Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường

Bảng 2. 12. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường

trung học phổ thông tỉnh Hà Giang



TT


Các yếu tố

Mức độ thực hiện


X

Ảnh

hưởng

Bình

thường

Không ảnh

hưởng

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1

Nhận thức và nhu cầu bồi

dưỡng của giáo viên THPT

77

2.20

14

0.27

14

0.13

2.60

2

Năng lực của CBQL

81

2.31

15

0.29

9

0.09

2.69


3

Năng lực giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo

dục STEM


83


2.37


18


0.34


4


0.04


2.75

4

Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất

75

2.14

16

0.30

14

0.13

2.58

5

Kinh phí phục vụ cho hoạt động

bồi dưỡng

61

1.74

42

0.80

2

0.02

2.56

6

Năng lực của đội ngũ báo cáo viên

74

2.11

26

0.50

5

0.05

2.66

7

Sự phát triển của Khoa học -

Công nghệ

66

1.89

22

0.42

17

0.16

2.47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 9

Các yếu tố được CBQL, GV đánh giá ảnh hưởng là các yếu tố: Năng lực giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Phối hợp có hiệu quả với các trường đại học; Năng lực của CBQL; Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT; Năng lực của đội ngũ báo cáo viên. CBQL các trường THPT cho biết: Hiện nay, một số GV tại các trường THPT chưa xác định được nhu cầu thực sự, chưa tích cực và chủ động trong tự bồi dưỡng. Do vậy, trong giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM, một số GV không chủ động tìm kiếm tư liệu, tích lũy kiến thức, xác định những phương pháp dạy học tiên tiến áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên trường THPT Hùng An cho biết: “Hiện nay, các trường THPT chưa phối hợp với các trường đại học để tổ chức bồi dưỡng cho GV, trong khi ở các trường

đại học tập hợp đội ngũ chuyên gia về STEM”. Một số CQBL các trường hiện nay chưa nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của GV để chỉ đạo và tổ chức thự hiện tốt hoạt động bồi dưỡng, do vậy trong quá trình chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động giảng dạy của giáo viên cũng như hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM không đạt hiệu quả tốt.

Các yếu tố: Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất; Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng; Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ CBQL, GV đánh giá ở mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Tuy có nhiều nỗ lực trong bước đầu thực hiện thí điểm nhưng nhìn chung, nhận thức về giáo dục STEM của nhiều nhà giáo và phụ huynh học sinh còn hạn chế, đóng khung giáo dục STEM trong hoạt động dạy lập trình robot với những thiết bị hiện đại. Cụ thể, khi thảo luận định hướng triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM, đã có ý kiến của một số CBQL và GV về việc khó có thể thực hiện mô hình giáo dục này từ hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất vì "Nông thôn chúng tôi đủ phòng học là quý lắm rồi chứ không có phòng học với các thiết bị rồi tích hợp này kia. Các thiết bị để dạy học STEM lại càng không có"; và "Các trường thành phố dễ xã hội hóa thì việc nhà trường đầu tư 6-7 trăm ngàn để mua một con robot cho học sinh học đơn giản, còn ở nông thôn thì rất khó. Bỏ tiền mua thì không được vì nó không nằm trong danh mục thiết bị đã được Bộ quy định".

2.5. Đánh giá chung về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng

2.5.1. Thành tựu

Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông đã thực hiện thường xuyên các nội dung;Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh và nội dung Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM; Chủ thể đã thực hiện thường xuyên phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông, do vậy kết quả các năng lực: Năng lực tổ chức cho học sinh giao tiếp và hợp tác; Năng lực định hướng giáo dục toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan; Năng lực định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập cho học sinh CBQL, GV đánh giá ở mức độ hiệu quả tốt.

Công tác quản lý đã quan tâm thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng và phân công lãnh đạo nhà trường phụ trách công tác tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục

STEM của giáo viên; Phân công công tác giáo viên thực hiện tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

2.5.2. Hạn chế

Các nội dung về kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Kiến thức về STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Kiến thức về quy trình xây dựng chủ đề STEM; Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM; Kiến thức về dạy học dựa trên trải nghiệm; Thực hành kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh đạt hiệu quả trung bình. Chủ thể bồi dưỡng chưa thực hiện thường xuyên phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học dựa trên dự án và phương pháp dạy học dựa trên trải nghiệm. Mặt khác, các hình thức: Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina; Bồi dưỡng dài hạn; Tự bồi dưỡng không thường xuyên thực hiện hoặc thi thoảng thực hiện, do vậy hiệu quả không cao. GV chưa đạt hiệu quả về các năng lực: Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tổ chức cho học sinh tự chủ và tự học; Năng lực phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh; Năng lực tổ chức nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kĩ thuật và toán; Năng lực tổ chức vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Năng lực kết nối trường học và cộng đồng

Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá đã được tiến hành thường xuyên tuy nhiên chưa bao quát hết được những nội dung cần triển khai của tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

Nguyên nhân của hạn chế

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM được tiến hành còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là tính tích cực chủ động của giáo viên khi tham gia bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, nhận thức của đội ngũ GV và cán bộ quản lý về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn nhiều hạn chế, họ cho rằng đây là những nội dung mới mẻ, khó tiếp cận do tâm lý ngại thay đổi.

Các nguồn lực để thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn hạn chế: nguồn lực về kinh phí thực hiện, nguồn lực về đội ngũ báo cáo viên, nguồn lực về cơ sở vật chất.

Tiểu kết chương 2


Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang cho thấy, các trường THPT chưa bám sát nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức của GV. Các nội dung: Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh và Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM được đánh giá ở mức độ hiệu quả tốt. Tuy nhiên, các nội dung Kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh… CBQL và GV đánh giá ở mức độ hiệu quả trung bình. Chủ thể bồi dưỡng thực hiện thường xuyên phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học tìm tòi khám phá và thực hiện bồi dưỡng qua các hình thức: Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina; Bồi dưỡng dài hạn…

Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang cho thấy, Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Tuy nhiên, Hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Hà Giang chưa tiến hành phân tích thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, do vậy chưa nắm được tình hình năng lực của GV khi thực hiện dạy học theo quy trình STEM hay thiết kế chủ đề STEM. Hiệu trưởng các trường đã phân công lãnh đạo nhà trường phụ trách công tác bồi dưỡng, phân công công tác giáo viên thực hiện bồi dưỡng. Các trường THPT ở tỉnh Hà Giang hiện nay chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu, phòng học Lab để phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và chỉ đạo phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng được đánh giá ở mức điểm trung bình.

Thực trạng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng cho thấy các yếu tố như: Năng lực giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Phối hợp có hiệu quả với các trường đại học; Năng lực của CBQL; Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT; Năng lực của đội ngũ báo cáo viên là các yếu tố ảnh hưởng nhất đến hoạt động bồi dưỡng.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HÀ GIANG‌

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm bồi dưỡng cho GV những năng lực cần thiết như: năng lực thiết kế chủ đề STEM, năng lực thiết kế quy trình STEM, năng lực định hướng HS giải quyết vấn đề… mục tiêu của quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm bồi dưỡng cho GV nhằm đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động qua mỗi năm học để CBQL có cơ sở điều chỉnh kế hoạch hợp lí. Xây dựng nội dung kiến thức bồi dưỡng cho GV phải huy động kiến thức tổng hợp của các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo mục tiêu rèn luyện kĩ năng STEM và vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của người học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình bồi dưỡng, phải xây dựng nội dung giáo dục STEM cần tinh giản những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng cường kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để người học được trải nghiệm, khám phá tri thức. Cần nắm vững hệ thống tri thức thuộc lĩnh vực STEM và biểu hiện của nó trong cuộc sống hàng ngày. Bồi dưỡng cho GV khi xây dựng chủ đề, kế hoạch dạy học cần lựa chọn những nội dung và những tri cơ bản thuộc lĩnh vực STEM, phù hợp với những điều kiện, với hoàn cảnh thực tiễn và trải nghiệm của HS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm bồi dưỡng cho GV. Các biện pháp phải sát với yêu cầu của mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT ở tỉnh Hà Giang. Khi triển khai thực hiện phải đảm bảo được tiến độ thực hiện, đảm bảo các điều kiện về tài chính, về đội ngũ GV, về tổ chức, kịp thời giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp. Để có

căn cứ khách quan, các biện pháp phải được đem thử nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, từ đó áp dụng vào thực tiễn để thực hiện đồng bộ các biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm bồi dưỡng cho GV cần phải đảm bảo tính kế thừa. Có thể nói rằng, các biện pháp đề xuất cần phải xem xét và đề xuất dựa trên cơ sở kế thừa các biện pháp quản lý hoạt động này mà chủ thể quản lý đã sử dụng. Những nội dung quản lý hoạt động này phải dựa trên các kết quả đã đạt được, những biện pháp đã thực hiện của ngành Giáo dục và Đào tạo và những quy định về hoạt đồng bồi dưỡng cho giáo viên tại các trường THPT. Vì vậy, các biện pháp đề xuất không phủ định, không mâu thuẫn với những quy định, những biện pháp đã thực hiện, mà phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các biện pháp đã tiến hành trước đó; đồng thời, có sự cải tiến để phù hợp, đáp ứng các yêu cầu để phát triển.

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

3.2.1. Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Bổ sung và hoàn thiện năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Mục tiêu về kiến thức: GV hiểu, vận dụng những kiến thức cơ bản về: Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM; Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh; Kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Kiến thức về STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Kiến thức về quy trình xây dựng chủ đề STEM; Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM; Kiến thức về dạy học dựa trên trải nghiệm. GV thực hành những kiến thức trên trong hoạt động dạy học.

- Mục tiêu về kĩ năng: GV có kỹ năng tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Hướng dẫn HS tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, có kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho HS theo định hướng giáo dục STEM.

- Mục tiêu về thái độ: GV có thái độ tích cực trong khóa/lớp bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng, giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện


Bảng 3.1. Nội dung chương trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang‌


Tiêu chuẩn

Mã Modul

Tên và nội dung chính của modul


Yêu cầu cần đạt đối với người học

Thời lượng

(tiết)

Lý thuyết

Thực hành


Tiêu chuẩn

1. Kỹ năng dạy học theo định hướng

giáo dục STEM


GV 1


1. Kỹ năng xây dựng và thực hiện các chủ đề

STEM

GV xây dựng và thực hiện các chủ đề STEM phù hợp trình độ và tâm lý lứa tuổi học sinh, phù hợp chương trình các môn học trong bậc học. Bên cạnh đó, kỹ năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học phải được các nhà giáo phát huy đúng mức trong giáo dục STEM. Khi học sinh có môi trường học tập rộng mở, các em có thêm điều kiện để bộc lộ khả năng còn tiềm tàng trong bản thân mỗi em và phát huy tính sáng tạo, phát triển năng

lực giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống.


10


20


GV 2


2. Kỹ năng dạy học tích hợp và phân hóa

GV THPT tăng tổ chức lớp học theo hướng hiện đại, tổng hợp tốt kiến thức và kỹ năng thuộc nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ dạy học theo

yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.


10


15


GV 3

3. Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và công

nghệ thông tin

GV sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tổ chức thực hiện bài học theo chủ đề STEM


10


15


GV 4


GV sử dụng thí nghiệm trong dạy học STEM như thí nghiệm đồng loạt, thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm ngoại khóa… Với thí nghiệm đồng loạt áp dụng cho dạy bài mới, thí nghiệm ngoại khóa áp dụng cho hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ trải nghiệm

khoa học, câu lạc bộ STEM…


10


10



Tiêu chuẩn

Mã Modul

Tên và nội dung chính của modul


Yêu cầu cần đạt đối với người học

Thời lượng

(tiết)

Lý thuyết

Thực hành


Tiêu chuẩn

2. Thiết kế chủ đề STEM


GV 5


1. Lựa chọn chủ đề bài học

GV căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình và các hiện tượng, quá trình gắn với kiến thức đó trong tự nhiên, quy trình và thiết bị công nghệ có sử dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Để xác định chủ đề STEM, GV xây dựng mạch nội dung chủ đề trong chương trình. Lựa chọn chủ đề STEM để vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Để lựa chọn chủ đề STEM theo cách này, GV cần phải: Xác định mục tiêu của phần/chương trong môn học; Xác định các mạch nội dung cơ bản; Lựa chọn các nội dung có thể gắn với các sản phẩm ứng dụng thực tiễn; Phân tích các sản phẩm ứng dụng và xác định kiến thức các môn thuộc lĩnh vực STEM để giải

quyết vấn đề; Đặt tên cho chủ đề giáo dục STEM.


10


10


GV 6


2. Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn chủ đề của bài học, phải xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, HS phải học được những kiến thức, kỹ năng cần học trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. Bồi dưỡng cho GV cách xác định vấn đề thực tiễn gắn liền với môn học. Đây là các tình huống có vấn đề, có thể là các ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, thôi thúc HS tìm hiểu và thực

hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó cũng có thể là yêu cầu của


10


10

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí