ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị khóa XI”. Hướng dẫn số 03 yêu cầu thống nhất nhận thức và chỉ rõ: Quy hoạch cán bộ, cấp ủy phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ cấp ủy; phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học, khách quan; quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “mở” và “động” một cách linh hoạt, cần tránh việc chạy theo số lượng, không bảo đảm chất lượng. Về số lượng nguồn: Đối với quy hoạch cán bộ vào BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ cấp ủy, phải bảo đảm nguồn quy hoạch (kể cả nguồn cán bộ đương chức và nguồn cán bộ mới được giới thiệu) có số lượng 1,5-2 lần so với số lượng BCH, Ban Thường vụ đương nhiệm. Về độ tuổi quy hoạch: Những đồng chí được quy hoạch tham gia cấp ủy, các chức danh lãnh đạo, quản lý lần đầu phải đủ tuổi công tác 02 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải tham gia được trọn 01 nhiệm kỳ để đảm bảo độ tuổi, đối với nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi, ưu tiên cho cán bộ trẻ, có triển vọng (30-40%) để có thời gian đào tạo, bồi dưỡng lý luận và chuyên môn. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy (nơi có Ban Thường vụ). Đồng thời cần đưa cán bộ kế cận vào quy hoạch để chuẩn bị nguồn thay thế [22, tr.1-4].
Nhằm nâng cao trình độ về đội ngũ cấp ủy viên và người đứng đầu cấp ủy trong doanh nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp cùng với các huyện ủy, thành ủy, thị ủy tập trung rà soát, phân loại đội ngũ cấp ủy, cán bộ, công chức để tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ về nghiệp vụ. Ngày 11-9-2012, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 42-HD/BTGTU “Về thực hiện chương trình bồi dưỡng công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở”. Hướng dẫn yêu cầu cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng cấp ủy cần trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho đội ngũ cấp ủy như: Về chức năng, nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo của TCCSĐ; về vị trí, tầm quan trọng, nội dung và phương thức
tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật và công tác vận động quần chúng; về năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp trên, cấp mình; về nghiệp vụ công tác đảng viên; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; phong cách lãnh đạo dân chủ, sâu sát [38, tr.1-2].
Quán triệt, thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hằng năm đã chỉ đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp cùng với các huyện ủy, thành ủy, thị ủy xây dựng và bổ sung quy hoạch cán bộ trong doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các ngành cấp tỉnh, các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đánh giá, đề bạt, chuẩn bị nhân sự chủ chốt có chất lượng cho doanh nghiệp; chỉ đạo, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm theo đúng quy định của Trung ương và Tỉnh ủy. Đối với những doanh nghiệp cổ phần, các cấp uỷ Đảng đã tiến hành phối hợp định hướng, giới thiệu những đảng viên đủ điều kiện để đại hội cổ đông bầu vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Trên cơ sở chủ trương đại hội các cấp đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả nhiệm kỳ và hằng năm.
Những năm 2010-2015, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã tham gia nhận xét, đánh giá 30 đồng chí cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp, bổ sung cấp ủy cơ sở cho 78 đồng chí. Đã cử đi đào tạo về chuyên môn: trên đại học 30 người, đại học 27 người; đào tạo lý luận chính trị: cử nhân cao cấp 34 người, trung cấp 105 người; bồi dưỡng theo chức danh 389 người, nghiệp vụ công tác đảng 411 người (10 đồng chí tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng do Trung ương tổ chức). Về số lượng và trình độ cấp ủy cơ sở: Trình độ chuyên môn trên đại học 17 người, đại học, cao đẳng 456 người, trung cấp 123, sơ cấp 53 người (giới thiệu nhưng chưa đi đào tạo 17 người). Trình độ lý luận chính trị: cử nhân cao cấp 44 người, trung cấp 271 người, sơ cấp 239 người (giới thiệu nhưng chưa đi đào tạo 75 người) [186, tr.21-27].
Cùng với đó, việc học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị trong đội ngũ cấp ủy Đảng và người đứng đầu luôn được coi trọng. Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 14-11-2013 và Kế hoạch số 27- KH/TU “Về việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị chỉ rõ: “Mỗi đồng chí cán bộ chủ chốt phải xây dựng chương trình, kế hoạch, cam kết các nội dung rèn luyện, phấn đấu cụ thể, định kỳ 3 tháng một lần kiểm điểm những nội dung đó trước chi bộ; thông qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình, kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm nghiêm túc về đạo đức, lối sống của bản thân” [157, tr.2]. Thực hiện nghiêm Quy định số 101- QĐ/TW ngày 07-6-2012 của Ban Bí thư “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Chú trọng về đạo đức cách mạng, lối sống, tác phong “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; trách nhiệm nêu gương toàn diện trên các mặt. Lấy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị làm cơ sở để cụ thể hóa thành các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Kết quả, về thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp làm bí thư cấp ủy; chủ tịch hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy: thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của Trung ương về việc bố trí bí thư cấp ủy trong các loại hình TCCSĐ, cụ thể: so với nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ 2010 - 2015 số bí thư cấp ủy là chủ tịch hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), tổng giám đốc (giám đốc) ở doanh nghiệp nhà nước tăng 14,3%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 12,5% [174, tr.8]. Tuy nhiên, chất lượng một số cấp ủy viên, bí thư cấp ủy chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ, năng lực về nghiệp vụ công tác đảng chưa vững, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu. Chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh Trước Năm 2010
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
- Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Chỉ Đạo Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
- Chỉ Đạo Thực Hiện Nghiêm Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Và Thi Hành Kỷ Luật Đảng Ở Các Doanh Nghiệp
- Sự Cần Thiết Phải Tăng Cường Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh
- Yêu Cầu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Hà Tĩnh Trong Tình Hình Mới
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Chỉ đạo công tác phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp
Nhận thức rõ làm tốt công tác phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở các doanh nghệp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn các cấp ủy thực hiện tốt việc phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp. Ngày 7-5-2012, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Công văn số 833-CV/BTCTU “Về việc báo cáo tình hình kết nạp lại đảng viên, kết nạp người vi phạm kế hoạch hóa gia đình, chủ doanh nghiệp tư nhân”, nêu rõ: “Một số cấp ủy đã có sự quan tâm trong việc phát triển đảng viên trong doanh nghiệp; việc phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh ngày càng tăng. Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn, kết nạp, quản lý và nâng cao chất lượng đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân đã được chú trọng” [24 ,tr.6].
Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp tiếp tục thực hiện tốt công tác kết nạp đảng viên có chất lượng, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục, đúng quy định của Điều lệ Đảng. Với phương châm: Chú trọng số lượng và đảm bảo chất lượng; bảo đảm chặt chẽ về tiêu chuẩn, nguyên tắc thủ tục kết nạp, nhưng tùy theo tình hình và đặc điểm của từng đơn vị, doanh nghiệp để có sự vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc, cầu toàn; kết nạp đảng viên phải đi đôi với xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong các doanh nghiệp. Về biện pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, kết hợp với tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; tập trung tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp, phát triển đảng viên trước hết là từ những cán bộ chủ chốt, chủ các doanh nghiệp, thông qua việc củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể quần chúng; coi trọng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, phong trào Đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ để làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên mới.
Tiếp đó, về việc thực hiện Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, ngày 30-01- 2013 của Ban Tổ chức Trung ương “Về thực hiện thí điểm kết nạp những
người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Công văn số 1514- CV/BTCTU, ngày 06-8-2013 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy “Về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, thẩm quyền kết nạp chủ doanh nghiệp là quần chúng vào Đảng”, chỉ rõ: Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp, huyện ủy, thị ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, phổ biến các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, thẩm quyền kết nạp đến tận các TCCSĐ có chủ doanh nghiệp là quần chúng. Giao nhiệm vụ cho các cấp ủy cơ sở có các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn, phân công đảng viên chịu trách nhiệm tuyên truyền, bồi dưỡng, giới thiệu các quần chúng là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng. Đối với đảng viên trước đây vi phạm kỷ luật bị đưa ra khỏi đảng nhưng phấn đấu tốt, có uy tín, đảm bảo đúng quy định về điều kiện tiêu chuẩn, có nguyện vọng kết nạp vào Đảng thì cấp ủy, chi bộ theo dõi, xem xét báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên để bồi dưỡng và kết nạp lại.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ tháng 01-2013 đến tháng 06-2016 toàn Tỉnh đã kết nạp được 23 quần chúng là chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng theo chủ trương thí điểm (trong đó: Giám đốc doanh nghiệp 15 đồng chí; Chủ tịch Hội đồng quản trị 04 đồng chí; Chủ tịch hội đồng thành viên 01 đồng chí; Thành viên hợp danh: 03 đồng chí). Tỉnh có hơn 120 đồng chí đảng viên là chủ doanh nghiệp” [171, tr.3].
Nhằm tiếp tục tạo nguồn phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24-9-2013 “Về việc tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Nghị quyết xác định rõ chỉ tiêu cụ thể: Bình quân hằng năm, mỗi tổ chức công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất một đoàn viên công đoàn ưu tú cho tổ chức đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, trong đó đi sâu vào chỉ đạo các TCCSĐ đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức công đoàn mình;
hướng hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm trung tâm, lấy công nhân, lao động để làm đối tượng vận động. Chú trọng làm tốt công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong đội ngũ công nhân. Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, công đoàn cơ sở tích cực bồi dưỡng và giới thiệu cho cấp ủy Đảng những công đoàn viên biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp được quần chúng tín nhiệm để làm nguồn phát triển, bổ sung cho tổ chức đảng những đảng viên mới. Trong 3 năm (2013 - 2015) các công đoàn cơ sở trong toàn doanh nghiệp đã bồi dưỡng và giới thiệu được 359 quần chúng đã được kết nạp vào Đảng [Phụ lục 8]. Qua đây, vừa bổ sung một lực lượng mới, vừa kịp thời bổ khuyết sự thiếu hụt về số lượng đảng viên ở các đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp.
Kết quả: Theo số liệu tổng hợp phân tích chất lượng đảng viên mới kết nạp ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2010 - 2015), là: 1.296 đảng viên [Phụ lục 8], (tăng 4% so với chỉ tiêu của nhiệm kỳ trước) [28, tr.9]. Tuy là có tăng 4% so với chỉ tiêu của nhiệm kỳ trước, nhưng công tác phát triển đảng viên mới trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số doanh nghiệp chỉ coi trọng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, ít chú ý đến công tác phát triển đảng viên. Phần lớn công nhân, người lao động trong doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà chưa phấn đấu trở thành đảng viên.
2.3.3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên, cán bộ ở các doanh nghiệp
Trong những năm 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02-02-2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30-03- 2007 của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 2-3-2012, của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ”. Chỉ thị số 10 chỉ rõ: Việc nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm cho nội dung sinh hoạt chi bộ phong phú, thiết thực, bảo đảm cho mọi đảng viên nâng cao nhận thức, nắm bắt kịp thời, tự giác chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của cấp ủy cấp trên, để chi bộ thực sự là nơi trực tiếp lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên.
Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, ngày 05-9-2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01-7-2011 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015”. Với yêu cầu cụ thể hóa đưa vào sinh hoạt chi bộ và lấy kết quả học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm. Quy định thống nhất ngày sinh hoạt định kỳ các chi bộ vào ngày 04-06 hằng tháng [147, tr.3].
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chất lượng, nền nếp sinh hoạt chi bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đa số các chi bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, nhất là các chi bộ trong doanh nghiệp nhà nước; công tác chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ tốt, nội dung, hình thức sinh hoạt đổi mới phong phú, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tiên phong gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại các doanh nghiệp. Trong sinh hoạt chi bộ, chi ủy đã chuẩn bị chu đáo nội dung phù hợp và sát với tình hình thực tế nhiệm vụ chính trị, trong đó tập trung vào những vấn đề trọng tâm về phát triển sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp; trong sinh hoạt, đảng viên có trách nhiệm tham gia phát biểu ý kiến xây dựng nghị quyết, phát huy cao trí tuệ của tập thể; có sổ ghi nghị quyết sinh hoạt chi bộ; đưa nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào sinh hoạt định kỳ, từ đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của TCCSĐ, xây dựng chi bộ, đảng bộ vững mạnh và lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững. Các cấp ủy xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của chi ủy, chi bộ; có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong chi ủy, đảng viên phụ trách từng nhiệm vụ, lĩnh vực trong thực hiện nghị quyết của chi bộ; phối hợp với hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban giám đốc, giám đốc về các nội dung nhằm tạo điều kiện cho đảng viên tham gia sinh hoạt và thời gian sinh hoạt. Những đơn vị thực hiện tốt: Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chi bộ Công ty cổ phần Tư vấn xây lắp điện; Chi bộ Công ty Bảo Việt Hà Tĩnh, Đảng bộ Công ty Xăng dầu; Chi bộ Công ty cổ phần Muối và Thương mại Hà Tĩnh.
Thực hiện quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác đánh giá xếp loại TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được các cấp ủy triển khai thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng chất lượng. Kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh bình quân trong 5 năm (2010 - 2015): Đạt TSVM 57,04%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 25,61%; hoàn thành nhiệm vụ 15,97%; yếu kém 1,37%. So sánh với giai đoạn 2006 - 2009, thì tỷ lệ % TCCSĐ TSVM giảm 9,23%; hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng 1,22%; yếu kém giảm 0,33% [Phụ lục 4].
Để nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15- 6-2000 của Bộ Chính trị “Về đảng viên đang công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”và Quy định số 47- QĐ/TW của BCH Trung ương “Về những điều đảng viên không được làm”. Công tác đánh giá, phân loại đảng viên, cán bộ được chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu nhiệm kỳ. Công tác đánh giá chất lượng đảng viên, cán bộ ở doanh nghiệp được thực hiện mỗi năm một lần gắn với tổng kết của địa phương. Việc đánh