Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Savanankhet

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET, NƯỚC CHDCND LÀO‌


2.1. Khái quát về trường Cao đẳng sư phạm Savanankhet

Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Savannakhet là trường công lập, được thành lập từ năm 1966 theo các Nghị định, Quyết định của Chính phủ. Hiện nay trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ các trường học và đào tạo một số ngành nghề ngoài sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Savannakhet hiện có 219, trong đó có 195 giảng viên. Số giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên là 70 người, có một tiến sĩ và 05 nghiên cứu sinh, 177 đại học và 15 cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng. Các phòng chức năng của trường cao đẳng sư phạm Savannakhet:

+ Phòng Đào tạo

+ Phong Kiểm tra và Đánh giá

+ Phòng Quản lý Công tác sinh viên

+ Phòng Tổ chức

+ Phòng Hành chính tổng hợp

+ Phòng Giáo dục chuyên nghiệp

* Các Khoa chuyên môn gồm có:

+ Khoa giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non

+ Khoa tự nhiên

+ Khoa xã hội

+ Khoa Ngoại ngữ

* Về số lượng đào tạo sinh viên chính quy của trường hiện nay

Trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet có sự gia tăng đáng kể về quy mô đào tạo và thực hiện tốt các chỉ tiêu hàng năm về số lượng. Số lượng SV chính quy đang đào tạo tại trường hiện nay là:

Bảng 2.1: Số lượng sinh viên hệ chính quy đang đào tạo tại trường


Năm học

Tổng số SV

Giới tính

Nam

Nữ

2013-2014

4281

1.490

2.791

2014-2015

5283

1.582

3.701

2015-2016

5239

1.434

3.805

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý công tác sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCNN Lào - 6

(Nguồn: Phòng Đào tạo tháng 09 năm 2016)


2.2. Khái quát về khảo sát thực trang

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá một cách khách quan, chính xác thực trạng quản lý công tác sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, từ đó đề ra biện pháp quản lý công tác sinh viên phù hợp với thực tiễn nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng thực hiện các nội dung công tác sinh viên tại trường Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet .

Thực trạng QLCTSV của Phòng công tác sinh viên trường Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet .

2.2.3. Đối tượng, cách thức khảo sát

Chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở, điều tra trên đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên, cụ thể:

+ CB phòng Công tác sinh viên, GV các khoa tổng 50 người

+ 300 sinh viên năm thứ 2 và 3

2.3. Thực trạng thực hiện công tác sinh viên của Trường cao đẳng sư phạm Savannakhet

2.3.1. Các hoạt động đầu khóa học

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi các đối tượng khảo sát về các hoạt động đầu khóa học của sinh viên nhà trường đã thực hiện ra sao. Kết quả thu được ở bàng sau:

Bảng 2.2: Đánh giá của cán bộ, giáo viên, sinh viên về việc thực hiện các hoạt động đầu khóa học của sinh viên


Ý kiến đánh giá


STT


Các hoạt động

Đối tượng kháo

sát

Tốt

TB

Chưa tốt


SN


%


SN


%


SN


%

1

Công tác kiểm tra hồ sơ nhập học

CB GV

48

96

2

4

0

0

SV

200

66,66

79

33

18

6

2

Công tác kiểm tra sức khỏe sau khi vào trường

CB GV

32

64

16

32

2

4

SV

130

43,33

168

56

11

3,66

3

Tổ chức tuần sinh hoạt

công dân SV đầu khóa

CB GV

46

92

4

8

0

0

SV

175

58,33

107

35,33

8

2,66


4

Giúp SV mới nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường mới

CB GV

31

62

17

34

2

4

SV

82

27,33

176

58,66

24

8

Kết quả trên đây cho thấy tất cả các hoạt động liên quan đến công tác đầu khóa của sinh viên đều được đánh giá phần lớn là tốt và trung bình. Kết quả này sát với thực tế, vì hàng năm trước khi đón SV khóa mới Nhà trường đều có thành lập ban đón tiếp SV:

+ Nắm hồ sơ, danh sách trúng tuyển vào trường, số lượng SV theo ngành học, theo giới để có kế hoạch bố trí chỗ ở cho SV nội trú nếu có nhu cầu.

+ Phân công phụ trách các công việc như nhận hồ sơ, SV đăng ký vào khu nội trú, hồ sơ SV tìm nơi trọ, thu lệ phí nhập học, học phí...

+ Phân lớp và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, chỉ định ban cán sự lớp lâm thời để quản lý lớp và đưa lớp nhanh chóng đi vào ổn định.

+ Liên kết các trung tâm y tế hoặc bệnh viện đa khoa tổ chức kiểm tra sức khỏe đầu vào; thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho SV.

+ Tổ chức tuần sinh hoạt công dân SV đầu khóa học với nhiều nội dung sát với tình hình thực tế như:

Giới thiệu về nội dung đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phổ biến nội quy, quy chế, chế độ chính sách với người học.

Giới thiệu về nội dung chương trình học tập. Giới thiệu truyền thống Nhà trường.

Tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo Nhà trường với SV các khóa cũ với SV khóa mới...

+ Làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng cho SV nội trú.

Đây là những công tác cơ bản ban đầu quản lý SV từ lúc nhập học đến khi ổn định nơi ăn chốn ở và học tập...

Một số hoạt động còn có ý kiến đánh giá GV và SV là chưa tốt và không rõ về hoạt động đầu khóa học của trường, chẳng hạn:

11 ý kiến đạt tỷ lệ 3,66% của SV và 2 ý kiến của GV đạt tỷ lệ 4% cho rằng công tác chăm sóc sức khỏe của SV sau khi vào trường là chưa tốt. Vấn đề này không phải do Nhà trường thiếu quan tâm, hay thiếu kinh phí và không phải do trình độ của y bác sĩ, mà là do khâu tổ chức chưa khoa học như tập trung quá nhiều SV vào nơi khám cùng một lúc, không có phòng khám riêng, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nên SV chưa hài lòng.

2 ý kiến đạt tỷ lệ 4% của GV và 24 ý kiến tỷ lệ 8% của SV đánh giá chưa tốt về hoạt động giúp SV thích nghi với môi trường mới, các ý kiến đó

cho thấy Nhà trường cần cải tiến và quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là đối với SV ở các tỉnh xa, SV là con em các dân tộc ít người vùng cao, miền núi khi lần đầu tới một môi trường học tập mới, hay hỗ trợ SV ngoại trú...

2.3.2. Thực trạng thực các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên.

Học tập và rèn luyện là hai mặt quan trọng không thể thiếu của SV các trường Đại học và Cao đẳng. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn thì việc nêu cao ý thức học tập, tư dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức, lối sống là những yêu cầu hết sức cần thiết đối với SV.

a. Thực trạng các hoạt động học tập của sinh viên

Qua khảo sát bằng phiểu điều tra đối với CB, GV và SV, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên và sinh viên về thực hiện các hoạt động học tập của sinh viên‌

(Đơn vị: %)



Mức độ hoàn thành


STT


Các hoạt động

Đối tượng khảo sát

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

SN

%

SN

%

SN

%


1

Thực hiện đúng nề nếp

học tập (đi học đây đủ, đúng giờ ..)

CB - GV

12

24

36

72

2

4

SV

129

43

153

51

18

6

2

Hoàn thành nhiệm vụ

học tập được giao

CB - GV

7

14

34

68

4

8

SV

186

62

96

32

4

1,33


3

Tích cực chủ động trong việc tìm kiến tài

liệu đối mới phương pháp học tập

CB - GV

33

76

12

24

0

0


SV


185


61,66


88


29,3


10


3,66


4

Thực hiện hoạt động

thực tế, thực tập sư phạm

CB - GV

23

46

36

72

0

0

SV

101

33,66

187

62,3

1

0,33

5

Thực hiện tốt hoạt

động tự học

CB - GV

37

74

21

42

2

4

SV

260

88,66

69

23,6

0

0

6

Thực hiện đúng quy chế thi,kiểm tra

CB - GV

48

96

2

4

0

0

SV

265

88,33

32

10

2

1,66

Kết quả khảo sát trên cho thấy đánh giá chung vủa GV và SV về việc thực hiện hoạt động học tập của sinh viên nhìn chung là tương đối tốt:

- Hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao : 55,14%

- Thực hiện tốt hoạt động tự học : 84,85%

-Thực hiện đúng quy chế thi , kiểm tra : 89,14%

- Thực hiện tốt hoạt động tự học: khảo sát SV: 260/300 (đạt tỉ lệ là 88,66%),CBGV:37/50 (chiếm tỉ lệ 74%) Đây là hoạt động được đánh giá rất cao. Đi sâu xem xét cụ thể các ý kiến đánh giá theo từng mức độ chúng ta thấy sinh viên dành nhiều thời gian cho hoạt động này, tuy nhiên mức độ giữa các sinh viên là không đồng đều nhau, vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên lơ là việc học, dành ít thời gian cho hoạt động tự học, kết quả học tập thấp.

- Đối với thực hiện đúng quy chế thi,kiểm tra: việc dành thời gian vừa phải vẫn chiếm đa số trong (265 SV chiếm tỉ lệ 88,3 %) đánh giá cho việc này là tốt.

Còn ý kiến chưa tốt có 2 phiếu chiế tỷ lệ 1,66%.

- Tích cực chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu đối mới phương pháp học tập nội dung này được cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá tốt với 218 phiếu chiếm tỉ lệ 62,28%; trung bình 90 phiếu tỉ lệ 25,71%; và chưa tốt là 10 phiếu tỉ lệ 2,85%.

- Thực hiện hoạt động thực tế, thực tập: Hoạt động này là một điểm đáng lưu ý đối với công tác quản lý của trường. Kết quả cho thấy có (101 SV chiếm tỉ lệ 33,6) đánh giá tốt và (23 CBGV chiếm tỉ lệ 4,6%), còn đánh giá trung bình cho hoạt động này.

+ Quản lý hoạt động thực tập sư phạm và đi thực tế của SV:

- Thực tập sư phạm và thực hành, thực tế chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập của SV trong trường CĐSP Savanakhet. Hoạt động này ở Trường diễn ra dưới các hình thức như sau:

Tham quan thực tế do Nhà trường tổ chức phù hợp với từng ngành học và môn học. Hoạt động này nằm trong chương trình đào tạo chính khóa mà sinh viên bắt buộc phải tham gia: tham quan các trường Mầm non, trường tiểu học, THCS trên phạm vi trường đóng

Thực tập sư phạm tại các trường Mầm non, trường tiểu học, THCS tùy theo đặc thù của từng khoa, từng chuyên ngành.

Đây là những hoạt động SV đi ra khỏi phạm vi Nhà trường, nhất là hoạt động thực tập tốt nghiệp, thời gian kéo dài 2 tháng và rải rác ở nhiều trường học khác nhau. Tìm hiểu công tác này được biết Nhà trường đã thực hiện việc quản lý như sau:

Đối với những hoạt động thực hành, thực tế môn học thì giáo viên, khoa chuyên môn chủ động lên kế hoạch, làm văn bản báo cáo nhà trường, phòng Đào tạo, Nhà trường ra Quyết định, giảng viên phụ trách môn, Khoa chuyên môn tổ chức cho sinh viên đi thực hành, thực tế môn học, sau quá trình thực hành, thực tế sinh viên phải viết báo cáo thu hoạch.

Đối với SV cuối khóa đi thực tập sư phạm thì quy trình chặt chẽ hơn nhiều:

+ Phòng Đào tạo thông báo tiến độ thời gian cho SV đi thực tập sư phạm.

Khoa chuyên môn để xây dựng kế hoạch tổ chức thực tập sư phạmcho SV.

+ Phòng giáo dục chuyên nghiệp cấp giấy giới thiệu trước một tháng để SV liên hệ địa điểm thực tập.

+ Một tuần trước khi SV đi thực tập thì các khoa hướng dẫn đề cương chi tiết thực tập sư phạmvà phân công giáo viên hướng dẫn theo từng nhóm SV thực tập.

+ Phòng giáo dục chuyên ngiệp phổ biến các quy định về thời gian, nơi thực tập và cấp sổ nhật ký thực tập cho SV.

+ Định kỳ Ban chỉ đạo và GV hướng dẫn thực tập kiểm tra đột xuất và có chọn lọc về tình hình thực tập sư phạm của SV nói chung và các SV thực tập ở các tỉnh xa trường.

+ GV hướng dẫn thực tập sư phạm chấm và báo cáo kết quả về phòng giáo dục chuyên nghiệp tổng hợp, nếu có khiếu nại hoặc xét thấy cần thiết Ban Giám hiệu cho chấm phúc tra.

Có thể nói việc quản lý SV đi thực tập sư phạm và đi thực tế của SV được Nhà trường quan tâm xây dựng kế hoạch khá rõ ràng và đầy đủ, có phân công có kiểm tra và đánh giá cả về ý thức nội dung và đề cao tinh thần trách nhiệm của tất cả các bộ phận liên quan, của GV và SV.

Tuy nhiên do SV thực tập xa trường, địa bàn rộng nên việc quản lý không thể toàn diện được. Đặc biệt là quản lý nội dung và chất lượng hoạt động giảng dạy của sinh viên. Mặt khác, một GV phải hướng dẫn quá nhiều SV nên việc theo dõi quản lý và hướng dẫn không được kỹ, vì vậy chất lượng có phần hạn chế.

- Hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao: có thể nhận thấy đây là hoạt động mà SV cũng rất quan tâm. Có (186 SV chiếm tỉ lệ 62,6%) và có 7 CBGV tỉ lệ 14% trả lời có dành thời gian cho hoạt động này.

Bên cạnh đó, liên quan đến công tác sinh viên, sau mỗi học kỳ Phòng công tác sinh viên lại phối hợp với lãnh đạo các Khoa, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính chỉ đạo các lớp sinh viên căn cứ theo những tiêu chí đã quy định của Bộ Gáo dục và Thể thao, của nhà trường bình xét, đánh giá những tập thể và cá nhân sinh viên có kết quả học tập tốt để khen thưởng, Hoạt động này được thực hiện thường xuyên và theo đánh giá của CBGV, SV đây là một hoạt động có tác dụng tốt, tạo động lực giúp sinh viên luôn cố gắng phấn đấu, rèn luyện để được vinh danh, khen thưởng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí