Tăng Cường Kiểm Tra Đánh Giá Việc Quản Lý, Khai Thác, Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Sự Phát Triển Nhà Trường Theo Chuẩn Quốc Gia

Kịp thời khích lệ, khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng, bảo quản, duy tu cơ sở vật chất và thiết bị.

* Nội dung, yêu cầu

Lập,triển khai kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất vào đầu năm học.

Bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ sử dụng, bảo quản, duy tu cơ sở vật chất các cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường

Lập kế hoạch theo dõi, thời khóa biểu mượn và sử dụng cơ sở vật chất.

Quy định rõ về chế độ đãi ngộ và chế độ khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân trong nhà trường có thành tích trong xây dựng, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất.

* Cách thức thực hiện

+ Xây dựng kế hoạch

Đánh giá thực trạng trang bị và sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường. Thiết lập các quy định về việc bảo quản, sử dụng, duy tu cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với việc dạy và học của nhà trường.

Phân phối (theo kế hoạch, theo thời khóa biểu) việc mượn, trả, sử dụng cơ sở vật chất hợp lý, có trách nhiệm, đúng quy định.

Đánh giá thực trạng về trình độ nghiệp vụ sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

+ Tổ chức thực hiện

Triển khai sử dụng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục của nhà trường một cách hợp lý, đúng mục đích, có hiệu quả, ưu tiên đầu tư cho dạy học.

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ thuật sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất cho giáo viên, nhân viên, học sinh thông qua các biện pháp tổ chức: mời cán bộ có nghiệp vụ đến tập huấn, mở các hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong sử dụng cơ sở vật chất.

Giao cho tổ trưởng tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát nhân viên trong việc sử dụng, bảo quản, duy tu cơ sở vật chất, dự kiến kế hoạch, thời khóa biểu mượn của từng lớp, từng môn, từng tiết học, từng buổi học.

Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát sinh viên trong việc sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất.

+ Chỉ đạo thực hiện

Lập kế hoạch sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học để triển khai đến các tổ chức và cá nhân.

Lập kế hoạch theo dõi và thời khóa biểu để cho mượn cơ sở vật chất trong cả năm học.

Từng bước nâng cao kĩ năng, kĩ xảo sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, duy tu cơ sở vật chất, nhất là những cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại cho giáo viên, nhân viên phục vụ.

Kết quả theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân được công khai dân chủ trong toàn trường. Phải coi đây là tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn hàng năm đối với giáo viên nhân viên và học sinh.

+ Kiểm tra và đánh giá

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện mượn và sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất cho giáo viên, học sinh theo thời khóa biểu đã lập: đúng giờ, đúng chủng loại, trả đúng thời gian quy định.

Đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các đơn vị và cá nhân được công khai dân chủ trong toàn trường

* Điều kiện thực hiện

Sử dụng cơ sở vật chất phải đi đôi với bảo quản, duy tu, bảo dưỡng. Sử dụng cơ sở vật chất phải đảm bảo nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng dạy và học.

3.3.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ sự phát triển nhà trường theo chuẩn quốc gia

* Mục đích

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, học sinh trong việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất. Kịp thời phát hiện những sai phạm, những bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị để điều chỉnh và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất trong dạy và học.

* Nội dung, yêu cầu

Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất.

Xây dựng được quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực cơ sở vật chất phục vụ giáo dục.

Giám sát được việc mua sắm, đấu thầu và cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và giám sát được việc thực hiện các biện pháp quản lý cơ sở vật chất.

Xác định được những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quản lý để có những kiến nghị thay đổi điều chỉnh cho phù hợp.

Có quy định khen thưởng cho những cá nhân và tập thể thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường. Và có những biện pháp xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm việc quản lý cơ sở vật chất.

* Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch tổng thể và thanh kiểm tra thường xuyên, định kì, đột xuất công tác quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất.

Thành lập tổ thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất.

Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở vật chất. Đồng thời tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ phụ trách cơ sở vật chất theo đúng các quy định của nhà trường.

Kiểm tra thường xuyên, đột xuất qua đó nhắc nhở chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và điều chỉnh, bổ sung những nội dung quản lý chưa phù hợp.

Sau mỗi đợt kiểm tra cần tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt và xử lý những đơn vị và cá nhân vi phạm.

* Điều kiện thực hiện

Các quy định về thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật phải bám sát vào các quy định của nhà nước và nhà trường.

Công tác mua sắm, đấu thầu về cơ sở vật chất phải được công khai, minh bạch.

Sử dụng và ứng dụng phần mềm, công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ, khách quan và chính xác.

3.3.6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc trang bị cơ sở vật chất

* Mục đích

Công tác xã hội hoá giáo dục có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục của trường học nói chung của hoạt động quản lý cơ sở vật chất nói riêng. Trong hoạt động quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì sẽ đảm bảo tốt cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời phát huy được tác dụng của tài lực và vật lực giáo dục của nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý nhà trường, cụ thể:

- Có đủ các phương tiện kỹ thuật và điều kiện vật chất cho việc thực hiện dạy và học. Góp phần thực hiện chủ trương “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,...” giáo dục.

- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân tham gia giáo dục và đào tạo đóng góp tài lực và vật lực giáo dục cho nhà trường. Đồng thời

huy động được tài lực và vật lực ngoài trường cùng tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Phát huy được nội lực, tận dụng trí tuệ và sức lực của giáo viên, học sinh, sinh viên và vác tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể trong nhà trường để tạo ra tài lực và vật lực trong đó có cơ sở vật chất.

- Phát huy được ngoại lực, tận dụng được trí tuệ và sức lực, thu hút tài chính của các đơn vị kinh tế địa phương (Doanh nghiệp, đơn vị bộ đội, trạm, cha mẹ học sinh,) đóng trên địa bàn có quan hệ hữu quan tới nhà trường nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho trường phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục.

* Nội dung, yêu cầu

Tổ chức hội nghị, hoặc các buổi gặp gỡ, trao đổi hoặc các hình thức khác để tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội quyên góp, ủng hộ tài chính, vật liệu, công lao động nhằm tăng cường xây dựng, trang bị cơ sở vật chất phục vụ giáo dục nhà trường.

Tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp,… để trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường.

Vận động cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh,... quyên góp tài chính, vật liệu, công lao động để đóng góp xây dựng và trang bị cơ sở vật chất.

* Cách thức thực hiện

+ Xây dựng kế hoạch

Xem xét thực trạng nguồn ngân sách Nhà nước của nhà trường, thiết bị dạy học, thiết bị thông tin, cơ sở vật chất khác. Từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguồn huy động, phương tiện thực hiện và thời gian.

Đánh giá khả năng nội lực (điều kiện, phương tiện trên cơ sở vật chất đã có của trường), khả năng ngoại lực - các lực lượng ngoài trường (đời sống kinh tế văn hoá - xã hội của phụ huynh học sinh của nhân dân địa phương của các tổ chức đơn vị, của cộng đồng). Đồng thời xem xét, đánh giá mối quan hệ của nhà trường - gia đình - xã hội. Từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia đóng góp sức người, sức của phục vụ dạy và học.

Tìm hiểu thực trạng các tổ chức kinh tế địa phương để có kế hoạch liên hệ, hợp tác với họ.

Dự kiến mục tiêu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước có hiệu quả. Dự kiến vận động, liên hệ giữa các tổ chức và cá nhân trong trường với ngoài trường để huy động nguồn tài lực và vật lực. Dự kiến nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng về cơ sở

vật chất và thiết bị. Đối chiếu với nhu cầu và khả năng nói trên để xây dựng kế hoạch trang bị, sử dụng hợp lý và tiết kiệm.

+ Tổ chức thực hiện

Tổ chức hội nghị lãnh đạo chủ chốt thông qua sự thảo kế hoạch xã hội hóa cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục.

Phân công trách nhiệm tìm nguồn tài chính và tiến hành khảo sát, mua sắm thiết bị vật liệu, thí nghiệm thiết bị thông tin, đối với các đơn vị hoặc cá nhân trong trường. Tạo ra các điều kiện bổ trợ cho việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất như: phòng thí nghiệm, sân bãi, người quản lý.

Vận động các tổ chức, cá nhân của trường tự chủ và chịu trách nhiệm về huy động, quản lý cơ sở vật chất. Thành lập Ban chỉ đạo và ban quản lý trong việc thực hiện kế hoạch xã hội hóa cơ sở vật chất và thiết bị.

Tổ chức gặp mặt, hội thảo giữa nhà trường với các đơn vị kinh tế địa phương để gắn kết, tạo mối quan hệ thân mật, tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Đồng thời kêu gọi sự tài trợ của các đơn vị kinh tế địa phương ủng hộ, giúp đỡ đầu tư mua sắm cơ sở vật chất.

+ Chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc, triệt để kế hoạch, mục tiêu, nội dung và phương pháp vận động quyên góp, quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí đã được ủng hộ, tài trợ và nguồn nhân công tham gia để đóng góp xây dựng, trang bị và tu sửa cơ sở vật chất.

Phân công cụ thể đối với các tập thể và cá nhân trong nhà trường trong việc vận động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được sự tài trợ, ủng hộ, giúp đỡ.

Theo dõi tiến trình huy động, tự làm đồ dùng dạy học, lao động để có sản phẩm trao đổi lấy đồ dùng dạy học. Động viên khuyến khích quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân trong trường có thành tích huy động tài lực và vật lực cho trường.

Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng các nguồn lực, phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong nhà trường.

+ Kiểm tra và đánh giá

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí và các nguồn lực khác do được tài trợ, ủng hộ để xây dựng, trang bị cơ sở vật chất.

So sánh các kết quả đạt được với mục đích đã đề ra và tìm nguyên nhân sai lệch, từ đó có các quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

* Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần cân đối chi tiêu nguồn kinh phí Nhà nước và các nguồn đóng góp từ cộng đồng (phần % học phí để lại cho trường, % thu từ nguồn xã hội hóa,...)

để tạo ra một khoản tài chính cho việc mua sắm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường.

Phải thường xuyên kiêm tra tài chính, thực hiện công khai tài chính, kiểm kê và công khai thanh lý tài sản.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các biện pháp này tạo thành một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, biện chứng nhau và tác động mạnh mẽ đến quá trình dạy học tạo nên chất lượng dạy học nói chung, và hiệu quả trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nói riêng. Tất cả các biện pháp đã nêu đều quan trọng và cần phải được thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, các biện pháp này sẽ là hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường sao cho phù hợp để việc quản lý cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao nhất là hướng tới đảm bảo những điều kiện CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia.

Quản lý CSVC

BP 2

BP 3


BP 1


BP 4

Có thể sơ đồ hóa bằng sơ đồ dưới đây về mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất



BP 6


BP 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia - 10


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp

Ghi chú:

- BP1: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh vị trí của cơ sở vật chất với sự phát triển của nhà trường

- BP2: Kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia

- BP3: Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của nhà nước cấp để đầu tư, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất

- BP4: Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

- BP5: Tăng cường kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ sự phát triển nhà trường đạt chuẩn quốc gia

- BP6: Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc trang bị cơ sở vật chất.

3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Chúng tiến hành khảo sát ý kiến của các CBQL, những người có kinh nghiệm và hiểu biết về xây dựng trường chuẩn quốc gia về các biện pháp được đề xuất. Kết quả thu được là:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia


TT


Các biện pháp đề xuất

CBQL đánh giá về mức độ

cần thiết và khả thi của các BP

MĐ cần thiết

MĐ khả thi

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh vị trí của cơ sở vật

chất đối với sự phát triển của nhà trường


2,84


0,15


2,85


0,34

2

Kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH đạt

chuẩn quốc gia


3,2


0,00


2,70


0,30

3

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh

phí của nhà nước cấp để đầu tư, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất


2,94


0,17


2,76


0,19

4

Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất

phục vụ dạy và học

2,95

0,14

2,75

0,31

5

Tăng cường kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ sự phát triển nhà trường đạt chuẩn

quốc gia


2,72


0,42


2,66


0,22

6

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

trong việc trang bị cơ sở vật chất

2,70

0,40

2,70

0,28


Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết với mức độ rất cao (ĐTB từ 2,70 đến 2,95), trong đó biện pháp 2 được cho là cần thiết nhất (2,76). Theo đánh giá của các khách thể khảo sát, họ đều cho rằng muốn đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trường TH đạt chuẩn quốc gia thì trước hết cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể.

Bên cạnh đó, các biện pháp đều được đánh giá là có mức khả thi cao với điểm trung bình từ 2,70 đến 2,95. Biện pháp 2 được đánh giá là khả thi nhất (2,76), đây là biện pháp có thể thực hiện tốt và khi đó không đòi hỏi những thay đổi lớn trong nhà trường. Biện pháp 6 được đánh giá là ít khả thi hơn cả, đây là biện pháp cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài trường để góp sức cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Chúng tôi cũng tính tương quan giữa cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và kết quả thu được ở bảng 3.2 dưới đây. Kết quả cho thấy, có mối tương quan thuận và rất cao, rất mạnh, rất chặt. Nghĩa là, khi mức độ cần thiết của biện pháp cao thì mức độ khả thi cũng cao và ngược lại. (r = 0,954, P = 0,000).

Bảng 3.2. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất‌



Mức độ cần

thiết của BPQL CSVC

Mức độ khả

thi của BPQL CSVC

Mức độ cần thiết của BPQL CSVC

Pearson Correlation

1

.954(**)


Sig. (2-tailed)


.000


N

155

155

Mức độ khả thi của BPQL CSVC

Pearson Correlation

.954(**)

1


Sig. (2-tailed)

.000



N

155

155

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã xem xét các biện pháp đã thực hiện và mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH chuẩn quốc gia.

Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua việc xin ý kiến đánh giá các cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, phó tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có uy tín, kinh nghiệm lâu năm ở 4 trường mà đề tài nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy 6/6 biện pháp đề xuất đều cần thiết và đều mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm phát triển của các trường đóng trên địa bàn huyện Nậm Pồ.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí