Thực Trạng Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Ở Các Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia Trên Địa Bàn Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

+ Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 3, 2, 1 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời:


Mức 1: Không thường xuyên/ Chưa tốt tốt/ Không ảnh

hưởng/Không cần thiết/Không khả thi


1 điểm

Mức 2: Chưa thường xuyên/ Bình thường/ Ảnh hưởng ít/Cần

thiết/Khả thi


2 điểm

Mức 3: Thường xuyên/ Tốt/ Ảnh hưởng/Rất cần thiết/Rất

khả thi


3 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 6

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Từ 1.15 - 2.50 mức độ thấp Từ 2.51 - 2.75: mức độ khá Từ 2.76 - 3.0: mức độ tốt

2.2.5. Tổ chức khảo sát xử lý kết quả

Thời gian khảo sát: Từ đầu tháng 02/2018 đến hết tháng 3 năm 2019.

2.3. Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.3.1. Quản lý các yếu tố đầu vào ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để đánh giá về tổ chức quản lý nhà trường, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về chất lượng các yếu tố đầu vào ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh

TT

Nội dung

Điểm trung bình

CBQL

GV

Chung


1

Quản lý chất lượng đầu vào tuyển sinh

Hàng năm lập kế hoạch tuyển sinh, quy chế tuyển sinh rõ ràng,

đảm bảo minh bạch, công khai


2.91


2.73


2.82

Khảo sát đánh giá chất lượng đầu vào của người học

2.42

2.46

2.44


Trung bình chung

2.63


Tổ chức và quản lý nhà trường


2

Duy trì đủ khối lớp, biên chế lớp học đảm bảo theo quy chế

trường chuẩn

2.89

2.95

2.92

Kiện toàn bộ máy tổ chức của nhà trường, quản lý hành chính, tài

chính và tài sản

2.88

2.64

2.76

Các đoàn thể tham gia tích cực các phong trào thi đua

2.91

2.71

2.81

Xây dựng tổ chức Đảng, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh

2.69

2.66

2.68


Trung bình chung


2.79




2

QL chất lượng đội ngũ GV

GV có chất lượng chuyên môn, đủ về số lượng, đạt chuẩn theo quy

định


2.69


2.69


2.69

Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, GV và nhân viên

2.56

2.56

2.56

Nâng cao tỉ lệ GV dạy giỏi các cấp

2.75

2.75

2.75


Tạo điều kiện về vật chất và thời gian, tăng thu nhập và nâng cao

đến đời sống vật chất và tinh thần cho GV


2.56


2.45


2.51


Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV

2.45

2.45

2.45


Thực hiện chương trình giảng dạy linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp

với đối tượng HS


2.31


2.31


2.31

Trung bình chung

2.54


Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học





Kiểm tra, đánh giá sử dụng các thiết bị dạy học

2.44

2.23

2.34


Tổ chức tập huấn việc sử dụng phương tiện dạy học cho GV

2.45

2.45

2.45


Công khai các điều kiện về dạy học

2.75

2.80

2.78


Mở rộng khuôn viên nhà trường, xây dựng bãi tập và sân chơi đủ

diện tích theo tiêu chí trường chuẩn

2.81

2.84

2.83


Phòng học, khu phục vụ học tập và văn phòng, phòng bộ môn sắp

xếp hợp lý, khoa học.

2.91

2.83

2.87


Nâng cao việc sử dụng thư viện

2.72

2.74

2.73


Đủ thiết bị dạy học theo quy định

2.41

2.43

2.42

Trung bình chung

2.56


Quản lý chất lượng về hoạt động tài chính của nhà trường

Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính

2.75

2.73

2.74

Cán bộ, GV tham gia kiểm tra và giám sát tài chính

2.73

2.74

2.74

Trung bình chung

2.74

(Bảng số liệu chi tiết, bảng 4.1,4.2, 4.3 phụ lục 4)

Kết quả đánh giá của CBQL, GV về chất lượng các yếu tố đầu vào ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh cho thấy, nội dung “Hàng năm lập kế hoạch tuyển sinh, quy chế tuyển sinh rõ ràng, đảm bảo minh bạch, công khai” và nội dung “Quản lý chất lượng về hoạt động tài chính của nhà trường” được đánh giá ở mức tốt, hàng năm các trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh đều xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm, tuyển đủ số lượng HS theo yêu cầu.

Nội dung Quản lý chất lượng đầu vào tuyển sinh điểm TB chung là 2.63 điểm (mức đánh giá khá). Nội dung “Khảo sát đánh giá chất lượng đầu vào của người học” được đánh giá ở mức thấp, cho thấy các trường thực hiện chưa tốt tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng HS lớp 6 ngay từ đầu năm học (trừ trường THCS Chu Văn An).

Kết quả đánh giá ở bảng 2.1 cho thấy, CBQL và GV đánh giá thực trạng tổ chức và quản lý nhà trường thực hiện ở mức tốt, đạt 2.79 điểm. Trong đó nội dung “Các đoàn thể tham gia tích cực các phong trào thi đua” và “Duy trì đủ khối lớp, biên chế lớp học đảm bảo theo quy chế trường chuẩn” đạt mức tốt cao nhất, điểm trung bình từ 2.81 đến 2.92 điểm. Điều đó chứng tỏ đa số các trường đã quan tâm đến công tác này. Trên thực tế toàn thị xã có 19/19 trường đã đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Mặt khác, các trường đã lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

Nội dung QL chất lượng đội ngũ GV được đánh giá ở mức điểm chung là 2.54 (mức đánh giá khá). Các trường đã đảm bảo đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định, nâng cao tỉ lệ GV dạy giỏi các cấp và xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Trước khi bắt đầu năm học mới, các trường

THCS ở thị xã Chí Linh đã triển khai giáo dục phổ thông mới theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Bên cạnh đó, CBQL các trường chỉ đạo đánh giá nội dung chương trình để xác định nhu cầu nhằm đầu tư về cơ sở vật chất, mua mới thiết bị dạy học. Để sẵn sàng bước vào năm học mới, đã tiến hành thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV, nhân viên về chuyên môn và công tác chủ nhiệm lớp, kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm, tuy nhiên, do liên quan đến kinh phí về tài chính, các trường chỉ cử từ 3 đến 4 GV dạy chương trình đầu cấp đi tập huấn, bồi dưỡng trong 1 năm học tại Phòng GD & ĐT. Mặt khác, các trường THCS ở thị xã Hải Dương cũng có biện pháp giải quyết số GV thừa, thiếu từng cấp học, môn học.

Nội dung “Quản lý chất lượng về hoạt động tài chính của nhà trường” CBQL, GV đánh giá ở mức độ tốt. Các trường đã có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính và cán bộ, GV tham gia kiểm tra và giám sát tài chính.

Nội dung “Trang thiết bị dạy học” được đánh giá ở mức độ 2.39 điểm, CBQL, GV đánh giá nội dung “tổ chức tập huấn việc sử dụng phương tiện dạy học cho GV” và “Kiểm tra, đánh giá sử dụng các thiết bị dạy học” thực hiện chưa thường xuyên.

Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư, xây dựng. Cụ thể:

Năm 2017, các nhà trường được thị xã quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng đủ phòng học (1 lớp/1 phòng) đảm bảo tổ chức học một ca, còn 2 trường vẫn sử dụng phòng học cấp 4 (THCS Sao Đỏ: 2 phòng, THCS Chí Minh: 2 phòng). Các phòng học được trang bị đủ bàn ghế, quạt mát, ánh sáng. Các trường có phòng học bộ môn ( từ 3 đến 10 phòng/trường), có thư viện đáp ứng cơ bản việc dạy học, nhu cầu đọc của học sinh. Một số trường được trang bị phòng học ngoại ngữ với các thiết bị hiện đại (THCS Chu Văn An, THCS Cộng Hòa, THCS Hoàng Tiến, THCS Phả Lại), 19/19 trường được trang bị bảng tương tác, máy chiếu phục vụ giảng dạy. Cơ sở vật chất nhà trường tiếp tục được tăng cường, củng cố; cảnh quan môi trường cơ bản xanh, sạch. Phòng

học, khối phòng làm việc của cán bộ giáo viên được kiên cố hóa; khuôn viên, sân chơi, bãi tập của các trường được củng cố; tài liệu tham khảo, sách nghiệp vụ, sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh được trang bị đầy đủ. Các nhà trường đã tranh thủ nhiều nguồn để cải tạo, xây mới, mua sắm trang thiết bị ( THCS Chí Minh, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Hoàng Tân, Văn Đức, Hoa Thám, Nhân Huệ, Phả Lại...)

Tổng số có 19/19 trường có thư viện, trong đó có 2 thư viện xuất sắc, 9 tiên tiến, 8 thư viện đạt chuẩn. Các thư viện được trang bị hàng nghìn đầu sách. Các trường có phòng máy tính (từ 10 đến 25 máy tính/phòng) được kết nối mạng internet phục vụ học sinh học tin học và phục vụ giáo viên tra cứu thông tin và cập nhật tài liệu, soạn giáo án.

Thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy, học. Nội dung này CBQL, GV đánh giá ở mức thấp (2.42 điểm).

2.3.2. Quản lý chất lượng quá trình giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.3.2.1. Quản lý chương trình dạy học ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để đánh giá thực trạng QL chương trình dạy học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 2 (phụ lục 1,2) thu được kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL,GV về QL chương trình dạy học

ở các trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương‌

TT

Nội dung

Điểm trung bình

CBQL

GV

Chung


1

Yêu cầu GV hiểu, nắm vững chương trình và thực hiện đúng phân phối chương trình, bổ

sung phù hợp với thực tiễn địa phương


2.95


2.98


2.97


2

Tổ chức thực hiện chương trình dạy học sát sao, nghiêm túc. Phân công GV giảng dạy, bố

trí thời khóa biểu hợp lí


2.84


2.45


2.65

3

Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn và hoạt

động giảng dạy của GV về dạy học tích hợp

2.46

2.46

2.46

4

Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình,

kiểm tra đột xuất

2.89

2.96

2.93

5

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

2.08

2.19

2.14

6

Chỉ đạo GV giảng dạy nhằm định hướng

người học phương pháp tự học

2.34

2.29

2.32


Chung ( X )

2.57

(Bảng số liệu chi tiết, bảng 4.4, phụ lục 4)

Kết quả đánh giá của CBQL,GV về QL chương trình dạy học cho thấy, CBQL, GV đánh giá ở mức độ khá.

Theo CBQL và GV đánh giá các nội dung 1,2,4 ở mức độ khá và tốt. Công tác quản lý đã thực hiện tốt nội dung yêu cầu GV hiểu, nắm vững chương trình và thực hiện đúng phân phối chương trình, trong quá trình tổ chức dạy học CBQL đã sát sao trong tổ chức thực hiện, phân công GV giảng dạy đúng với chuyên môn, bố trí thời khóa biểu hợp lí. Mặt khác, CBQL các trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thị xã Chí Linh thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, kiểm tra đột xuất GV. Hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo điều chỉnh, cải tiến việc thực hiện chương trình phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương như tổ chức giáo dục lịch sử địa phương, địa lý địa phương, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiện nay, đa số GV hiểu, nắm vững chương trình và thực hiện đúng phân phối chương trình, tổ chức thực hiện chương trình dạy học sát sao, nghiêm túc. Các trường đã phân

công GV giảng dạy, bố trí thời khóa biểu hợp lí, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, kiểm tra đột xuất và đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh, cải tiến việc thực hiện chương trình nhằm thiết lập môi trường học tập tích cực, phát huy tính tích cực học tập của HS.

Nội dung dạy học và kiến thức của HS đã được các trường triển khai toàn diện hơn, các trường triển khai đầy đủ các tiết dạy lịch sử, địa lý địa phương theo phân phối chương trình. Thực hiện lồng ghép giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật…, trong các giờ giảng, GV sử dụng công cụ máy chiếu để hỗ trợ cho bài giảng, một số GV đã thực hiện tốt việc đổi mới PPDH.

Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Chí Linh đã tổ chức bồi dưỡng kỹ năng về xây dựng ma trận đề kiểm tra, đề thi hỗ trợ cho việc ra đề, soạn đề kiểm tra, đề thi bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức do Bộ GD & ĐT quy định.

Tuy nhiên, nội dung “Tổ chức thực hiện chương trình dạy học sát sao, nghiêm túc. Phân công GV giảng dạy, bố trí thời khóa biểu hợp lí” được GV đánh giá ở mức thấp (2.45 điểm), theo tìm hiểu của tác giả thì việc tổ chức thực hiện chương trình dạy học ở một số trường sát sao, nghiêm túc, phân công GV giảng dạy hợp lý. Tuy nhiên ở một số trường, thời khóa biểu chưa phù hợp với một số GV kiêm nhiệm, chưa tính đến năng lực chuyên môn và nguyện vọng của GV.

Trong “Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của GV về dạy học tích hợp” đánh giá ở mức thấp (2.46 điểm), theo một số GV thì tổ chuyên môn vẫn chưa thường xuyên tiến hành các buổi sinh hoạt chuyên đề theo hướng dạy học tích hợp nhằm hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học. Chúng tôi quan sát giờ dạy của GV môn lịch sử (lớp 8, 9) ở một số trường được khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS chưa hình thành nhận thức và tư duy lịch sử, chưa vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại. Quan sát giờ dạy của GV

môn công nghệ, chúng tôi nhận thấy GV chưa lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập.

Trong “Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học”, GV đánh giá ở mức thấp (2.29 điểm), một số GV vẫn áp dụng PPDH truyền thống. Chúng tôi phỏng vấn GV N.T.H, GV nhận định: “GV chưa nêu vấn đề để HS suy nghĩ, trao đổi và GV chưa quan tâm tổ chức các hoạt động nhóm của HS, một số GV chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy, chưa sử dụng có hiệu quả học liệu, đồ dùng dạy học và hoạt động tự học, tự bồi dưỡng để hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp diễn ra không hiệu quả”. Nhìn chung, việc đổi mới PPDH các trường thực hiện chưa tốt, mới chỉ biện pháp nâng cao nhận thức cho GV và chưa có sự chỉ đạo một cách hệ thống. Do vậy, khi đến lớp HS chưa phát huy được kỹ năng học tập, giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm …

Nội dung “Chỉ đạo GV giảng dạy nhằm định hướng người học phương pháp tự học” được đánh giá ở mức thấp (2.32 điểm), một số GV trẻ chưa có kinh nghiệm giảng dạy, do vậy, chưa định hướng cho HS phương pháp tự học, HS chưa cảm thấy hứng thú khi tự học.

Những nội dung thực hiện chưa tốt thuộc về trách nhiệm của nhà quản lý, vì vậy cần đưa ra các biện pháp thiết thực để khắc phục, nhưng cũng đòi hỏi GV phải tự giác, tích cực với nhiệm vụ được giao, các tổ trưởng chuyên môn cần có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn để rút kinh nghiệm, đưa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.2.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS tại các trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thị xã Chí Linh, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 3 (phụ lục 1,2) thu được kết quả ở bảng 2.3.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí