Nâng Cao Tích Cực Tự Giác Tự Học, Tự Nghiên Cứu Của Giảng Viên Và Sinh Viên; Đổi Mới Công Tác Quản Lý, Đánh Giá Kết Quả Học Tập, Thực Hành Của 45322

118

sinh hoạt học thuật, trong giảng dạy. Việc hình thành đội ngũ giảng viên cốt cán của các trường đại học ở tất cả các môn học phải trở thành giải pháp có tính chiến lược hiện nay. Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu, để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm nòng cốt cho giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học.

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu, chuẩn hoá trình độ của giảng viên đại học theo quy định. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên đại học tự bồi dưỡng, đi học trong và ngoài nước, nâng cao trìn h độ mọi mặt. Mọi giảng viên đại học đều cần phải được bồi dưỡng thật chu đáo về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy - học; thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm, tổ chức tốt việc dạy mẫu theo phương pháp mới, làm cơ sở nâng cao trình độ, tay nghề sư phạm của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học.

Thực hiện nhiều hình thức đào tạo giảng viên đại học khác nhau: đào tạo trong nước với các chương trình tập huấn ngắn hạn, đào tạo nâng ngạch và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; thô ng qua các chương trình dự án hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài; đào tạo trong nước dưới sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hoặc các nước tiên tiến; đào tạo từ xa thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. Các hình thức đào tạo cần vận dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng giảng viên, từng trường đại học, đảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay.

Chú trọng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giảng viên. Những năm gần đây, nhiều bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa yêu cầu về phẩm chất, năng lực và thể chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức như: Bộ Y tế có Quy định về tiêu chuẩn y đức. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã có Quy định v đạo đức nhà giáo, cần thực hiện thật sự nghiêm túc trong thực tiễn. Cần học tập kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trong vấn đề này. Nhà trường ở Ốxtrâylia không có chỗ cho những tiêu cực, nếu luận án của sinh viên mà bị phát hiện “đạo” từ nguồn nào đ ó thì lập

119

tức không chỉ sinh viên ấy bị buộc thôi học, mà thầy hướng dẫn cũng bị mất chức. Đều đáng xấu hổ ấy còn đi theo lý lịch của anh ta mãi về sau. Đạo đức khoa học và trách nhiệm công dân luôn đặt lên hàng đầu” [7, tr.5].

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên môn, thực hành nghề. Tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng, nhưng hiện nay ở các trường đại học, đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, hạn chế về năng lực; nhìn chung chất lượng còn thấp so với yêu cầu. Vì thế, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng là một đòi hỏi bức thiết , trong đó đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề là rất quan trọng.

Trước hết, cần nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm

“người đi giáo dục trước hết phải được giáo dục” trong thời gian tới ở tất cả các trường đại học. Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề. Cần nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên này trước yêu cầu mới. Năm 2010, cả nước có 1.748.000 sinh viên tuyển mới, trong đó có 340.400 học viên cao đẳng , trung cấp nghề; phần đông số này khi ra trường làm các công việc bình thường, không trở thành lực lượng có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [69, tr.42]. Hạn chế này cũng cho thấy những hạn chế của đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề và yêu cầu phải xây dựng, phát triển đội ngũ này đáp ứng với tình hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Cần thực hiện tốt việc tuyển chọn, sàng lọc đầu vào đào tạo giảng viên

chuyên môn và thực hành nghề trong các trường đại học, trong đó chú ý đến đội ngũ giảng viên chuyên môn và thực hành nghề. Mỗi trường đại học khác nhau, mỗi đối tượng khác nhau thì yêu cầu tuyển chọn đầu vào đào tạo giảng viên chuyên môn và thực hành nghề có sự khác nhau.

Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 16

Đối với đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, cần ưu tiên

tuyển chọn người có bằng tốt nghiệp loại giỏi đào tạo giảng viên chuyên môn, thực hành nghề. Cần tập trung đào tạo theo hướng giỏi về chuyên môn và kỹ

120

năng thực hành nghề, có phương pháp sự phạm tốt. Sau khi được trường đại học duyệt giảng thử để chấp nhận phần lý luận, kiến thức và phương pháp sư phạm, những đối tượng này sẽ được bố trí dự giảng trên lớp và đi thực tế tại các cơ sở, đồng thời được tham dự các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện theo chuyên môn và nâng cao kỹ năng thực hành nghề, nhằm đáp ứng với đòi hỏi là giảng viên chuyên môn và thực hành nghề, góp phần trực tiếp quyết định đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân lành nghề có tay nghề cao của các trường đại học. Sau một thời gian nhất định được nhà trườ ng đầu tư đào tạo, khoảng từ 1 đến 3 năm, các giảng viên chuyên môn và thực hành nghề mới này phải hoàn thành đề cương chuyên đề giảng dạy mà nhà trường phân công và hội đồng khoa học thông qua. Các giảng viên đó sẽ được bố trí lên lớp có phương tiện kỹ thuật, thực hành bảo đảm, có các giảng viên và hội đồng khoa học trường dự giờ để đánh giá chất lượng, kết hợp với các phiếu đóng góp từ học viên, trên cơ sở đó nhà trường có quyết định tiếp tục cho giảng viên lên lớp hay cần đào tạo thêm. Công việc này cần thực hiện chu đáo, có kế hoạch cụ thể, hợp lý.

Đối với những cán bộ đã từng nhiều năm công tác ở các cơ quan nghiên cứu, cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp, hoặc giảng viên các trường đại học, trường đào tạo cán bộ khác có nguyện vọng và khả năng đảm nhận g iảng dạy ở các trường đại học, cần ưu tiên những người có chuyên môn đúng với chuyên ngành mà còn thiếu giảng viên. Đối tượng này có ưu điểm là giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tế, phong cách chững chạc, có độ sâu về chuyên môn, nhưng lại có những hạn chế nhất định như tuổi đời cao, khả năng tiếp cận với những kiến thức mới như ngoại ngữ, tin học,… thường chậm. Do đó, cần được bồi dưỡng thêm các kiến thức bổ trợ cho họ, chú ý nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, trau dồi năng lực sư phạm.

Ba là, mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Thạc sĩ, tiến sĩ là lực lượng “mũi nhọn”, “đầu tàu”, “tinh hoa” của nguồn nhân lực đất nước, có trình độ học vấn cao trong đội ngũ giảng viên các

121

trường đại học, đóng vai trò đặc biệt qua n trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, h iện nay số lượng đội ngũ những người thầy, đặc biệt là người thầy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư còn rất thiếu so với yêu cầu. Như phần thực trạng đã t rình bày, trong khi thiếu về số lượng, thì chất lượng của thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư vẫn còn có hạn chế, đặc biệt là về khả năng sáng tạo khoa học và hội nhập quốc tế. Điều đó cho thấy tính cấp bách phải chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo, phát triển đội ngũ này, phải mở rộng hơn nữa số lượng và nâng cao chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ của đất nước đ áp ứng với đòi hỏi của thời kỳ mới.

Trước hết cần khảo sát toàn diện về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ của cả nước, tập trung khảo sát kỹ ở các trường đại học toàn quốc. Đánh giá một cách chính xác, khách quan, làm cơ sở có chương trình, kế hoạch mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ.

Nâng cao năng lực đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay phải gắn với việc nâng cao chất lượng “ra lò” của thạc sĩ, tiến sĩ. Cần yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn đầu vào, cũng như nội dung, chương trình đào tạo và đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo. Theo Luật Giáo dục đại học 2013, đào tạo trình độ thạc sĩ đ học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; đào tạo tr ình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Đào tạo phải thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh đào tạo tập trung và nâng cao chất lượng. Khắc phục và tiến tới loại bỏ đào tạo không tập trung, tại ch ức, vì đây là hình thức chất lượng rất thấp, cho “ra lò” những thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng

122

không đáp ứng tốt yêu cầu, mà còn tạo điều kiện nẩy sinh và phát triển nhiều tiêu cực, như “chạy chỉ tiêu”, “chạy điểm”, “chạy chứng chỉ”, “bằng thật, học giả”… ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng giáo dục - đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung, hoàn thiện nâng cao trình độ đối với những người đã là thạc sĩ, tiến sĩ, đặc biệt là về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng sự phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế. Các cơ sở đào tạo cần chủ động có kế hoạch nâng cao trình độ mọi mặt cho thạc sĩ, tiến sĩ của mình. Thực hiện nhiều hình thức, biện pháp: bồi dưỡng thông qua thực tiễn giảng dạy tại trường; thông qua trao đổi phương pháp, sinh hoạt học thuật; thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học; bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu thực tế sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, ở các địa phương...

Phát huy tính tích cực tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ của thạc sĩ, tiến sĩ. Đội ngũ này phải thực sự là tấm gương tiêu biểu về tinh thần tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ. Điều đó không những trực tiếp bồi bổ nâng cao trình độ của mình, mà còn làm gương, tạo động lực cho đội ngũ giảng viên và sinh viên noi theo phấn đấu. C ần tạo điều kiện làm việc, môi trường thuận lợi động viên, khuyến khích về tinh thần và vật chất, để họ tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ; có cơ chế, chính sách kiểm tra, đánh giá, khen thưởng trong tự học, tự nghiên cứu của thạc sĩ, tiến sĩ.

4.2.3. Nâng cao tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng viên và sinh viên; đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập, thực hành của quản lý và giảng viên

Một là, nâng cao tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng viên và sinh viên các trường đại học.

Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy, có hơn 80% số giáo viên đại học được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt việc phát huy tính tích cực của sinh viên đại học; tỷ lệ này ở số sin h viên đại học được hỏi có khoảng 70% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29]. Sinh viên không tích cực tự học, tự

123

nghiên cứu, không rõ ý thức là học cho mình, cho bản thân, thì không thể có sự tiến bộ. Vì vậy, phát huy tích cực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hiện nay càng trở nên cần thiết và quan trọng.

Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng và yêu cầu của tự học. Dù nhà trường, đội ngũ thầy giáo có thực hiện tốt việc giảng dạy; nội dung, chương trình có hoàn thiện tốt thế nào chă ng nữa, nhưng chất lượng nguồn nhân lực sẽ không cao nếu sinh viên, những người sẽ trở thành nhân lực chất lượng cao sau này, lại không biết cách tự học, không có phương pháp học tập tốt. Phải làm cho giảng viên và sinh viên nhận thức rõ, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là con đường cơ bản tạo ra tri thức bền vững, là công việc thường xuyên của cả cuộc đời mỗi người. Làm cho họ thấy rõ kiến thức tự học là kết quả của sự hứng thú, say mê tìm tòi, của định hướng ứng dụng, hoạt động thực tiễn, bao giờ cũng vững chắc, bền lâu, thiết thực và nhiều sáng tạo; là một vấn đề then chốt của đào tạo, là vấn đề có ý nghĩa văn hoá, khoa học, xã hội lớn. Tự học phản ánh sâu sắc năng lực tư duy, sự say mê, tinh thần ham học, tính tích cực, sáng tạo của giảng viên và sinh viên.

Đặc biệt, giảng viên và sinh viên phải biết khắc phục mọi khó khăn để phấn đấu trong học tập. Những khó khăn không chỉ đơn thuần v ề kinh tế, điều kiện vật chất, mà nhiều khi do chính từ bệnh lười gây nên, do sụ vung phí thời gian vào các cuộc vui chơi vô bổ … Mọi sự đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan biện lý do “bận không có thời gian học tập” đều là những biểu hiện không đúng, cần kiên quyết khắc phục, loại trừ. Cần nhận thức đúng, tự học là không thể thay thế, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của chính họ, tạo nền tảng chắc chắc không chỉ về chuyên môn mà còn cả về năng lực thực tiễn, ý chí phấn đấu, khả năng thích ứng với môi trường và công tác trong tương lai của chính họ; trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể xem nhẹ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy tính tích cực tự học ở các

nhà trường. Bản thân sinh viên nêu cao ý thức tự học cũng chưa đủ, dù đây là yếu tố quyết định. Phát huy tính tích cực trong tự học không phải là công việc

124

riêng của bản thân sinh viên, không chỉ đòi hỏi sự quan tâm và yêu cầu rất cao về vấn đề tự học đối với sinh viên, mà rất cần đến vai trò của đội ngũ giảng viên. Phương pháp dạy học và thái độ của người thầy có vai trò rất quan trọng trong phát huy tinh thần tự giác tự học của sinh viên. Ở một số trường đại học hiện nay, nhiều giảng viên còn giảng theo phương pháp thụ động, thiếu tính tích cực, tức là thầy nói, trò nghe, ghi,... Dựa vào những gì giảng viên dạy ở lớp thì người học chỉ có thể thu được những mảng kiến thức rời rạc , thiếu hoàn thiện, chưa kích thích khả năng tư duy và tính tích cực tự học của họ.

Việc học tập là kết quả của sự cố gắng và tích cực của sinh viên trong quá trình tự thiết kế và kiến tạo kiến thức từ những gì giảng viên dạy, điều đó sẽ đem lại kết quả cao. Muốn được như v ậy, giảng viên cũng phải thay đổi phương pháp giảng dạy của mình, để làm sao cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái, mang lại hiệu quả cao nhất. Giảng viên cần tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi các ý tưởng của mình với thầy cô, các bạn khác; tạo điều kiệ n và cho phép sinh viên tranh luận, bảo vệ ý tưởng của mình, tránh truy chụp, gò ép. Như thế, lớp học có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát của giảng viên ở mức độ nhất định, nhưng đó không phải là vấn đề kỷ luật, mà là yếu tố tích cực.

Giảng viên cần hỗ trợ sinh viên giải quyết các ý kiến tranh luận diễn ra trong lớp học một cách linh hoạt; kích thích họ học tập, tranh luận. Sinh viên cần phải chìm đắm trong những ý tưởng riêng của mình và của các bạn, đặt thật nhiều câu hỏi cho giảng viên và các bạn học, đó là yếu tố tích cực. Họ sẽ cảm thấy tự hào và hưng phấn cao khi trao đổi, tranh luận với nhau và với giảng viên trong học tập. Cần tạo bầu không khí học tập dân chủ trong lớp học, để ở đó, tính tích cực tự học của người học được kích thích cao độ.

Cần tạo môi trường thuận lợi rộng lớn, phong phú, tức là môi trường của từng trường đại học và môi trường của cả ngành giáo dục, gắn với môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Từng trường cần chú trọng hơn nữa đến xây dựng và duy trì môi trường giáo dục lành mạnh, thực sự có

125

văn hoá, dân chủ và đoàn kết, có điều kiện thuận lợi nhất cho học tập, cho tính tích cực tự học của sinh viên được nẩy nở và phát huy cao nhất.

Về điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên đòi hỏi cần có một cơ sở hạ tầng về vật chất , trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho học tập phù hợp, thuận tiện. Ngoài nhu cầu về hệ thống thư viện, mạng Internet, thông tin…, thì những lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau cũng có đòi hỏi riêng. Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, sách chuyên khảo, sách tham khảo phục vụ cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu cũng cần trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay những điều kiện vật chất đó ở một số trường đại học còn thiếu, chưa được các cấp quan tâm đún g mức. Để phát huy và nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, cần quan tâm xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hoàn thiện, hiện đại, trong đó bao gồm cả việc ban hành các quy chế, quy định bảo đảm các điều kiện và chi phí cho các hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Đổi mới phương pháp kiểm tra, thi cử theo hướng tích cực hóa người học.

Phương pháp tự học là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng tự học. Có ý chí quyết tâm nhưng không có phương pháp phù hợp thì việc tự học không thể mang lại kết quả tích cực. Để kích tích tính tích cực tự học của sinh viên, các khoa ở các trường đại học cần quan tâm thay đổi phương pháp học tập, phương pháp tự học cho sinh viên, thay đổi môi trường học tập theo hướng tích cực, dân chủ, để từ đó sinh viên mới có phương pháp tự học tích cực, nâng cao kết quả học tập, tính tích cực tự học của họ được phát huy.

Để học được suốt đời , sinh viên phải có khả năng tự học, có phương pháp tự học tốt, điều đó cần được rèn luyện ngay khi họ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy, quá trình đào tạo sinh viên còn phải bao hàm dạy cho họ biết cách tự học. Muốn phát huy được tính chủ động sáng tạo của sinh viên, các trường đại học, đặc biệt là đội ngũ giảng viên ở các khoa, các chuyên ngành cần phải rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên. Đây không những là một phương tiện để nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022