Việc khai thác sử dụng CSVC đã có chuyển biến nhờ xây dựng qui chế, nội qui, qui trình, hướng dẫn công việc. Chất lượng các dịch vụ CSVC, như đã trình bày trên, vẫn còn nhiều hạn chế. Hiệu suất khai thác CSVC chưa thật cao (ĐTB = 3,56).
2.3.3.6. Thực trạng công tác cải tạo, sửa chữa CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.10: Công tác cải tạo, sửa chữa CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
Các tiêu chí | Tỷ lệ % ý kiến | Trung bình chung | ||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | |||
1 | Thủ tục, qui trình rõ ràng, đơn giản | 25 | 24 | 26 | 5 | 3,74 |
2 | Đáp ứng kịp thời yêu cầu của các bộ phận, cá nhân | 24 | 26 | 20 | 10 | 3,66 |
3 | Đảm bảo chất lượng sản phẩm cải tạo, sửa chữa | 20 | 25 | 20 | 15 | 3,64 |
4 | Chú trọng hiệu quả kinh tế | 24 | 20 | 20 | 16 | 3,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Trường Ptdt Bán Trú Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Đặc Điểm Tình Hình Giáo Dục Cấp Tiểu Học Huyện Nậm Pồ
- Kết Quả Thống Kê Đánh Giá Về Cơ Sở Vật Chất Theo Tiêu Chuẩn Trường Th Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Biện Pháp Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Theo Tiêu Chuẩn Trường Th Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Tăng Cường Kiểm Tra Đánh Giá Việc Quản Lý, Khai Thác, Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Sự Phát Triển Nhà Trường Theo Chuẩn Quốc Gia
- Quản lý cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia - 11
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Việc cải tạo, sửa chữa CSVC cũng đã được đơn giản hóa về thủ tục, được cải thiện về thời gian, chất lượng nhờ những thay đổi của các doanh nghiệp dịch vụ liên quan trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế và tính kịp thời chưa được chú trọng đúng mức (ĐTB = 3,57).
2.3.3.7. Thực trạng công tác bảo quản, kiểm kê, thanh lý cơ sở vật chất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.11: Công tác bảo quản, kiểm kê, thanh lý cơ sở vật chất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
Các tiêu chí | Tỷ lệ % ý kiến | Trung bình chung | ||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | |||
1 | Có qui chế, qui định bảo quản từng loại tài sản, thiết bị | 25 | 30 | 20 | 5 | 3,73 |
2 | Tài sản, thiết bị trên thực tế được bảo quản tốt | 25 | 35 | 15 | 5 | 3,64 |
3 | Công tác kiểm kê, thanh lý tài sản cuối năm được thực hiện đúng qui định | 30 | 25 | 15 | 10 | 4,30 |
4 | Thường xuyên theo dõi, kiểm soát chất lượng quản lý bảo quản CSVC | 35 | 25 | 14 | 6 | 3,53 |
Trong công tác bảo quản, kiểm kê, thanh lý CSVC thì khâu kiểm kê, thanh lý đã được thực hiện khá bài bản, hàng năm. Song, thực hiện đúng qui định không đồng nghĩa với hiệu quả cao. Kết quả kiểm kê tài sản chưa được phân tích, sử dụng để nâng cao hiệu quả quản lý. Các công cụ thống kê chưa được sử dụng tốt để theo dõi, kiểm soát thường xuyên chất lượng quản lý bảo quản CSVC (ĐTB = 3,53).
2.3.3.8. Tương quan giữa các nội dung trong chu trình quản lý CSVC và và các tiêu chuẩn về CSVC của trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Suy cho cùng, mục tiêu của quản lý CSVC và thiết bị theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia là có được CSVC đáp ứng đúng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia. Do đó, một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá công tác quản lý hiệu quả là dựa vào các tiêu chuẩn đạt được trong hệ thống tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia. Chúng tôi tính tương quan dưới đây nhằm khẳng định điều này.
H2.1.1. Qui
hoạch CSVC
H2.1.3. Triển khai CSVC
H2.1.2. Lập kế hoạch CSVC
H2.1. Tiêu chuẩn CSVC trường TH chuẩn QG
H2.1.6. Cải tạo CSVC
H2.1.4. Khai
thác CSVC
H2.1.5. Bảo
quản CSVC
r = .401**
r = .461**
r = .320**
r = .411**
r = .518**
r = .540**
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 bên)
Hình 2.1: Tương quan giữa các nội dung quản lý CSVC và tiêu chuẩn về CSVC của trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Kết quả thu được cho thấy giữa H2.1 với từng nội dung quản lý CSVC có mối tương quan thuận với nhau. Mối tương quan này là tương đối chặt chẽ. Điều này minh chứng có mối liên hệ biện chứng giữa quản lý CSVC với các tiêu chuẩn của trường TH đạt chuẩn quốc gia. Nghĩa là, công tác quản lý càng có chất lượng thì mục tiêu đạt được các tiêu chuẩn hay cơ hội nhà trường được công nhận trường chuẩn quốc gia càng cao.
Thông tin nghiên cứu này có thể là một tư liệu tốt cho các nhà quản lý trên địa bàn để có kế hoạch quản lý hiệu quả việc nâng cấp trường thành trường chuẩn quốc gia.
2.3.4. Dự báo ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
Chúng tôi xác định và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng nghiên cứu chỉ tập trung các yếu tố dưới đây.
2.9 2.94
3
2.8
2.76
2.34
3
2.5
2
Mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố qua ĐTB
1.5
1
0.5
0
1 2 3 4 5 6
Biểu đồ 2.4: Kết quả dự báo ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Ghi chú:
1. Nhận thức của Hiệu trưởng, của cán bộ quản lí nhà trường, GV, PHHS và HS
2. Năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng
3. Các văn bản, các quy định củ ngành và của trường về CSVC theo trường chuẩn quốc gia
4. Cơ sở vật chất hiện có
5. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
6. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
Kết quả được phản ánh ở biểu đồ 2.4 cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia, trong
đó có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là: Sự phối hợp giữa các lực lượng trong xây dựng trường chuẩn quốc gia (3,00); Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương (2,94). Như vậy, công tác xã hội hóa (có sự chung tay của nhiều lực lượng và nội lực kinh tế của các lực lượng đó) trong xây dựng trường chuẩn quốc gia là yếu tố được dự báo có ảnh hưởng nhiều. Điều này khá phù hợp với bối cảnh xây dựng trường chuẩn quốc gia. Ngoài ra, những yếu tố liên quan đến sự hiểu biết và thái độ, hành vi trong quản lý của CBQL cũng có ảnh hưởng đáng kể (2,80). Đây là cơ sở để khẳng định sự cần thiết phải quản lý và kêu gọi sự đầu tư của cộng đồng trong việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.
Khi dự báo yếu tố ảnh hưởng bằng phần mềm SPSS for Windows 20.0, chúng tôi thấy giữa các yếu tố và công tác quản lý CSVC và thiết bị theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia có tương quan thuận, khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê với r
= 0,533 và r = 0,520, p = 0,000. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính được R² = 0,284 và R² = 0,271, p = 0,000. Như thế là có thể giải thích được 28,4% và 27,1% sự thay đổi (biến thiên) về hiệu quả của công tác quản lý CSVC và thiết bị theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia khi có sự tác động của các yếu tố được xem xét. Có nghĩa là, nếu CBQL được tổ chức nhận thức, tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng này thì công tác quản lý của họ sẽ được nâng cao hơn ở mức độ nhất định.
2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
* Thành công
Một yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung, chất lượng hiệu quả dạy và học nói riêng nhất là trong giai đoạn thực hiện chương trình đổi mới, hiện đại hóa giáo dục để hội nhập với xu thế thời đại và thành công ban đầu trong quản lý cơ sở vật chất, đó là Hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã nhận thức rõ vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị và xem nó là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng dạy học bằng việc thường xuyên quan tâm đến việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc trang bị, sử dụng và bảo quản thiết bị.
Đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm nhận về công tác thiết bị, Hiệu trưởng các trường cũng đã một phần chú trọng bồi dưỡng, tập huấn về thiết bị qua việc tham dự các khóa học ngắn hạn.
Hiệu trưởng các trường bước đầu cũng đã xây dựng chế độ khen thưởng, tuyên dương, phê bình trong công tác tự làm thiết bị của giáo viên qua đó tác động đến nhận thức về khả năng nghiên cứu và sưu tầm các loại thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy.
* Hạn chế
Trong công tác quản lý Hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện chưa thật sự có kế hoạch dài hạn. Năng lực quản lý toàn diện ở các lãnh đạo trường trong công tác quản lý thiết bị dạy học còn yếu. Công tác quản lý cơ sở vật chất chưa thật sự được coi là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáo dục và chưa thể hiện sự quan tâm sâu sắc trong việc đầu tư, mua sắm, phát triển thiết bị cho nhà trường trong tương lai.
Công tác quản lý thiếu chặt chẽ, nặng về hình thức, nặng về báo cáo cho nên tính khả thi của kế hoạch chưa cao, chưa thực sự đổi mới, thiếu chiều sâu; tổ chức thực hiện kế hoạch chưa thường xuyên, kiểm tra chưa chặt chẽ, mới chỉ chú ý đến số lượng mà chưa thật sự chú ý đến chất lượng.
Cơ chế quản lý chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các bộ phận trong nhà trường trong việc đề xuất trang bị, sử dụng, bảo quản thiết bị.
Việc lập kế hoạch trang bị đôi khi chưa sát với khả năng ngân sách của các trường.
Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý thiết bị còn thiếu và còn yếu.
Công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả TBDH ở các trường vẫn còn nhiều bất cập. Hiệu trưởng các trường vẫn chưa có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong khâu bồi dưỡng này. Một số bộ phận chưa phân công cụ thể cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm đối với từng thiết bị có giá trị lớn. Việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng, bảo quản thiết bị chưa được thường xuyên, chưa có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả, thiếu tính hệ thống.
Công tác kiểm tra trong quản lý thiết bị hiện nay của Hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở vẫn chưa duy trì ở mức độ thường xuyên, chưa được quan tâm đúng mức.
* Nguyên nhân làm cho việc quản lý cơ sở vật chất ở một số trường tiểu học huyện Nậm Pồ chưa đạt yêu cầu của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Qua điều tra khảo sát thực trạng quản lý ở các trường tác giản nhận thấy một số trường công tác quản lý cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn quốc gia là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là tính kế hoạch và huy động sức dân trong xây dựng trường chuẩn quốc gia còn hạn chế.
Mặc dù được quan tâm và đầu tư trang bị thiết bị dạy học ngày càng nhiều, ngày càng hiện đại so với trước đây song vẫn còn thiếu, chất lượng chưa thật đảm bảo, chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng việc thay đổi về phương pháp dạy
học mới; việc trang bị thiết bị ở các trường còn mang tính chắp vá, những thiết bị hiện đại như: Băng, đĩa, máy chiếu, video, tivi,… không đủ để sử dụng, hoặc chưa có điều kiện sử dụng thường xuyên.
Công tác quản lý thiết bị còn có những hạn chế như: các trường chưa có chiến lược về trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị; chưa quyết tâm và chú trọng chỉ đạo sử dụng có hiệu quả.
Tiểu kết chương 2
Cơ sở vật chất là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. Quản lý Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học một cách hợp lý, khoa học sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường PTDT Bán trú tiểu học, trường tiểu học huyện Nậm Pồ theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia còn những bất cập từ công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng đến công tác bảo quản CSVC, nổi bật trong đó là công tác khai thác sử dụng CSVC do năng lực quản lý của cán bộ quản lý cũng như sự góp sức của các lực lượng vào lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Những thực trạng được phân tích trong chương 2 là cơ sở thực tiễn để đề xuất và hoàn thiện các biện pháp quản lý CSVC góp phần làm cho trường PTDT Bán trú tiểu học ở địa bàn nghiên cứu đủ tiêu chí đạt trường chuẩn quốc gia.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG PTDTBT TH ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Ở HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc dân chủ, công khai
Nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai là rất cần thiết trong hoạt động quản lý, nhưng việc nhận thức và vận dụng đúng nó đòi hỏi phải xử lý thận trọng, tinh tường từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể. Buông lỏng sự lãnh đạo tập trung vừa mở đường cho sự tự do vô kỷ luật, vừa đẩy dân chủ đến chỗ mất phương hướng và vô giá trị. Thu hẹp dân chủ không những làm triệt tiêu sức mạnh tập thể, mà còn khiến cho sự lãnh đạo tập trung phạm phải sai lầm. Người quản lý phải nhận thức sâu sắc điều đó để có phương thức quản lý phù hợp và hiệu quả. Trong thực tể lãnh đạo đơn vị, muốn điều hành tốt và hiệu quả thì phải lắng nghe, phát huy dân chủ trong thảo luận, chọn lựa phương án thực hiện nhưng sau cùng người quản lý phải biết chọn lựa ý kiến tập trung nhất, hợp lý nhất để quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Nguyên tắc này làm căn cứ khi tiến hành khai thác, sử dụng các nguồn lực vật chất trong tiến trình xây dựng trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu
Cơ sở vật chất trường học sinh ra là để cho giáo viên, học sinh sử dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả dạy - học và nghiên cứu khoa học. Có thể nói dù nhà quản lý có quản lý tốt và hiệu quả đến đâu mà thiết bị dạy học, thư viện,… không được giáo viên và HS sử dụng thì mục đích quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chưa đạt được. Chính vì vậy mà mọi biện pháp quản lý cơ sở vật chất đều phải hướng tới mục tiêu phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo của nhà trường. Mục tiêu mà các biện pháp hướng tới là nâng cao số lượng, chất lượng cơ sở vật chất và thiết bị đáp ứng yêu cầu của trường PTDT Bán trú tiểu học theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
3.1.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Có thể nói trong những năm qua trường tiểu học trên cả nước trong đó có hệ thống các trường tiểu học đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trong trong việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo trong đó có trường tiểu học huyện Nậm Pồ. Trong những năm vừa qua nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đáp
ứng và quản lý tốt cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất phục vụ giáo dục nói riêng và cũng đạt được những thành công, hiệu quả nhất định. Chính vì vậy, tác giả cho rằng để đạt hiệu quả hơn nữa trong việc đề ra các biện pháp quản lý cơ sở vật chất nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, các biện pháp đề xuất phải kế thừa được các biện pháp đã áp dụng tốt trong những năm vừa qua và hoàn thiện hơn nữa các yếu tố quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường là dạy và học.
Đối với xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia, đề tài kế thừa và phát triển những cách làm trong quản lý nhằm đạt mục tiêu.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giáo dục, đào tạo trong nhà trường trong đó có các khâu quản lý cơ bản như: lập quy hoạch, kế hoạch, triển khai, khai thác,... Vì vậy, các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị phải được thực hiện phù hợp với nội dung và cách thức thực hiện đảm bảo tính đồng bộ phát huy được hiệu quả các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý, muốn vậy phải xác định được định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay; xác định được định hướng chiến lược phát triển giáo dục của đất nước; xác định được định hướng phát triển của nhà trường, của địa phương. Các biện pháp phải thể hiện được và cụ thể trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp là một trong những yếu tố cần được giải quyết. Đòi hỏi người Hiệu trưởng tiểu học phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực, môi trường của nhà trường tiểu học trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của ngành và qui định của Nhà nước.
Định hướng phát triển các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đến năm 2025
Phát triển giáo dục - đào tạo một cách toàn diện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện Nậm Pồ, hướng tới một xã hội học tập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phấn