Quản lý cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia - 11

Chúng tôi nhận thấy: Để 6 biện pháp đạt hiệu quả thì hiệu trưởng các trường cần thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó yếu tố góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công và hiệu quả các biện pháp trên là sự đồng tình ủng hộ, sự đầu tư thỏa đáng và kịp thời của các cấp, các ngành, của địa phương, của thành phố và của tỉnh; sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên và nhân dân. Nếu áp dụng các biện pháp đã đề xuất có thể sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao hoạt động của nhà trường cũng như vì mục tiêu xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.

KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi rút ra những kết luận như sau:

* Về mặt lý luận

Cơ sở vật chất là điều kiện rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Sau khi tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi quan niệm: Quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các đối tượng tham gia xây dựng, sử dụng và bảo quản nguồn lực vật chất hướng tới đạt tiêu chuẩn CSVC của trường chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Từ khái niệm công cụ, đề tài tiến hành phân tích và tập trung vào các nội dung quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia: Quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất; Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất; Triển khai xây dựng cơ sở vật chất; Khai thác sử dụng cơ sở vật chất; Cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất; Bảo quản, kiểm kê, thanh lý cơ sở vật chất.

Nghiên cứu đề tài cũng tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia như: Nhận thức của Hiệu trưởng, của cán bộ quản lí nhà trường, GV, PHHS và HS; Năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng; Các văn bản, các quy định củ ngành và của trường về CSVC theo trường chuẩn quốc gia; Cơ sở vật chất hiện có; Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; Sự phối hợp giữa các lực lượng trong xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

* Về mặt thực tiễn

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của các trường TH huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi thấy rằng cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiếu của các hoạt động trong nhà trường nhưng hiệu quả quản lý phục vụ đào tạo (dạy học) chưa thực sự có hiệu quả.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia - 11

Qua khảo sát ta thấy, việc quản lý cơ sở vật chất của nhà trường cũng đã có những thành công nhất định, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Cụ thể, công tác quản lý CSVC ở các trường tiểu học huyện Nậm Pồ theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia còn những bất cập từ công tác qui hoạch đến công tác bảo quản, nổi bật trong đó là công tác qui hoạch và khai thác sử dụng CSVC do năng lực quản lý của cán bộ quản lý cũng như sự góp sức của các lực lượng vào xây dựng trường chuẩn quốc gia.

* Về biện pháp

Chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh vị trí của cơ sở vật chất đối với sự phát triển của nhà trường; Kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia; Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của nhà nước cấp để đầu tư, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất; Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; Tăng cường kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ sự phát triển nhà trường đạt chuẩn quốc gia; Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc trang bị cơ sở vật chất.

Kết quả khảo sát cho thấy, 6/6 biện pháp đề xuất đều cần thiết và đều mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm phát triển của các trường đóng trên địa bàn huyện Nậm Pồ.

Chúng tôi cũng kết luận: Để 6 biện pháp đạt hiệu quả thì hiệu trưởng các trường cần thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó yếu tố góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công và hiệu quả các biện pháp trên là sự đồng tình ủng hộ, sự đầu tư thỏa đáng và kịp thời của các cấp, các ngành, của địa phương, của thành phố và của tỉnh; sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên và nhân dân. Nếu áp dụng các biện pháp sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao hoạt động của nhà trường cũng như vì mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Với những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có thể khẳng định: kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết khoa học đã nêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

2. KHUYẾN NGHỊ

* Đối với UBND huyện Nậm Pồ

Theo phân cấp quản lý, trường TH do UBND huyện Nậm Pồ trực tiếp quản lý, do đó UBND huyện Nậm Pồ cần quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo đầu tư mua sắm và quản lý CSVC phục vụ giáo dục; tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích nhà trường chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng, trang bị và quản lý cơ sở vật chất.

Chỉ đạo định hướng lâu dài về phát triển giáo dục nói chung và phát triển cơ sở vật chất nói riêng cho các trường tiểu học, kịp thời điều chỉnh và bổ sung thường xuyên.

* Đối với các trường TH huyện Nậm Pồ

Cần chủ động, sáng tạo, trong kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất.

Quản lý và sử dụng tài chính và các nguồn lực khác đúng mục đích, có hiệu quả, tránh lãng phí.

Năng động, sáng tạo và đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục để tăng nguồn lực xây dựng và trang bị cơ sở vật chất phục vụ giáo dục của nhà trường.

Làm tốt công tác tham mưu, báo cáo đề xuất với các cấp chính quyền về công tác phát triển cơ sở vật chất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Ban Nghiên cứu chiến lược Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Tình hình Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 31, tr1-4.

2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý nhà trường: Từ một số góc nhìn tổ chức – Sư phạm và kinh tế – xã hội (Tài liệu giảng dạy lớp Cao học Quản lý Giáo dục), Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB.Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Song Bình, Trần Thị Thu Hà (2006), Quản lý chất lượng toàn diện: Con đường cải tiến và thành công, NXB.Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Dư Quang Bình (2009), “Một vài suy nghĩ về hướng dẫn thí nghiệm ở phòng thí nghiệm kỹ thuật điện tử”, Kỷ yếu hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng” - 10.2009, tr92-93.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07.5.2009 ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 55/TT-BGDĐÀO TẠO ngày 22/11/2011, Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 47/2012/QĐ-BGDĐÀO TẠO ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

9. Nguyễn Phúc Châu (2006), Quản lý giáo dục và đào tạo, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02.11.2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.

11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

12. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở giáo dục đào tạo, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan (2008), Tổng hợp báo cáo tóm tắt

về thành lập và hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng tại Đại học Đà Nẵng trong khuôn khổ dự án PROFQIM, Đà Nẵng.

14. Ngô Văn Dưỡng, Huỳnh Văn Kỳ (2007), “Vai trò của trang thiết bị thí nghiệm và phương tiện giảng dạy trong đào tạo tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng”, Kỷ yếu hội nghị khoa học “Nâng cao chất lượng dạy học theo học chế tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng”- 10.2007, tr37-41.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận của hội nghị lần 6 BCHTW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 Khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29, Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

18. Trần Quốc Đắc (chủ biên) (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở vật chất và TBDH, NXB ĐHQG, Hà Nội.

19. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác TBDH ở cơ sở giáo dục phổ thông, NXB GD Việt Nam.

20. Bùi Văn Ga (2009), “Định hướng đào tạo cho công nghiệp công nghệ cao”, Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 36, tr50-54.

21. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Vĩnh Hà (2003), “Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc”, Bản tin Liên hiệp thư viện - 12.2003, tr37-41.

23. Nguyễn Minh Hiệp (2003), “Từ quản lý tư liệu đến quản lý tri thức”, Bản tin Liên hiệp thư viện - 8.2003, tr52-60.

24. Đỗ Huân (2001), Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

25. Hương Huy (2007), 6 sigma dành cho nhà quản lý, NXB. Giao thông vận tải, Hà Nội.

26. Huyện ủy Thủy Nguyên (2011), Nghị quyết số 19-NQ/HU ngày 9/8/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thủy Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.

27. Tạ Bá Hưng, Cao Minh Kiểm, Nguyễn Tiến Đức (2005), “Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam: hiện trạng và định hướng phát triển”, Tạp chí Thông tin - Tư liệu số 4-2005, tr1-9.

28. Japan Human Relation Association (2009), Kaizen Teian (Trần Quỳnh Hương

dịch, Trần Mạnh Cung hiệu đính), NXB. Lao động – Xã hội, Hồ Chí Minh.

29. Joe Johnson (2003), Đạt chất lượng bằng các phương pháp và công cụ nào

(Trần Thị Phương Trinh dịch), NXB.Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.

30. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32. Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỹ, Lê Đông Phương, Ngô Doãn Đãi (2009), “Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 40, tr14-19.

33. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (2000), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Trung tâm Thống kê – Dự báo giáo dục, Hà Nội.

34. Phạm Xuân Lan, Phan Minh Châu, Trang Thành Lập (2000), Quản trị học, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.

35. Nguyễn Lộc (2006), “Hiệu quả và chất lượng trong Giáo dục”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 4, tr18-20.

36. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội.

37. Phạm Văn Nam (2008), “Quan niệm về đánh giá thiết bị dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí thiết bị dạy học (32)

38. Lê Đức Ngọc (2008), “Xây dựng Văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 36, tr22-24.

39. Nguyễn Văn Nguyên (2009), “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành, thí nghiệm tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng”, Kỷ yếu hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng” - 10.2009, tr80-83.

40. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, NXB.Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

41. Bùi Văn Phúc (2004), “Tổ chức thông tin hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo trong trường đại học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tổ chức hoạt động thông tin thư viện trong trường đại học”, Đà Nẵng, tr23-28.

42. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Giáo dục,

NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

43. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị quyết 37/2004/QH11 về giáo dục, Hà Nội.

44. Richard L., Phạm Xuân Thanh, Trần Thị Tú Anh (2009), “Đảm bảo chất lượng

bên trong trường đại học”, Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa chất lượng và vai trò, hoạt động của trung tâm đảm bảo chất lượng trường đại học” - 3.2009, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Dự án Giáo dục Đại học 2, tr1-28.

45. Vũ Trọng Rỹ (2008), Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở nhà trường phổ thông (Tài liệu giảng dạy), Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

46. Lê Đình Sơn (2000), “Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu thiết bị đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị”, Nội san Thông tin Đại học Đà Nẵng số 2, tr32-36.

47. Ngô Quang Sơn (2005), Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các TTGDTX và Trung tâm học tập cộng đồng, Đề tài khoa học cấp Bộ.

48. Thành ủy Hải Phòng (2015), Chương trình hành động số 34/CT-TW ngày 04/2/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phố thành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

49. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học hóa trong hoạt động thông tin thư viện, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

50. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


II. Tiếng Anh

51. Barbara A. Spencer (1994), “Models of Organization and Total Quality Management: A Comparison and Critical Evaluation”, Academy of Management Review, Vol.19.No.3, pp 446-471.

52. Bautista O. (1992), “Change from a semester to a trimester system at the De la Salle University, Phillipines”, IIEP Research Report, No 94, pp114-117.

53. John West - Burnham (1997), Managing Quality in Schools, Pitman Publishing, Washinggton DC.

54. Robert E.Quinn, Sue R. Faerman, Michael P. Thompson, Michael R.McGrath (2002), Becoming a master manager: A competency framework, John Wiley and sons, inc., New York, Chichester, Brisbane, Toronto, Singapore.

55. Roger W. Sommia, Ann B. Amersonb, Gail D. Newtonc, Gary H. Smithd, and Jeanne Van Tylee (1995), “Teaching through Quality Management”, American Journal of Pharmaceutical Education, Vol.59, pp 202-208.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí