Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia Trên Địa Bàn Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

những chuyển biến; thực hiện ra đề kiểm tra với ma trận theo kiến thức, kĩ năng cần đánh giá và cấp độ nhận thức.

- Về quản lý chương trình dạy học: quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch một cách sát sao, nghiêm túc, thể hiện sự năng động, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Quản lý giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS dần đi vào nề nếp, ổn định, chú trọng HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn và xây dựng kế hoạch dạy học cho GV.

Quản lý đổi mới PPDH bước đầu đã có kết quả nhất định, đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học có kế hoạch và nền nếp hơn.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS có bước cải tiến, bước đầu áp dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực học tập của HS. Các trường THCS đã quản lý HS bằng phần mềm ứng dụng nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết.

- Kết quả học lực, hạnh kiểm của HS có tiến bộ, trình độ hiểu biết của HS được nâng cao.

2.6.2. Mặt hạn chế

- Đầu vào: Chưa tiến hành khảo sát đầu năm chất lượng đầu vào của HS. Chất lượng đầu vào của HS ở các xã miền núi còn thấp. CSVC, TBDH chưa theo kịp yêu cầu về chất lượng, chưa đáp ứng với nội dung chương trình và quy mô đào tạo...

Về quản lý phát triển đội ngũ: Ở một số GV năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu dạy học định hướng về năng lực cho HS và yêu cầu đổi mới giáo dục, thiếu động lực tự học, tự đổi mới.

- Quản lý quá trình dạy học: Phương pháp dạy học tích cực và dạy học tích hợp vẫn chưa có sự vận dụng một cách phổ biến, vẫn theo cách dạy truyền thống một chiều, không phát huy được tư duy sáng tạo của HS và sự chủ động

trong học tập của HS. Một số HS chưa hình thành thái độ và động cơ học tập và chưa biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

GV trong hoạt động giảng dạy chưa ứng dụng CNTT, khả năng thiết kế bài giảng điện tử còn nhiều hạn chế, một số GV chưa phát huy được năng lực của HS.

Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học chưa cao. Quản lý kiểm tra, đánh giá HS còn chậm đổi mới, không kích thích được hứng thú học tập, còn một bộ phận GV tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học.

Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 9

Việc cải tiến ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, và cấp độ nhận thức theo ma trận còn nhiều hạn chế. Đánh giá kết quả học tập của HS chỉ chú trọng kết quả đầu ra mà coi nhẹ quá trình học tập.

- Chất lượng đầu ra: Kiến thức cơ bản về kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS THCS còn yếu.

Năng lực chuyên môn của một bộ phận GV còn hạn chế, ngại đổi mới. Kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy theo những tiếp cận mới về dạy học còn yếu. Trang thiết bị dạy học ở một số trường THCS còn nhiều thiếu thốn, chưa đầu tư xây dựng phòng học bộ môn.

Lãnh đạo các trường chưa thể hiện sự quyết tâm quản lý theo chất lượng; Chưa quan tâm đầu tư công tác giáo dục tư tưởng cho đội ngũ; một số trường chưa huấn luyện PP phối hợp làm việc nhóm; Chưa tạo môi trường dân chủ tạo điều kiện các thành viên chủ động phát huy năng lực trong quá trình thực thi trách nhiệm và tác nghiệp...

Nguyên nhân:

- Các trường THCS đạt chuẩn quốc gia chưa hoạch định được chiến lược chất lượng giáo dục để hoạch định quản lý chất lượng lâu dài.

- Việc đánh giá chất lượng giáo dục còn nặng về thanh tra, kiểm tra của cấp trên, chưa chú trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của nhà trường.

- Kết quả thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm, nhà trường chưa huy động được nhiều các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Sự phát triển kinh tế thị trường cùng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh làm xuất hiện những tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục gây tác động xấu đến việc giáo dục đạo đức, lối sống của HS.

- Tác động lương tiền, chế độ động viên khen thưởng chưa tương xứng cũng làm đội ngũ CBQL, GV, nhân viên giảm nhiệt tình và mất đi động lực phấn đấu nâng cao chất lượng. Trong khi sự ủng hộ và đồng thuận của họ chính là yêu cầu tiên quyết để mô hình QLCL của các trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương phát huy hiệu quả.

Ngoài yêu cầu về ý thức quyết tâm cao của đội ngũ CB, GV còn đòi hỏi các yếu tố kỹ thuật QLCL như tính thống nhất mục tiêu, sự phối hợp nhịp nhàng và phân định chức năng rành mạch từng bộ phận, tính khoa học trong xử lý nghiệp vụ cũng như kỹ năng sử dụng các công cụ thống kê và các phương pháp cải tiến chất lượng…chưa xây dựng một cách hệ thống.

Phòng GD & ĐT chưa triển khai bồi dưỡng tập huấn cho GV về Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Kết quả nghiên cứu của chương 2 đã làm sáng tỏ nội dung về chất lượng tổ chức và quản lý nhà trường ở các tường THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, trong đó các trường đã quản lý duy trì đủ khối lớp, biên chế lớp học đảm bảo theo quy chế trường chuẩn, quản lý, kiện toàn bộ máy tổ chức của nhà trường… Phần lớn các nhà trường đã có các tổ chuyên môn giải quyết được những nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho giáo viên, chất lượng và hiệu quả dạy - học. Các nhà trường được thị xã quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng đủ phòng học, có thư viện đáp ứng cơ bản việc dạy học, nhu cầu đọc của học sinh. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý chất lượng HS đã đạt được những kết quả nhất định, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động các nguồn lực trong xã hội.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm, quy chế tuyển sinh công khai, minh bạch và rõ ràng nhưng thực hiện chưa tốt tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng HS lớp 6 ngay từ đầu năm học (trừ trường THCS Chu Văn An). Các trường đã đảm bảo đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định, nâng cao tỉ lệ GV dạy giỏi các cấp và xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. CBQL các trường chỉ đạo đánh giá nội dung chương trình để xác định nhu cầu nhằm đầu tư về cơ sở vật chất, mua mới thiết bị dạy học. Tuy nhiên chất lượng HS chưa đáp ứng yêu cầu, một số GV chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy, việc đổi mới PPDH các trường thực hiện chưa tốt. Biện pháp kiểm tra, thanh tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra toàn diện hồ sơ, sổ sách của GVchưa làm tốt. Các yếu tố như tác động của các yếu tố thuộc về các trường THCS đạt chuẩn quốc gia, tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương, tác động của các yếu tố về chủ trương chính sách, cơ chế QL của Bộ GD & ĐT với các trường THCS đạt chuẩn quốc gia là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu Quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dươngthì mục tiêu nghiên cứu chính là quản lý chất lượng giáo dục . Trong tiến trình của luận văn, tác giả đã tiến hành phân tích các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục tại các trường THCS đạt chuẩn quốc gia từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải căn cứ vào tình hình chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia, gắn với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ các mục tiêu định hướng, xây dựng hệ thống các biện pháp đảm bảo tính mục tiêu.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các nhóm biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2 của luận văn từ đó đánh giá mặt mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục. Các biện pháp phải đảm bảo gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn để thực hiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Hệ thống biện pháp được đề xuất là sự kế thừa và phát triển những thành quả quản lý chất lượng giáo dục đã có ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Trên cơ sở xem xét, kế thừa những thành tựu quản lý chất lượng giáo dục đã đạt được để áp dụng vào các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Kế thừa các nghiên cứu khoa học về quản lý chất lượng giáo dục, hệ thống các biện pháp về nâng cao chất lượng quản lý phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp với khả năng thực tế của nhà trường, căn cứ vào thực tiễn của chính trường THCS để thực hiện khả thi các biện pháp.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào quản lý chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương phù hợp và đảm bảo tính khả thi. Huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhằm đảm bảo các biện pháp được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3.2.1. Đổi mới quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

a/ Mục tiêu

Khắc phục những khiếm khuyết đang tồn tại của công tác quản lý tuyển sinh đầu vào và quản lý chất lượng đội ngũ GV, chất lượng HS. Bảo đảm số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào phù hợp với năng lực của cá nhân người học. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng CB, GV để tạo nên sự đồng bộ, sự phù hợp với tổng thể quản lý chất lượng trong nhà trường. Trước đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục, yêu cầu chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, quản lý chất lượng đội ngũ GV, quản lý chất lượng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, quản lý chất lượng CSVC, TB phục vụ đào tạo, quản lý

chất lượng về hoạt động tài chính của nhà trường đẩy mạnh để đảm bảo chất lượng giáo dục.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

- Bảo đảm chất lượng đầu vào của HS THCS:

Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh cần quan tâm đến các đặc điểm của HS như: kết quả học tập của HS ở cấp học tiểu học, năng lực và sự nỗ lực cố gắng của HS trong học tập, kiến thức nền tảng của HS, những rào cản đối với quá trình học tập của HS, chú ý đến yếu tố bên trong để làm nên sức mạnh bên trong của HS trong quá trình học tập, từ đó có biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập cho HS. HS được tuyển chọn công bằng và khách quan qua các biện pháp: Hàng năm, lập kế hoạch tuyển sinh như: thành lập hội đồng tuyển sinh, đăng ký chỉ tiêu, phân bố chỉ tiêu theo hiệu quả tuyển sinh năm trước, chuẩn bị nhân sự và phương tiện nhập liệu…; Tổ chức công tác tuyển sinh: áp dụng quy trình bảo đảm khách quan; Công khai, công bằng, minh bạch trong quy trình tuyển chọn HS; Xử lý các đơn thư khiếu nại; công bố kết quả tuyển sinh; Kiểm tra và đánh giá kết quả tuyển sinh; Điều chỉnh, bồ sung, thay đổi kế hoạch tuyển sinh năm học sau.

- Quản lý chất lượng đội ngũ GV:

Để nâng cao chất lượng giáo dục, GV là chủ thể, chủ đạo trong quá trình đào tạo. Bằng hoạt động giảng dạy, GV tổ chức, lãnh đạo hoạt động học tập của HS, hướng dẫn, tạo điều kiện và kiểm tra HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Chất lượng giáo dục có tốt hay không phục thuộc vào chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức của GV quyết định chất lượng giảng dạy và quyết định tới chất lượng giáo dục. Điều này phụ thuộc 3 yếu tố chính: chất lượng từng GV, tính đồng bộ về cơ cấu (trình độ, ngành nghề, thâm niên…) và động lực dạy học.

Các tiêu chuẩn cụ thể theo Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [10]:

Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Ở nội dung biện pháp này, chúng tôi đề xuất xây dựng quản lý chất lượng CBQL, GV như sau:

+ Xác định các công việc cần thực hiện, đó là: Phân công công tác cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; Xây dựng nội dung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo phân công kế hoạch công tác cho CBQL, GV theo bảng. Phân công công tác phải đúng người, đúng chuyên môn và theo các quy định hiện hành do Bộ GD &ĐT và Bộ Nội vụ; phù hợp với năng lực, sở trường công tác của mỗi cá nhân. Cung cấp đầy đủ thông tin cho CB, GV, NV về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá các nội

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí