Huyện Nậm Pồ nằm trong chiến lược phát triển mở rộng của tỉnh Điện Biên, đang trong quá trình CNH-HĐH. Vì vậy, việc chăm lo, đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng, sẵn sàng đón nhận thời cơ và thách thức để tiếp tục phát triển huyện Nậm Pồ trở thành “Vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mới, là một hướng phát triển huyện thị rất quan trọng của Nậm Pồ. [1] là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Nậm Pồ, đặc biệt là ngành GD&ĐT.
2.1.3. Đặc điểm tình hình giáo dục cấp tiểu học huyện Nậm Pồ
Đội ngũ nhà giáo có 780 người; trong đó, cán bộ quản lý (CBQL) 58 đồng chí, 591 giáo viên và 131 nhân viên phục vụ; chế độ chính sách cho giáo viên và người lao động được đảm bảo. Cơ sở vật chất (CSVC) trường học của huyện được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phong trào thi đua, các cuộc vận động trong ngành được tổ chức tốt và đạt nhiều thành tích. Giáo dục - Đào tạo huyện Nậm Pồ được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen năm 2016.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ thành lập năm 2013, Phòng có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, quản lý trường tiểu học (TH). Duy trì kết quả phổ cập tiểu học mức độ 1, có 15 xã, (đạt 100%) hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
Bảng 2.1: Quy mô giáo dục cấp tiểu học huyện Nậm Pồ
Cấp học | Số Trường | Trường ngoài công lập | Số trường chuẩn Quốc gia | Số trường đạt tiêu chuẩn KĐCLGD | Số lớp | Số học sinh | Số CBGV, NV | |
1 | Tiểu học | 16 | 0 | 7 | 5 | 416 | 6.996 | 780 |
Tổng cộng | 16 | 0 | 7 | 5 | 416 | 6.996 | 780 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trường Tiểu Học Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
- Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Trường Ptdt Bán Trú Tiểu Học Theo Tiêu Chuẩn Trường Chuẩn Quốc Gia
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Trường Ptdt Bán Trú Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Kết Quả Thống Kê Đánh Giá Về Cơ Sở Vật Chất Theo Tiêu Chuẩn Trường Th Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Thực Trạng Công Tác Cải Tạo, Sửa Chữa Csvc Theo Tiêu Chuẩn Trường Th Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Biện Pháp Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Theo Tiêu Chuẩn Trường Th Đạt Chuẩn Quốc Gia
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, năm 2017)
2.1.4. Xây dựng trường chuẩn quốc gia
Ủy Ban Nhân dân huyện Nậm Pồ đã ban hành Kế hoạch số 02/ CT-UBND ngày 19/07/2017 “Về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ, năm học 2017 – 2018 và định hướng các năm học tiếp theo". Theo đó, tập trung triển khai việc huy động các nguồn lực để đẩy mạnh kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Chính vì vậy trong nhiều năm gần đây công tác xây
dựng trường chuẩn quốc gia được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo địa phương, các nhà trường và nhân dân trong huyện. Đến năm học 2016-2017, toàn huyện có 5 trường học Chuẩn quốc gia đạt 31,25%, trong đó có trường PTDTBT tiểu học Chà Nưa đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2. Tính đến tháng 10 năm 2017 toàn huyện vẫn còn 11 trường tiểu học chưa đạt chuẩn, các trường đã đạt chuẩn đang tích cực phấn đấu để đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia đề để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài và đề xuất biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn nghiên cứu và quản lý cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia ở huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên.
- Tìm hiểu một số nguyên nhân (qua quan sát, phỏng vấn), yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia (qua điều tra bằng bảng hỏi), (Phụ lục)
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất biện pháp nhằm góp phần nâng cấp trường thành trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu và làm rõ thực trạng, chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và quan sát là phương pháp chủ đạo được sử dụng để nghiên cứu vấn đề thực tiễn của đề tài.
2.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu
- Đánh giá: dựa trên cách qui điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu (4-3-2-1; 3-2-1).
+ Điểm trung bình đánh giá các mức tác động, mức độ đáp ứng, mức độ cần thiết, mức độ thực hiện và mức độ khả thi:
Từ 1.00 - 1.80: Không cần thiết/Chưa đáp ứng/Kém/Không khả thi; Từ 1.81 - 2.60: Ít cần thiết/Đáp ứng ít/Yếu/Ít khả thi;
Từ 2.61 - 3.40: Trung bình;
Từ 3.41 - 4.20: Cần thiết/Đáp ứng/Khá/Khả thi
Từ 4.21 - 5.00: Rất cần thiết/Đáp ứng nhiều/Tốt/Rất khả thi.
- Công cụ: tác giả sử dụng phần mềm SPSS for Windows 22.0 để xử lý số liệu điều tra.
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất
2.3.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng CSVC
Cơ sở vật chất ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ chủ yếu được cấp phát từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, UBND huyện Nậm Pồ theo chỉ tiêu, kế hoạch định sẵn. Ngoài những thiết bị dạy học truyền thống như: tranh ảnh giáo khoa, mẫu vật, mô hình,... các trường cũng được cấp phát một số thiết bị dạy học hiện đại như: Tivi, máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị dạy học ngoại ngữ, máy chiếu vi vật thể,...
Thống kê theo phiếu điều tra ở phụ lục số 1 cho thấy số lượng thiết bị dạy học và phòng chức năng của các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ như bảng dưới đây. Đây là cơ sở xác định những CSVC và thiết bị còn yếu/thiếu so với tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Bảng 2.2: Số lượng TBDH và các phòng chức năng các trường tiểu học huyện Nậm Pồ (16 trường tiểu học)
Nội dung | Số lượng | |
1 | Máy vi tính (bộ) | 320 |
2 | Bảng tương tác | 25 |
3 | Mạng internet | 16 |
4 | Bảng chống lóa | 430 |
5 | Máy phô tô | 16 |
6 | Phòng tin học | 16 |
7 | Phòng đựng TBDH | 16 |
8 | Phòng học bộ môn | 32 |
9 | Phòng học ngoại ngữ | 16 |
10 | Máy casset | 32 |
11 | Ti vi (dùng cho dạy học) | 46 |
12 | Các loại máy hỗ trợ trình chiếu khác | 160 |
13 | Thư viện | 16 |
Kết quả điều tra các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ năm học qua cho thấy cơ sở vật chất ở các trường được trang bị khá đầy đủ, các thiết bị hiện
đại không ngừng được bổ sung, đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu. Các trường trang bị tương đối đầy đủ máy vi tính cho việc soạn giảng giáo án điện tử. Hệ thống mạng internet đường truyền tốc độ cao phục vụ tốt khai thác bài giảng. 100% các trường đều có thư viện với nhiều đầu sách phục vụ cho công tác giảng dạy theo chương trình. Đặc biệt có 12 trường đã trang bị bảng tương tác hiện đại phục vụ tốt cho phòng học ngoại ngữ cho học sinh. Tuy nhiên so với yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới hiện nay thì thiết bị dạy học vẫn còn thiếu; chẳng hạn số lượng tivi màn hình lớn (trên 60 ich) phục vụ cho công tác dạy học được xem là tối ưu hơn các loại máy chiếu giảng dạy khác ở một số trường được trang bị ít; số bảng thông minh (bảng tương tác) ít; số lượng các phòng chứa đồ dùng, thiết bị dạy học còn hạn chế; hệ thống nguồn điện ở một số trường chưa thật sự ổn định.
2.3.1.2. Thực trạng mua sắm thiết bị dạy học
Qua trao đổi góp ý với các Hiệu trưởng trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ và nhìn vào số liệu thống kê cơ sở vật chất và thiết bị hàng năm của các trường, tác giả nhận thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc trang bị cơ sở vật chất và thiết bị trong mỗi năm nhưng việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất và thiết bị chủ yếu được cân đối từ ngân sách của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn. Phần còn lại huy động từ nguồn kinh phí địa phương, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này rất hạn chế. Kinh phí đôi khi còn cấp rải rác dẫn đến sự biến động về giá cả, một số thiết bị sau khi mua và sử dụng đã cho thấy những hạn chế và không phù hợp do người mua chưa có điều kiện tiếp xúc và sử dụng thử thiết bị. Từ đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có kế hoạch trang bị như thế nào đảm bảo sự đồng bộ giữa các bộ môn. Ngoài việc hạn chế về kinh phí còn phải duy trì chống xuống cấp các loại cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để duy trì hoạt động cơ bản trong nhà trường. Các Hiệu trưởng của các trường tiểu học thời gian qua cũng đã thực hiện một số biện pháp như: tranh thủ sự quan tâm của cấp trên nhằm đầu tư từng bước và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho nhà trường; sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên một cách hợp lý và có lộ trình đó là theo yêu cầu của từng bộ phận, bộ phận tài chính kế toán sẽ tham mưu với hiệu trưởng cân đối và phê duyệt mua sắm theo quy định.
2.3.1.3. Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học
Tuổi thọ cũng như hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phụ thuộc nhiều vào việc bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Hàng năm, các trường đều triển khai thực hiện sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị tuy nhiên việc thực hiện còn một số hạn chế như:
Các phòng học chuyên dùng, phòng thiết bị giao cho các bộ phận quản lý sử dụng, bảo quản cá biệt có nhân viên phụ trách hiểu biết về quy trình công tác bảo quản, bảo dưỡng các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được giao quản lý còn yếu. Vì vậy, công tác bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đôi khi không đúng cách, không đúng quy trình, quy định.
Số lượng máy móc, thiết bị tại các phòng thực hành tương đối nhiều, trong khi đó bộ phận chuyên bảo dưỡng, sửa chữa lại ít người (làm công tác kiêm nhiệm), không thể thực hiện được việc thường xuyên chăm lo bảo dưỡng bảo đảm cho 100% các máy hoạt động tốt. Cho nên, phần lớn là vừa sử dụng vừa sửa chữa, sửa chữa mang tính khắc phục tạm thời, việc vệ sinh bảo dưỡng máy sau các giờ học, buổi học còn ít, bảo dưỡng định kỳ chưa thành nề nếp thường xuyên; các bộ phụ trách phòng tin học vừa phải chuẩn bị máy cho các lớp học vừa phải sửa chữa, khắc phục những hư hỏng nhẹ và khi sửa chữa chủ yếu là làm theo trách nhiệm được giao, chưa được tính chế độ tương xứng với khối lượng công việc, cho nên nhiều lúc những cán bộ làm công việc này cũng chưa thật nhiệt tình, hăng hái. Vì vậy, với tần suất sử dụng lớn đã xảy ra tình trạng có thời điểm rất nhiều máy tính bị trục trặc, ảnh hưởng nhiều đến công tác dạy học của giáo viên và thực hành của học sinh.
Ở các phòng thiết bị, phòng thực hành, người chịu trách nhiệm bảo quản là những cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm không phải là những người có chuyên môn, kiến thức tốt về các lĩnh vực liên quan đến thiết bị (như về tin học, điện tử, kỹ thuật điện,...). Nên khi gặp hư hỏng, họ thường không xử lý được, chỉ biết báo cáo lên cấp trên và báo cho các đơn vị có liên quan biết. Việc báo cáo qua nhiều cấp, không được tự thuê thợ sửa chữa hoặc không có kinh phí để chủ động thuê thợ sửa chữa,... Do đó, mỗi khi có thiết bị hư hỏng, việc sửa chữa phức tạp, mất nhiều thời gian, nên dẫn đến tình trạng có những thời điểm thiết bị hư hỏng, không sử dụng được, gây lãng phí, chậm trễ trong thực hành.
Các phòng thực hành, đã được trang bị các loại sổ sách theo dõi, nhưng việc ghi chép cập nhật thông tin mượn - trả, sửa chữa, bảo trì - bảo dưỡng không được thực hiện đầy đủ, đã không ít khó khăn cho việc quản lý, những thất lạc, lãng phí không được phát hiện kịp thời, đôi khi việc quản lý mang tính chất cá nhân và có những việc chỉ thể hiện trong giấy tờ.
Phòng thiết bị có tủ, kệ để đựng, bày nhưng việc sắp xếp chưa khoa học. Vì vậy khi muốn lấy một thiết bị nào đó mất thời gian. Một số thiết bị hiện đại với tính kỹ thuật cao không được bảo quản đúng cách dẫn đến nguy cơ rủi ro khi vận hành. Một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng. Công tác bảo quản
mới chỉ rà soát, đếm chưa được quản lý một cách khoa học và mang tính hệ thống. Mặc dù vậy các loại máy vi tính và các thiết bị điện tử hiện đại cũng đã có chế độ bảo quản riêng, có chế độ bảo quản định kỳ nên ít hỏng hóc, ít sửa chữa.
2.3.1.4. Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất
Bên cạnh những phân tích kết quả nghiên cứu định tính ở trên, chúng tôi còn tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra ở phụ lục 2, 3 cho thấy: Hiệu trưởng các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ đã chú ý xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị trong từng năm học. Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị cụ thể cho từng môn học, khối lớp, tiết học có sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị. Tình trạng giáo viên thuyết trình, giảng giải, ngại sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị vì họ cho rằng mất thời gian cho công tác chuẩn bị vẫn còn. Tính hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị chủ yếu trong các giờ hội giảng, hội thi trong các đợt thanh kiểm tra của cấp trên và nhà trường. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở khâu giới thiệu cơ sở vật chất và thiết bị, ít khai thác nội dung kiến thức, học sinh chưa lĩnh hội kiến thức thông qua quan sát, thực hành.
+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất
Tiêu chí 1: Số lần sử dụng cơ sở vật chất trong một khoảng thời gian nhất định (học kỳ, năm học), xét theo từng loại thiết bị so với yêu cầu giảng dạy môn học được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị thì đây là tiêu chí quan trọng nhất. Chúng ta thấy rằng không phải sử dụng nhiều lần cơ sở vật chất và thiết bị là đương nhiên nâng cao được hiệu quả sử dụng.
Tiêu chí 2: Mức độ và thái độ sử dụng cơ sở vật chất của giáo viên. Đó là mức độ xét theo khả năng khai thác của giáo viên và học sinh so với tính năng kỹ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị đồng thời xem xét đến thói quen sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Tiêu chí 3: Tính thuần thục sử dụng cơ sở vật chất. Tiêu chí này được xét theo kỹ năng sử dụng của GV trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị. Khả năng sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị của GV có được nâng cao không. Khả năng thực hành, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh có được phát triển không. Các vấn đề xảy ra do lỗi kỹ thuật được khắc phục tốt không và mức độ an toàn trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị, các sáng kiến và phát triển các ứng dụng mới mà giáo viên và học sinh cùng thực hiện trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị.
Tiêu chí 4: Tính kinh tế của việc sử dụng cơ sở vật chất, đó là chất lượng của cơ sở vật chất và thiết bị và độ bền của cơ sở vật chất và thiết bị trong quá trình sử dụng có đảm bảo như trong danh mục giới thiệu sản phẩm không, thời gian sử dụng bao lâu. Tỷ lệ thí nghiệm không đạt kết quả theo mong muốn và độ chuẩn các thiết bị thiếu chính xác do chất lượng thiết bị kém. Tính kinh tế trong việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị sẽ có tác động tích cực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
Tiêu chí 5: Góp phần phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình và nội dung SGK mới đòi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học điều này sẽ làm cho học sinh hoạt động nhiều hơn, năng động hơn, đầu tư suy nghĩ hơn, tiếp cận phong cách làm việc theo nhóm nhanh hơn, hiệu quả công việc sẽ mang lại kết quả mong muốn. Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học, kết quả đem đến cho học sinh có được biểu hiện trên nghĩa là đã nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
Kết quả được mô tả cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất
Nội dung đánh giá | Tỷ lệ % ý kiến | ||
1. | Tần suất sử dụng CSVC và TBDH | CBQL | GV |
1.1. | CSVC và TBDH được sử dụng trên 90% | 97 | 93 |
1.2. | CSVC và TBDH được sử dụng từ trên 70 đến dưới 90% | 9 | 1,3 |
1.3. | CSVC và TBDH được sử dụng từ 40% đến 70% | 0 | 5 |
1.4. | CSVC và TBDH được sử dụng dưới 40% | 0 | 4,2 |
2. | Mức độ hiểu tính năng và tác dụng của CSVC và TBDH | ||
2.1. | Trên 90% | 95 | 93 |
2.2. | Trên 70 đến dưới 90% | 13 | 12 |
2.3. | Từ 40% đến 70% | 6 | 3 |
2.4. | Dưới 40% | 0 | 0 |
3. | Mức độ thành thạo trong sử dụng CSVC và TBDH | ||
3.1. | Còn lúng túng khi sử dụng đa số CSVC và TBDH | 30 | 35 |
3.2. | GV chưa được hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng sử dụng CSVC và TBDH | 10 | 13 |
3.3. | Tập thể giáo viên tích cực trao đổi, học hỏi lẫn nhau | 37 | 65 |
3.4. | Do có sách hướng dẫn về CSVC và TBDH | 26 | 8 |
Nội dung đánh giá | Tỷ lệ % ý kiến | ||
4. | Tính kinh tế của sử dụng CSVC và TBDH | ||
4.1. | CSVC và TBDH giúp giáo viên dễ thiết kế kế hoạch giảng dạy hơn, chuẩn bị bài chu đáo hơn | 100 | 100 |
4.2. | Hiệu quả của tiết học có CSVC và TBDH được tăng lên | 95 | 93 |
4.3. | Giúp công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn | 95 | 92,3 |
4.4. | CSVC và TBDH đã làm tăng tỉ lệ giờ dạy giỏi của GV và tăng số GV giỏi | 93 | 89 |
5. | Góp phần đổi mới PPDH | ||
5.1. | Tính tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của học sinh | 93 | 96 |
5.2. | Rèn luyện thói quen làm việc khẩn trương, khoa học cho GV và HS | 61 | 57 |
5.3. | Bầu không khí trong lớp sôi nổi hơn, thân thiện hơn | 98 | 98,7 |
5.4. | GV và HS có mối liên kết chặt chẽ, hiểu biết nhau hơn | 70,4 | 73,2 |
5.5. | Tác động tốt đến kết quả học tập của HS | 89,5 | 90,2 |
TT
Kết quả bảng 2.3 cho thấy, cả 5 tiêu chí đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất đều được đánh giá chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều đó phản ánh 2 vấn đề có trạng thái trái ngược nhau: một là, công tác cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường thiếu hoặc yếu dẫn đến chủ thể sử dụng khai thác tối đa (có tiêu chí chiếm 100%) (yếu nên vẫn còn tỷ lệ CBQL và GV không đánh giá về hiệu quả của CSVC và thiết bị đối với DH).
Kết quả từ bảng 2.3 cũng phản ánh sự phù hợp tương đối trong đánh giá của CBQL và GV. Điều này minh chứng, có sự phối hợp giữa chủ thể quản lý và người thực hiện. Trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, đây là dấu hiệu và là cơ sở tốt.
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia
2.3.2.1. Cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia qua thống kê
Nhằm tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi trực tiếp xuống các trường nghiên cứu định tính bằng thống kê và thu được kết quả như sau: