1.3.2.2. Quản lý thực hiện chương trình kế hoạch, học tập và rèn luyện của SV
- Cùng với phòng Đào tạo, phòng Tổ chức hành chính kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo, học tập, thực tập sư phạm, thi kiểm tra hết học phần, môn học xét lên lớp đối với SV.
- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV.
- Tổng hợp, phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học.
- Tổ chức thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.
1.3.2.3. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao
- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức lối sống cho SV.
- Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
- Tổ chức quản lý SV thực hiện dân chủ hoá trường học (đối thoại giữa nhà trường và SV).
- Theo dõi công tác phát triển đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường; phối hợp với Đoàn TNCM Lào, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV môi trường phấn đấu rèn luyện.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý công tác sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCNN Lào - 1
- Quản lý công tác sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCNN Lào - 2
- Quản Lý Công Tác Sinh Viên Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Công Tác Sinh Viên Ở Trường Cđsp
- Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Savanankhet
- Đánh Giá Kết Quả Xếp Loại Rèn Luyện Của Sinh Viên
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
1.3.2.4. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với SV
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến SV.
- Tạo điều kiện giúp đỡ SV tàn tật, khuyết tật, SV diện chính sách, SV có hoàn cảnh khó khăn.
1.3.2.5. Quản lý SV nội trú, ngoại trú
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan nơi trường đóng quản lý SV ngoại trú, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho SV. Giải quyết kịp thời các vụ việc có liên quan đến SV.
- Tuyên truyền phổ biến hướng dẫn SV chấp hành pháp luật; nội quy, quy chế. Tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội học đường (nhất là ma tuý, HIV, AISD).
1.3.2.6. Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của SV ký túc xá
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc ăn, ở, luyện tập thể dục thể thao, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; chăm sóc phòng chống dịch bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho SV.
- Tổ chức nhà ăn tập thể cho SV đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho SV nội trú.
1.3.2.7. Công tác khen thưởng kỷ luật sinh viên
- Tổ chức thi đua khen thưởng tập thể và cá nhân SV trong học tập và rèn luyện.
- Xử lý đối với SV vi phạm nội quy quy chế.
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý công tác sinh viên ở trường CĐSP
1.4.1. Nguyên tắc quản lý công tác sinh viên
Nguyên tắc đảm bảo nguyên lý giáo dục và đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước:
Đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý quá trình giáo dục đào tạo nói chung và quản lý công tác sinh viên nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ trương đường lối chính sách giáo dục cũng như quy định đề ra phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai
đoạn. Nội dung, phương pháp và việc tổ chức quản lý công tác sinh viên phải đảm bảo theo Luật giáo dục.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ lãnh đạo tập trung của Nhà nước về giáo dục và việc phát huy tối đa các sáng kiến đóng góp của cộng đồng xã hội vào công tác tổ chức và quản lý giáo dục.
Ở phạm vi trường học nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất hai mặt: một mặt phải tăng cường quản lý tập trung thống nhất của người lãnh đạo, quản lý. Mặt khác phải phát huy mở rộng tối đa quyền tự chủ của các đơn vị cá nhân.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch:
Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý. Quản lý công tác sinh viên cũng cần phải tuân thủ tính khoa học trong quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học…
Bất cứ hoạt động nào cũng cần đến kế hoạch. Hoạt động quản lý công tác sinh viên cũng phải đảm bảo tính kế hoạch, bởi kế hoạch là cơ sở của quản lý công tác sinh viên. Vì vậy hoạt động quản lý công tác sinh viên cần phải có kế hoạch chính xác, đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường, phải có dự kiến kiểm tra giám sát thực hiện các kế hoạch đó.
- Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm:
Trách nhiệm thể hiện ở sự thống nhất giữa mặt tích cực, ý thức trách nhiệm của nhà quản lý và mặt tiêu cực là khi buộc phải áp dụng các chế tài đối với những người vi phạm pháp luật nhà nước.
Phân công trách nhiệm là tổ chức uỷ quyền cho phép tự chủ trong hành động và quyết định các công việc, tuy nhiên phân công trách nhiệm không làm giảm bớt trách nhiệm của người thủ trưởng đơn vị. Quản lý công tác sinh viên
cần phải đảm bảo tính thống nhất của lãnh đạo, cần được phối kết hợp thống nhất giữa các bộ phận chức năng quản lý cấp dưới một cách chặt chẽ.
- Nguyên tắc về tính hiệu quả cụ thể và thiết thực hiệu quả:
Dựa trên nguyên tắc này trong quản lý công tác sinh viên nhà quản lý phải nắm được thông tin chính xác, cụ thể, nhanh chóng để đề ra các biện pháp xử lý giải quyết đúng đắn, phù hợp, cụ thể thiết thực, kịp thời các vấn đề xảy ra trong thực tiễn.
1.4.2. Nội dung quản lý công tác sinh viên ở trường cao đẳng sư phạm
1.4.2.1. Lập kế hoạch quản lý công tác sinh viên
Lập kế hoạch là xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc quản lý công tác sinh viên. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện.
Xác định thực trạng nhiệm vụ quản lý công tác sinh viên ở trường CĐSP: Về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ GV về nội dung công tác sinh viên.
Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác quản lý sinh viên. Với mỗi nội dung quản lý xác định chính xác công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, CSVC cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hoàn thành công việc.
Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện và cả đối với tập thể, cá nhân sinh viên. Xác định nguồn kinh phí thực hiện hoạt động.
Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Nhiệm vụ lập kế hoạch được thực hiện bởi Trưởng Phòng Công tác sinh viên và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Có sự thống nhất chỉ đạo của lãng đạo trường, thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng.
- Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường.
- Trưởng phòng CTSV nghiên cứu tìm hiểu nội dung yêu cầu của công tác sinh viên đối chiếu với thực trạng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, thực trạng của sinh viên trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lý và khả thi.
Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên trong Phòng và được sự phê duyệt của Hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý công tác sinh viên
Sau khi đã lập xong kế hoạch, người CBQL cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Muốn vậy, CBQL cần có một tổ chức vững mạnh, trong đó quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Nhờ tổ chức có hiệu quả, CBQL có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực để thực hiện kế hoạch đề ra. Thành công của hoạt động quản lý công tác sinh viên trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức của CBQL trong việc sử dụng các nguồn nhân lực này sao cho có hiệu quả cao. Ngoài việc sử dụng tổ chức bộ máy theo quy chế, CBQL cần có năng lực tổ chức "mềm" bằng cách lập ra các tổ hay nhóm chuyên môn đặc thù theo hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Trong quản lý công tác sinh viên ở trường CĐSP, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý là khâu tiếp nhận (nếu có), sắp xếp, phân bổ các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), nhằm đạt tới mục tiêu của hoạt động quản lý sinh viên nói riêng và mục tiêu giáo dục sinh viên nói chung. Cụ thể bao gồm các công việc sau:
- Tiếp nhận các nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý sinh viên như: Trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý; các loại thông tin liên quan đến sinh viên, kinh phí do ngân sách cấp để thực hiện việc quản lý công tác sinh viên.
- Phổ biến kế hoạch quản lý sinh viên (kế hoạch năm, kế hoạch theo từng học kỳ, kế hoạch theo từng nôi dung quản lý) đến toàn thể đội ngũ cán bộ, chuyên viên trong phòng biết và thực hiện.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các vấn đề mới, kỹ thuật nghiệp vụ công tác quản lý sinh viên
- Sắp xếp, phân công chuyên viên thực hiện các hoạt động quản lý sinh viên
- Phân công công việc, cho các thành viên, tổ chức khác có liên quan trong hoạt động quản lý sinh viên
- Phân bổ kinh phí cho từng khâu, từng hoạt động, từng nội dung của công tác quản lý sinh viên
1.4.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác sinh viên
Quá trình chỉ đạo thực hiện đòi hỏi người CBQL phải liên kết, liên hệ với các thành viên trong tổ chức để động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Thực chất, quá trình chỉ đạo của CBQL không chỉ bắt đầu sau khi đã lập xong kế hoạch và thiết kế bộ máy mà phải thấm vào và có ảnh hưởng quyết định đến quá trình lập kế hoạch và tổ chức phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch quản lý sinh viên.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý công tác sinh viên trong nhà trường nói chung là một hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục và diễn ra trong suốt năm học. Mọi hoạt động quản lý công tác sinh viên của nhà trường đều nhằm mục đích giúp sinh viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác nhằm hình thành nhân cách người lao động, người giáo viên tương lai cho mỗi sinh viên. Chính vì vậy đối với CBQL, hoạt động chỉ đạo quản lý công tác sinh viên không tách rời với chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Chỉ đạo thực hiện hoạt động quản lý công tác sinh viên bao gồm:
- Hướng dẫn chuyên viên thực hiện các nội dung công tác sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao.
- Chỉ huy, ra các quyết định làm cho hoạt động công tác sinh viên trong nhà trường diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu mong muốn.
- Đôn đốc, động viên, khích lệ các chuyên viên khi họ gặp khó khăn, hoặc khi cần thiết để hoạt động quản lý công tác sinh viên được diễn ra theo đúng tiến độ, nếu cần thì phải có sự khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích cán bộ, nhân viên.
- Theo dõi, giám sát; điều chỉnh sửa chữa với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật cho nhân viên trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý sinh viên
- Chỉ đạo, giám sát khâu lập kế hoạch, soạn thảo nội dung, tiến hành các hoạt động công tác sinh viên.
- Chỉ đạo các chuyên viên trong phòng thực hiện mọi yêu cầu quy định trong các văn bản của ngành, của trường đã quy định. Đồng thời chỉ đạo chuyên viên tự xây dựng các biện pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu của công tác sinh viên.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về công tác sinh viên của lên các phương tiện truyền tin của nhà trường.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá công tác sinh viên
Kiểm tra, giám sát là một chức năng quản lí, thông qua đó CBQL trong trường theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với sự đầu tư công sức và tài chính. Nếu có sự không tương thích thì CBQL phải quyết định thực hiện việc điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Trưởng phòng Công tác sinh viên chịu sự chỉ đạo của Hiệu trường, với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hiệu trưởng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động công tác sinh viên trong nhà trường, phải thường xuyên kiểm tra hoạt động sinh viên, tổ chức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trong phòng. Trên cơ sở đối chiếu với những quy định, hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp công
tác sinh viên. Hoạt động kiểm tra của Trưởng phòng công tác sinh viên bao gồm các nội dung:
- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động trong việc thực hiện công tác sinh viên.
- Kiểm tra việc lập kế hoạch thực hiện các hoạt động cụ thể trong nội dung công tác sinh viên
- Kiểm tra quy trình tổ chức các hoạt động trong nội dung công tác sinh viên
- Xem xét đối chiếu kết quả hoạt động với tiêu chuẩn, mục tiêu chung của công tác để có quyết định phù hợp trong quản lý.
- Ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các nội dung, quy định cần thiết cho phù hợp tình hình thực tiễn.
1.4.5. Phương pháp quản lý công tác sinh viên
Phương pháp quản lý là công cụ, là bộ phận chủ yếu và năng động nhất của quản lý. Quản lý có đạt được hiệu quả và mục tiêu hay không đều do phương pháp quyết định. Phương pháp trong quản lý thường mang tính chất tổng hợp đồng bộ, nhất quán và ăn khớp với nhau. “Phương pháp là công cụ quản lý, có đặc trưng cơ bản là luôn luôn tác động lên con người” [41, tr.95].
Có rất nhiều phương pháp quản lý tuỳ theo cách phân loại khác nhau. Phân loại loại thường dựa vào nội dung và tính chất hoạt động của quản lý. Theo cách này, có các phương pháp chủ yếu như sau: phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính tổ chức, phương pháp tâm lý giáo dục.
- Phương pháp thuyết phục:
Thuyết phục là dùng lý lẽ tác động vào đối tượng để làm thay đổi nhận thức của đối tượng quản lý khiến đối tượng tự nguyện thừa nhận yêu cầu của nhà quản lý từ đó thay đổi thái độ, hành vi cho phù hợp.
Đây là phương pháp cơ bản để giáo dục con người. Chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý, không chỉ bằng lý lẽ của mình mà còn bằng tình