và hỗ trợ ĐTATTT


15-20


20-25


15-20

Hạ tầng công nghệ ĐTTT

Tự xây dựng

Tự xây dựng

Tự xây dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo cử nhân ngành an toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội - 12

(Số liệu thống kê theo báo cáo của các trường)

Qua thống kê về năm thành lập thì Học viện Kỹ thuật mật mã là đơn vị đào tạo có bề dày về đào tạo ngành CNTT và ATTT, hai đơn vị còn lại mặc dù thành lập sau, việc đào tạo tiến hành sau Học viện Kỹ thuật mật mã nhưng được tiếp cận với công nghệ thông tin, vì vậy được ứng dụng nhiều thành quả hiện đại trong đào tạo.

2.2.2. Tổ chức khảo sát

- Mục đích khảo sát: Nhằm thu nhận thông tin làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo đại học ngành ATTT và quản lý đào tạo đại học ngành ATTT tại các trường đại học.

- Nhiệm vụ khảo sát:

(1) Đánh giá thực trạng ĐT cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.


(2) Đánh giá thực trạng quản lý ĐT cử nhân ngành ATTT trong các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội .

(3) Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý ĐT cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội tại các trường đại học Việt Nam.

(4) Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm/hạn chế và các nguyên nhân của ưu điểm, nhược điểm trong quản lý ĐT cử nhân ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội tại các trường đại học được khảo sát.

- Thời gian khảo sát: Thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2019.

- Hình thức khảo sát: Khảo sát được thực hiện dưới các hình thức: Phát phiếu khảo sát (Phụ lục 01, 02, 03) thông qua email và gửi trực tiếp.

- Nội dung bảng hỏi: Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung khảo sát về thực trạng ĐT cử nhân ngành ATTT và QLĐT cử nhân ngành ATTT tại các trường đại học ở Việt Nam với các nội dung sau:

Thứ nhất, các câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng ĐT cử nhân ngành ATTT. Thang đo gồm 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Thứ hai, các câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng QLĐT cử nhân ngành ATTT của nhà trường. Thang đo gồm 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Thứ ba, các câu hỏi đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐT cử nhân ngành ATTT và QLĐT cử nhân ngành ATTT. Thang đo gồm 3 mức độ: Ảnh hưởng nhiều, Ít ảnh hưởng, Không ảnh hưởng.

Nguyên tắc điều tra bảng hỏi: mỗi khách thể trả lời độc lập một phiếu khảo sát về thực trạng tổ chức ĐT cử nhân ngành ATTT và QLĐT cử nhân ngành ATTT. Trước khi trả lời, các khách thể được hướng dẫn chi tiết để hiểu rõ mục đ ch và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu.

- Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu điều tra: Đối tượng khảo sát gồm: cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên gia, sinh viên thuộc 03 trường đại học có triển khai đào tạo trình độ đại học ngành ATTT cấp bằng tốt nghiệp đại học


hệ chính quy. Tiêu chí lựa chọn kết hợp: là những trường đại học, Học viện triển khai đào tạo ATTT nhiều năm, có qui mô sinh viên lớn và hiện nay phát triển mạnh về qui mô sinh viên theo học ATTT. Tổng số phiếu phát ra là 1.510, thu về hợp lệ là 1.172 phiếu gồm: 285 cán bộ quản lý, 260 giảng viên và chuyên gia, 340 sinh viên đang theo học và 287 sinh viên đã tốt nghiệp.

- Phân tích kết quả khảo sát: Số liệu thu được sau khảo sát thực ti n được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 20.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả.

Các chỉ số được dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm:

+ Điểm trung bình cộng (Mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề, từng nội dung của mỗi biểu hiện.

+ Tần suất, chỉ số phần trăm phương án trả lời câu hỏi đóng, mở.

- Phân tích số liệu: Số liệu sau khi trải qua các bước trên sẽ được sử dụng để thống kê các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục tiêu phân t ch đề ra. Cụ thể, để phù hợp với các mục tiêu này, các phương pháp phân t ch được sử dụng bao gồm:

+ Đánh giá điểm trung bình có trọng số (mean):

Trong đó: x1,x2, …, xn là n phần tử trong tập mẫu; ai là trọng số của phần tử xi. N là tổng số số lượng phần tử trong mẫu.

Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình như sau:

Bảng 2.2: Thang đánh giá thực trạng



Giátrị X s

1-1,75

1,76 – 2,50

2,51-3,25

3,26-4,00

Mức độ đáp ứng

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt


+ Xếp hạng mức độ cao, thấp của giá trị điểm trung bình đánh giá, sử dụng hàm xếp hạng Rank (xi, x1..xn) xếp thứ tự phần tử xi trong tập n phần tử


theo thứ tự.

2.3. Thực trạng đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin tại các trường đại học

2.3.1. Thực trạng công tác tuyển sinh ngành ATTT tại các trường đại học

Các trường thực hiện tuyển sinh liên tục trong năm với hình thức tuyển thẳng (đối với th sinh đạt giải cao trong cuộc thi cấp quốc gia và cấp quốc tế) và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Quy mô tuyển sinh ở các trường đại học với ngành ATTT được thể hiện ở bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Qui mô đào tạo sinh viên ngành ATTT tại các trường đại học



Qui mô sinh viên


Năm

Học viện Công nghệ Bưu chính

Viễn thông

Học viện Kỹ thuật mật mã

Trường Đại học công nghệ TT - ĐHQGTp.HCM

Quy mô đào tạo ngành ATTT

Năm 2017

500

2500

500

Năm 2018

600

2400

600

Năm 2019

750

2400

650

Tuyển sinh ngành ATTT trong năm

Năm 2017

180

600

80

Năm 2018

150

500

100

Năm 2019

200

450

120

(Nguồn báo cáo thống kê của các trường đại học)

Hoạt động truyền thông và quảng bá tuyển sinh được thực hiện thông qua đăng tải trên website của nhà trường, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, một số trường giới thiệu qua các mạng xã hội để thu hút người học. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký học theo qui định của nhà trường, người học được tư vấn lựa chọn ngành học, được tư vấn và cung cấp các thông tin liên quan đến CTĐT và hướng dẫn thực hiện qui trình thủ tục xét tuyển. Quy mô đào tạo và số lượng tuyển sinh đào tạo ngành ATTT hàng năm của các trường tương đối ổn định và phù hợp với năng lực đào tạo của các trường.

Xem tất cả 246 trang.

Ngày đăng: 24/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí