Nâng Cao Nhận Thức, Vai Trò Trách Nhiệm Của Các Thành Viên, Tổ Chức Trong Công Tác Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng đồng thời cần có kinh phí để thực hiện hoạt động, có kế hoạch thời gian cụ thể cho từng hoạt động tuyên truyền.

3.2.2. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho cán bộ quản lý, các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Học sinh đang ở lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách rất cần được giáo dục lối sống văn hóa mà nhà trường là lực lượng chính thực hiện công việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh từ đó tạo ra nét đẹp văn hóa học đường, góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy mỗi thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh và các tổ chức trong nhà trường phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các tổ chức trong nhà trường, học sinh, phụ huynh nhận thức rõ được:

- Vai trò của mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

- Trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

- Nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Đối với cán bộ quản lý: Phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao trình độ nhận thức về cơ sở lý luận, nắm vững các văn bản nghị quyết, chỉ thị, điều lệ

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 12

của các cấp quản lý giáo dục. Đặc biệt là phải nắm vững vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các phương pháp và nguyên tắc trong quản lý giáo dục, biết vận dụng vào thực tiễn nhà trường trong công tác quản lý giáo dục nói chúng và quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nói riêng.

Cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh một cách cụ thể, chi tiết có mục tiêu rõ ràng cần đạt được và có sự thống nhất phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Trách nhiệm của cán bộ quản lý là phải tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kịp thời, điều chỉnh bổ sung kế hoạch nhằm đạt hiệu quả mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Vì vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nên cán bộ quản lý phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có đủ năng lực, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, khả năng xây dựng lớp tự quản, có lòng nhiệt tình và có phương pháp giáo dục, luôn gương mẫu trong ứng xử giao tiếp. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức kỹ năng và phương pháp chủ nhiệm, phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Cán bộ quản lý phải xây dựng được quy chế hoạt động của từng bộ phận, từng tổ chức liên quan đến giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, xây dựng được quy chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, với Đoàn thanh niên, với hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Đối với cán bộ giáo viên: Nhà trường phải luôn tuyên truyền giáo dục thường xuyên tới toàn thể giáo viên và nhân viên để giáo viên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, quyền hạn, ý thức đạo đức lối sống của mình theo quy định của điều lệ trường phổ thông, quy định về đạo đức nhà giáo để giáo viên nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm, trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Mỗi giáo viên thật sự là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử để học sinh noi theo.

Nhà trường cần tổ chức triển khai có hiệu quả đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về các phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”; Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Xây dựng kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Đó sẽ là những nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Nhà trường nên tổ chức các hội thảo về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng cho giáo viên về tâm sinh lý lứa tuổi, dự các lớp học về giáo dục kỹ năng sống để nâng cao hiểu biết, góp phần tích cực vào giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Mỗi giáo viên trên cơ sở hiểu biết của mình phải nâng cao trách nhiệm trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ngay trong mỗi giờ lên lớp.

Đối với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên: Giai đoạn hiện nay Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên không chỉ là để tập hợp đoàn viên và đội viên, nâng cao lý tưởng sống cho tuổi trẻ mà quan trọng hơn đó là góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đó là giáo dục toàn diện nhân cách hoc sinh. Đoàn thanh niên phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm trong công tác tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống, lối sống văn hóa cho học sinh, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường giao cho, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm quản lý giáo dục lối sống văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh: Vì ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập theo thông tư điều lệ ban hành nên ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường cần nắm vững nhiệm vụ quyền hạn của ban đại diện. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ban đó là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phối hợp với nhà trường trong việc quản lý giáo dục học sinh. Việc quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục nhân cách cho học sinh do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên liên tục giữa nhà trường và giáo viên chủ

nhiệm, giáo viên bộ môn với phụ huynh học sinh, với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường để kịp thời nắm bắt và điều chỉnh giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt giải pháp này cần có sự lãnh đạo sát sao của Ban giám hiệu, có sự đồng thuận của các tổ chức đoàn thể, của cán bộ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời cần có kinh phí và cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động.

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Học sinh được thường xuyên tiếp cận với những gương điển hình tiêu biểu về việc thực hiện thực hiện các chuẩn mực của lối sống văn hóa của tập thể, của các cá nhan trong nhà trường để học tập, làm theo đồng thời cũng nắm được những tập thể, cá nhân, học sinh còn có những biểu hiện chưa làm đúng với chuẩn mực lối sống văn hóa mà cần phải lên án để tự điều chỉnh uốn nắn các hành động, hành vi, lối sống của bản thân mình.

Học sinh được trải nghiệm, rèn luyện, tập thói quen có lối sống văn hóa dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Từ đó hình thành nên lối sống văn hóa chuẩn mực.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Giáo dục thông qua các giờ chào cờ đầu tuần.

Giáo dục thông qua hoạt động luyện tập những chuẩn mực lối sống văn hóa trên lớp học.

Giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Giáo dục thông qua buổi sinh hoạt khu nội trú.

Giáo dục thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin khác.

3.2.3.3. Cách tiến hành

Giáo dục thông qua các giờ chào cờ đầu tuần:

- Trên cơ sở xây dựng quy định về chuẩn mực của lối sống văn hóa cho học sinh cùng với các tiêu chí thi đua về nền nếp, quy định về chuẩn đánh giá xếp loại đã đề ra thì giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại hàng tuần các giờ học và các hoạt động khác của lớp. Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên theo dõi thi đua các mặt thực hiện nội quy nền nếp, thực hiện các quy định về chuẩn mực hành vi giao tiếp của các tập thể, cá nhân để đánh giá kết quả đạt được của từng tập thể, cá nhân.

- Đoàn, Đội phải xây dựng được các tiêu chí thi đua cụ thể, tổ chức được việc theo dõi đánh giá thi đua một cách chặt chẽ, công bằng có tác dụng động viên khích lệ được những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt.

- Nhà trường, Đoàn - Đội, giáo viên chủ nhiệm cũng cần theo dõi nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng cũng như các hành vi giao tiếp của học sinh thông qua việc đối thoại trực tiếp với học sinh, thông qua hòm thư góp ý của học sinh, thông qua việc tiếp cận với các trang mạng xã hội (nếu có thể), từ đó giúp nhà trường nắm bắt được những mặt tích cực cũng như những tồn tại trong việc thực hiện lối sống văn hóa của học sinh để kịp thời điều chỉnh uốn nắn.

- Qua việc theo dõi tổng hợp thi đua, theo dõi tình hình thực hiện nội quy nền nếp, chấp hành các quy định về lối sống văn hóa của học sinh, qua việc tìm hiểu tiếp cận những hành vi lệch chuẩn của lối sống văn hóa của học sinh, hàng tuần Hiệu trưởng cần có những nhận xét cụ thể tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt, phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu còn tồn tại, đề ra các biện pháp giải quyết.

- Thông qua sinh hoạt khu nội trú: Đây là sinh hoạt đặc trưng của các trường PTDTNT nói chung và của trường PTDTNT huyện Pác Nặm nói riêng. Người đứng ra tổ chức là Tổng phụ trách Đội, thông qua buổi sinh hoạt Tổng

phụ trách có thể mời thêm các thành phần tùy vào nội dung sinh hoạt. Giáo dục về chăm sóc sức khỏe có thể mời nhân viên y tế, giáo dục nội quy nền nếp có thể mời Ban giám hiệu, giáo dục về pháp luật có thể liên hệ mời các lực lượng ngoài nhà trường như cán bộ tư vấn pháp lý, công an...Thông qua sinh hoạt khu nội trú học sinh có thể kịp thời nắm bắt được những mặt hạn chế, những mặt đã tiến bộ để điều chỉnh chính bản thân mình. Do có không gian và thời gian nên hoạt động sinh hoạt khu nội trú trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả cho nhà trường trong việc lối sống văn hóa cho học sinh.

Giáo dục thông qua hoạt động luyện tập những chuẩn mực lối sống văn hóa ở trên lớp:

- Học sinh rèn luyện thói quen có lối sống văn hóa ngay khi đến trường tham gia học tập, có thực hiện ngay trong từng tiết dạy trên lớp của giáo viên các bộ môn đó là việc ăn mặc đầu tóc đúng quy định, chào hỏi thầy cô khi thầy cô vào lớp, đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, trong giờ học biết hoạt động với nhóm đó là văn hóa chia sẻ, đoàn kết... Đó là những chuẩn mực của lối sống văn hóa cần được các giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn, giảng giải và giáo dục cho học sinh thực hiện ngay trong các tiết học kiến thức văn hóa. Để thực hiện tốt vấn đề này nhà trường cần giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên thực hiện, tránh tình trạng giáo viên phó mặc cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm hay Đoàn - Đội, chỉ chú trọng dạy kiến thức mà không chú ý dạy đạo đức, lối sống văn hóa. Trong việc này đòi hỏi giáo viên phải thật sự là người chuẩn mực và có tâm huyết, trách nhiệm.

- Học sinh còn được rèn luyện lối sống văn hóa bằng cách giáo viên soạn giảng tích hợp các nội dung của lối sống văn hóa trong kế hoạch giảng dạy và giáo án. Trong quá trình soạn giảng giáo viên có thể chọn lựa những nội dung phù hợp với việc giáo dục lối sống văn hóa vào để soạn bài, chuẩn bị các hoạt động để kết hợp ngay giữa dạy kiến thức và dạy tích hợp các nội dung phù hợp với giáo dục lối sống văn hóa. Trong nội dung này đặc biệt quán triệt các giáo viên dạy học các môn khoa học xã hội như ngữ văn, lịch sử và đặc biệt là

GDCD, các bài dạy tích hợp này là dịp để giáo viên giảng giải ý nghĩa và nội dung và giúp học sinh có cơ hội rèn luyện các chuẩn mực của lối sống văn hóa một cách có hệ thống.

Giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, chú trọng lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Ngoài các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT theo quyết định số 16/QĐ-BGDĐT thì nhà trường nên tổ chức những hoạt động ngoại khóa như sau:

- Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn mang tính giáo dục cao như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Quốc khánh 2/9; ngày thành lập Đảng 3/2; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; ngày giải phóng Miền Nam 30/4; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày thương binh liệt sĩ 27/7; ngày sinh nhật Bác 19/5... Qua các hoạt động này học sinh biết tôn trọng lịch sử hào hùng của dân tộc, biết tự hào về truyền thống cha anh, biết thương yêu kính trọng cha mẹ, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ và người có công với đất nước. Từ đó các em sẽ nhận thức và có ý thức rèn luyện lối sống văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.

- Tổ chức cho Đoàn - Đội cho các em học sinh lớn (là Đoàn viên) có thể tham gia các hoạt động xã hội như Hiến máu nhân đạo, lao động tình nguyện, tình nguyện mùa hè để các em có ý thức chia sẻ, thương yêu cộng đồng, yêu lao động và biết cảm thông và biết bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, thi học sinh thanh lịch, thi giao tiếp ứng xử, thi an toàn giao thông, thi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm... để học sinh có cơ hội sắm vai, trải nghiệm từ đó hình thành ý thức thực hiện lối sống có văn hóa.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về thực trạng lối sống văn hóa hiện nay đặc biệt là các buổi tọa đàm về “văn hóa ăn mặc”, “văn hóa facebook”, “văn hóa ăn uống”, “văn hóa chào hỏi” là những xu thế, những vấn đề mà xã hội hiện nay đặc biệt là giới trẻ đang loay hoay chưa tìm được xu thế

đúng đắn để làm theo. Qua hình thức này học sinh có cơ hội được nói lên những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng thậm chí là có những cách làm, hướng dẫn cho các bạn khác thực hiện về các chuẩn mực của lối sống văn hóa. Từ nhận thức được qua những buổi tọa đàm các em có thể soi thấy mình trong những hành động xấu, thiếu văn hóa để tự điều chỉnh các hành vi cá nhân.

Giáo dục thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin khác: Nhà trường cần chỉ đạo các bộ phận như Công đoàn, Đoàn - Đội, giáo viên, nhân viên khai thác triệt để các kênh thông tin sẵn có của nhà trường như Đài phát thanh Măng non, bảng tin khu nội trú, loa phát thanh nhà trường để tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Tuyên truyền ở đây bao gồm cả những việc làm đúng chuẩn và lệch chuẩn của lối sống văn hóa từ đó học sinh sẽ có cả “gương xấu” để tránh và “gương tốt” để làm theo.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết của Ban giám hiệu nhà trường, có sự phối hợp tốt và đồng bộ của các lực lượng tham gia tổ chức thực hiện: Nhà trường, Đoàn - Đội; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; Công đoàn; Hội cha mẹ học sinh.

Giáo viên phải là tấm gương sáng thực hiện lối sống có văn hóa cho học sinh noi theo.

Cần đầu tư, dành kinh phí tương xứng cho các hoạt động lớn, trọng điểm. Nhà trường cũng cần chú trọng xây dựng các kênh thông tin riêng để nâng cao hiệu quả giáo dục.

3.2.4. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

3.2.1.4. Mục tiêu của biện pháp

Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý lớp học, được Hiệu trưởng phân công và thay mặt Hiệu trưởng quản lý, tổ chức giáo dục học sinh trong một lớp học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục do nhà trường đề ra. Giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục lối sống văn hóa cho

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí