b. Thực trạng kết quả rèn luyện của sinh viên
Khảo sát về kết quả phẩm chất đạo đức, lối sống của SV Nhà trường thể hiện qua kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện sinh viên cuối năm cụ thể như sau:
- SV tự đánh giá kết quả của mình sau học kỳ và năm học.
- Tổ, lớp họp xét thông qua từng mức điểm của từng SV có sự tham gia của CBGV.
- Phòng Công tác SV tổng hợp sau khi rà soát lại có sự tham gia của lớp trưởng, bí thư chi đoàn lớp.
- Hội đồng xét duyệt đạo đức xét và đề nghị Hiệu trưởng công nhận.
- Công khai kết quả rèn luyện của SV đến từng lớp để thông báo cho từng sinh viên.
- Việc đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của sinh viên mà Nhà trường đang áp dụng đã:
- Đảm bảo được tính khách quan và phát huy được quyền dân chủ của sinh viên theo tinh thần quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động Nhà trường.
- Xem xét toàn diện các môi trường hoạt động của sinh viên thông qua công tác quản lý của CBGV, ban cán sự lớp, của các đơn vị chức năng (phòng, khoa) và các đoàn thể trong Nhà trường.
Bảng 2.4: Đánh giá kết quả xếp loại rèn luyện của sinh viên
(Đơn vị: %)
Năm học | Tổng số sinh viên | Kết quả phân loại | |||||||
XS | Tốt | Khá | TBK | TB | Yếu | Kém | |||
1 | 2013 - 2014 | 4281 | 8,5 | 64,5 | 11,4 | 9,3 | 5,6 | 0,5 | 0,2 |
2 | 2014 - 2015 | 5283 | 9,1 | 65,7 | 7,8 | 11,2 | 4,3 | 1,3 | 0,6 |
3 | 2015 - 2016 | 5239 | 8,7 | 66,4 | 7,6 | 12,3 | 3,7 | 1,1 | 0,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Thực Hiện Chương Trình Kế Hoạch, Học Tập Và Rèn Luyện Của Sv
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Công Tác Sinh Viên Ở Trường Cđsp
- Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Savanankhet
- Thực Trạng Công Tác Sinh Viên Nội Trú Và Ngoài Trú Của Trường Hiện Nay
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Công Tác Sinh Viên Ở Trường Cđsp Savanakhet
- Nâng Cao Nhận Thức, Thống Nhất Quan Điểm Trong Toàn Trường Về Quản Lý Công Tác Sinh Viên Trong Bối Cảnh Hiện Nay
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn do Phòng công tác sinh viên cung cấp tháng 12/2016)
Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Savannakhet trong những năm qua cho thấy: khoảng trên 10% số lớp đạt danh hiệu tập thể lớp tiên tiến thi tốt nghiệp cao đẳng chính quy hàng năm đạt 85% trở lên.
Đi sâu vào tìm hiểu nội dung này, chúng tôi tìm hiểu trên cán bộ quản lý, GV. Kết quả có 24 % ý kiến cán bộ, GV nhận định tốt về đạo đức, lối sống của SV và 72% ý kiến nhận định biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu. Trong đó ý kiến của SV tuy có hơi dè dặt nhưng vẫn có tới 70% ý kiến nhận định là tốt và 26% nhận định biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu. Tuy nhiên trong SV vẫn còn 10% nhận định biểu hiện xấu nhiều hơn biểu hiện tốt và 0,66% không quan tâm đến vẫn đề này. Biểu hiện này có phần bi quan mà những nhà quản lý giáo dục của Trường cần quan tâm hơn nữa. Trên 90% ý kiến cho rằng việc đánh giá xee0ps lia rèn luyện của sinh viên có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và khuyến khích được SV phấn đấu trong học tập và rèn luyện hàng ngày. Tuy nhiên kết quả khảo sát còn 04% ý kiến cho rằng quy trình đánh giá chưa hợp lý, vấn đề này cũng cần phải xem xét điều chỉnh về chất lương của việc đánh giá. Có nghĩa là tránh các cuộc họp chiếu lệ cho qua hay mặt bằng mà không bằng lòng khi xem xét đạo đức của nhau và cả bệnh thành tích cục bộ... Bên cạnh đó cũng cần bổ sung, sửa đổi các tiêu chí trong quy định về đánh giá theo từng thời gian và điều kiện cụ thể một cách phù hợp hơn.
2.3.3. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao
Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống cho SV được gắn kết với các hoạt động trong Nhà trường từ giảng dạy, học tập, lao động đến các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp; lồng ghép các phong trào, các hình thức khen thưởng, kỷ luật ...
Để giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể dục trường CĐSP Savanakhet đã huy động các các lực lương tham gia quản lý và giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho SV như: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh Niên Nhân Dân Cách mạng Lào, cán bộ giảng dạy, Phòng Công tác SV; GV chủ nhiệm, tập thể lớp, chi đoàn, Ban quản lý ký túc xá...Đó là những lực lượng đề ra mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cũng như tổ chức thực hiện các kế hoạch đó trong toàn Trường. Trong đó vai trò của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên Nhân Dân Cách mạng Lào, Phòng Công tác SV, Ban quản lý ký túc xá và GV chủ nhiệm là rất quan trọng.
+ Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
Đây là công tác được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đặc biệt quan tâm. Qua tìm hiểu được biết công tác này được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
- Tổ chức cho SV tham gia các cuộc thi tìm hiểu các môn lý luận chính trị.
- Tổ chức cho SV nghiên cứu quán triệt Nghị quyết của Đảng, Chủ trương, Chính sách Pháp luật của Nhà nước, báo cáo thời sự trong nước và quốc tế...
- Duy trì “Tuần sinh hoạt công dân SV” vào đầu năm học, đầu khóa học theo nội dung chương trình được Bộ Giáo dục và Thể thao hướng dẫn hàng năm như: Báo cáo tình hình chính trị kinh tế xã hội trong và quốc tế; phổ biến các quy chế về học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học, các quy chế về SV; các chế độ chính sách có liên quan đến công tác phòng chống ma túy, tội phạm, tệ nạn xã hội bảo vệ môi trường và phổ biến các công tác đoàn, hội.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao:
Các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao là một trong những nội dung quan trọng của công tác sinh viên, hoạt động này vừa là nhu cầu của SV vừa là yêu cầu rèn luyện thể chất trong quá trình đào tạo tại trường CĐSP Savanakhet.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ SV tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao
Mức độ tham gia | ||||||||
Nội trú | Ngoại trú | |||||||
TT | Nội dung | Đối tượng khảo sát | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không tham gia | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không tham gia |
1 | Sinh hoạt văn hoá (tọa đàm, diễn đàn, hội thảo…) | CB-GV | 86 | 14 | 0 | 31 | 69 | 2 |
SV | 51,66 | 44,66 | 1,66 | 19 | 75,66 | 3,33 | ||
2 | Tham gia sinh hoạt văn nghệ | CB-GV | 90 | 8,66 | 2,33 | 4,81 | 26 | 52 |
SV | 43,33 | 53,66 | 2 | 23 | 69 | 6 | ||
3 | Tham gia thể dục thể thao | CB-GV | 96 | 2 | 2 | 12,33 | 16 | 72 |
SV | 77,33 | 27 | 1,66 | 36,66 | 57 | 7 | ||
4 | Đọc báo, đến thư viện | CB-GV | 0 | 92 | 4 | 16,33 | 37,66 | 53 |
SV | 44,33 | 36 | 4,33 | 24 | 68 | 6 | ||
5 | Xem tivi, xem phim, nghe nhạc… | CB-GV | 98,33 | 0 | 0,66 | 74,33 | 24 | 2 |
SV | 33,33 | 55,66 | 6,33 | 39,66 | 48,3 | 13 | ||
6 | Sinh hoạt đoàn thể | CB-GV | 24 | 76 | 0 | 45,66 | 32 | 23,33 |
SV | 43 | 50,33 | 27,33 | 61 | 20 | 0 | ||
7 | Họp khu nội trú, nhóm học sinh, sinh viên ngoại trú | CB-GV | 96 | 2 | 0 | 84 | 13 | 3 |
SV | 29,66 | 53 | 13,33 | 10,66 | 48,33 | 31,33 | ||
8 | Tham gia các hoạt động khác ở ký túc xá, đia phương sinh sống. | CB-GV | 0 | 96 | 4 | 92 | 8 | 0 |
SV | 73,66 | 44,66 | 13,66 | 35,33 | 57 | 13,66 |
Số liệu khảo sát cho thấy sinh viên có tham gia hầu hết các hoạt động do Nhà trường và đoàn thể, lớp... tổ chức. Một số hoạt động như sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút được nhiều SV tham gia hơn, đặc biệt là SV nội trú. Nhưng lại không đồng đều ở các hoạt động khác, nhất là các hoạt động hội họp ở khu nội trú ,nhóm sinh viên ngoại trú. Một hoạt động không thể thiếu được đối với SV thì lại có tỷ lệ SV tham gia rất ít (29,66% đối với SV nội trú và 8,2% đối với SV ngoại trú). Kết quả khảo sát còn cho thấy tỷ lệ SV không tham gia thường xuyên và không tham gia khá cao, nhất là SV ngoại trú. Ở đây có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như số SV ngoại trú đông và lại phân tán ở xa trường nên ngại tham gia và một bộ phận không nhỏ SV ý thức còn chưa tốt. Mặt khác cũng do Nhà trường chưa đủ điều kiện cho SV hoạt động và hình thức nội dung sinh hoạt chưa phong phú chưa cuốn hút được SV tham gia.
Tóm lại nhu cầu hoạt động của SV rất lớn. Do đó vấn đề đặt ra là các cấp quản lý cần xem xét và đưa các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao...với nhiều hình thức phong phú hơn, hấp dẫn hơn để lôi cuốn được SV tham gia.
Kết quả khảo sát các điều kiện đảm bảo các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao thông qua phiếu hỏi đối với CB, GV và SV như bảng 2.5.
Bảng 2.6: Điều kiện đảm bảo các hoạt động văn hóa văn nghệ
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||||
Đối tượng khảo sát | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | |||||
SN | % | SN | % | SN | % | |||
1 | Bố trí thời gian cho sinh viên sinh hoạt tập thể giao lưu và hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ | CB-GV | 48 | 96 | 0 | 0 | 2 | 4 |
SV | 102 | 34 | 138 | 46 | 35 | 11,6 | ||
2 | Tổ chức hoạt động của Nhà trường (Đoàn, Hội sinh viên, Phòng công tác sinh viên, Phòng đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Khoa, Tổ bộ môn) | CB-GV | 48 | 96 | 1 | 2 | 1 | 2 |
SV | 83 | 27 | 159 | 53 | 53 | 17,6 | ||
3 | Tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương, đơn vị kết nghĩa | CB-GV | 48 | 96 | 0 | 0 | 2 | 4 |
SV | 72 | 24 | 23 | 41 | 4 | 21,3 | ||
4 | Tổ chức hoạt động của ban quản lý ký túc xá | CB-GV | 48 | 96 | 2 | 3,6 | 1 | 1,66 |
SV | 119 | 39,6 | 115 | 38,3 | 42 | 14 | ||
5 | Tổ chức sinh hoạt tập thể và giao lưu | CB-GV | 0 | 0 | 15 | 30 | 35 | 70 |
SV | 107 | 35,6 | 128 | 42,6 | 55 | 18,3 | ||
6 | Trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho các hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao | CB-GV | 8 | 16 | 38 | 76 | 4 | 8 |
SV | 76 | 25,3 | 128 | 42,6 | 73 | 24,3 | ||
7 | Hội diễn văn nghệ | CB-GV | 12 | 24 | 34 | 68 | 4 | 8 |
SV | 134 | 44,6 | 115 | 38,3 | 36 | 12,3 | ||
8 | Thi đấu thể thao | CB-GV | 37 | 74 | 12 | 24 | 1 | 0,66 |
SV | 111 | 37 | 134 | 44,6 | 37 | 12,3 |
Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy sự đánh giá của CB, GV và SV cơ bản thống nhất về các điều kiện phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đạt mức độ tốt và tương đối cao. Điều đó nói lên sự quan tâm chỉ đạo và đầu tu kinh phí trang thiết bị và phương tiện của nhà trường là khá tốt. Tuy nhiên việc đầu tu trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao còn có trên 24,33% ý kiến đánh giá là chưa tốt. Việc bố trí thời gian cho các hoạt động này cũng cần phải có điều chỉnh cho phù hợp, tránh chồng chéo giữa các giờ học của các lớp với nhau, cần có kế hoạch cụ thể cho từng học kỳ và cả năm học. Đây là điều kiện có ảnh hưởng rất lớn đến chất lương hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao trong toàn Trường. Cùng với việc đầu tu thêm kinh phí Nhà trường và đoàn thanh niên cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể, giao lưu giữa các khóa cũ và khóa mới, giữa Nhà trường với chính quyền, đoàn thể địa địa phương, đơn vị kết nghĩa, để tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa cho SV (kết quả khảo sát đã cho thấy điều đó). Bên cạnh đó cũng cần kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban quản lý ký túc xá để tham gia tổ chức các hoạt động này được tốt hơn.
2.3.4. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với SV
+ Về bảo hiểm và tín dụng đào tạo:
Qua theo dõi và tìm hiểu số liệu từ bộ phận y tế của Trường thì 100%
SV của Trường có sổ khám bệnh và thẻ bảo hiểm y tế. Tổ y tế có 02 người, chịu trách nhiệm trước Phòng quản lý công tác sinh viên về công tác chăn sóc sức khỏe ban đầu cho SV toàn trường và làm các thủ tục mua bảo hiểm cho sinh viên.
Bảng 2.7: Đánh giá của CBGV về quản lý thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên (Đơn vị: %)
Mức độ hoàn thành | ||||||||
STT | Các hoạt động | Đối tượng khảo sát | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | |||
SN | % | SN | % | SN | % | |||
1 | Chính sách miễn giảm học phí | CB - GV | 15 | 30 | 35 | 70 | 0 | 0 |
SV | 247 | 82,33 | 42 | 14,6 | 1 | 0,33 | ||
2 | Chính sách ưu đãi trong đào tạo | CB - GV | 10 | 20 | 26 | 52 | 12 | 24 |
SV | 219 | 73,33 | 64 | 21,3 | 13 | 4,33 | ||
3 | Học bổng khuyến khích học tập | CB - GV | 36 | 72 | 23 | 46 | 1 | 2 |
SV | 205 | 68,33 | 67 | 22,3 | 12 | 4 | ||
4 | Trợ cấp xã hội | CB - GV | 43 | 86 | 7 | 14 | 0 | 0 |
SV | 182 | 60,66 | 81 | 27 | 18 | 6 | ||
5 | Tín dụng (vay vốn) trong đào tạo | CB - GV | 2 | 4 | 3 | 6 | 45 | 96 |
SV | 174 | 58,66 | 94 | 31,3 | 23 | 7,66 | ||
6 | Bảo hiểm y tế | CB - GV | 48 | 96 | 2 | 4 | 0 | 0 |
SV | 196 | 65,33 | 67 | 24,3 | 28 | 9,33 |
Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến của CB, GV và SV đánh giá “tốt” về việc thực hiện các chế độ chính sách miễn giảm học phí, chính sách uu đãi trong đào tạo, học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, tín dụng (vay vốn) trong đào tạo và bảo hiểm y tế Nhà trường.
Về chính sách bảo hiểm y tế trung bình có 4% ý kiến của CB, GV và 9,33% ý kiến của SV đánh giá việc thực hiện này còn “chưa tốt”.
- Về quy trình xét duyệt và giải quyết các chế độ chính sách đối với sinh viên qua phiếu hỏi đối với CB, GV cho kết quả như sau:
Bảng 2.8: Đánh giá về quy trình xét duyệt và giải quyết các chế độ chính sách đối với SV (Đơn vị: %)
Ý kiến đánh giá | Cán bộ, Giáo viên | ||
Số người | % | ||
1 | Tốt | 4 | 8 |
2 | Khá tốt | 36 | 72 |
3 | Trung bình | 8 | 16 |
4 | Chưa tốt | 02 | 4 |
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy 8% số ý kiến của CB, GV đánh giá tốt,72 % khá tốt về việc thực hiện quy trình thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với SV. Qua theo dõi và tìm hiểu được biết mỗi năm Nhà trường xét giải quyết chế độ chính sách cho SV vào cuối mỗi học kỳ.
Việc xét duyệt, công nhận cho SVđược hưởng chế độ chính sách được tuân thủ theo các bước:
+ Hướng dẫn SV làm các thủ tục cần thiết có liên quan sau khi phổ biến các văn bản và chế độ chính sách của Nhà nước tại Trường và qua giấy báo nhập học trước đó.
+ Phòng Công tác SV tiếp nhận hồ sơ phân loại đối tượng lên danh sách và thông báo về lớp và giáo viên chủ nhiệm để SV biết và sau đó Phòng Công tác SV tổng hợp trình hội đồng xét.
+ Hội đồng xét và trình Hiệu trưởng quyết định công nhận.
+ Phòng Công tác SV và Phòng Tài chính tổng hớp kinh phí chi trả.
+ Niêm yết công khai danh sách SV được hưởng và thông báo trở lại cho SV qua ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm.
Như vậy việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet là rất chặt chẽ và đúng thủ tục pháp lý, đảm bảo được tính công khai dân chủ, chính xác về đối tượng và thật sự minh bạch, vì thế tạo được sự tin tưởng trong SV giúp họ an tâm trong học