Một Vài Nét Về Các Trường Thpt Tỉnh Hà Giang

bồi dưỡng GV. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ GV. Lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm đến GV về mọi mặt để GV đem hết sức lực của mình cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho GV, đặc biệt là tiền lương phải đúng chế độ và thời hạn. Thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ đối với GV, kiến nghị xây dựng chính sách hỗ trợ cho GV. Thực hiện khen, thưởng và khuyến khích kịp thời đối với những GV có thành tích cao trong giảng dạy, học tập, NCKH.

Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và hạ tầng công nghệ thông tin: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá gắn liền với sự đáp ứng những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và hạ tầng công nghệ thông tin. Khi cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng thì hoạt động bồi dưỡng sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch, hỗ trợ tích cực cho giảng viên và học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thiết bị dạy học của các trường hiện nay vẫn còn thiếu, thừa cục bộ, vẫn còn dưới dạng hình thức, có một số thiết bị ứng dụng không khả thi vào quá trình dạy học của GV. Nhà trường chưa tổng hợp được ý kiến phản hồi từ GV bộ môn trực tiếp tham gia sử dụng các thiết bị dạy học, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV THPT. Điều kiện phục vụ bồi dưỡng GV THPT vẫn còn thiếu hoặc không đồng bộ. Có nhiều trường chưa đủ tài liệu cho GV học tập tham khảo, băng đĩa cung cấp cho GV còn thiếu và chất lượng chưa đảm bảo… làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ bồi dưỡng. Ngoài ra thời gian bồi dưỡng GV còn quá ít, nhìn chung chưa giải quyết tốt những nội dung cần thiết. Thời gian bồi dưỡng trong năm học được các nhà trường phân bố không đều đặn, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thường mang tính hành chánh, sự vụ. Các môn có thực nghiệm thường chưa được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm.

Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ: Trong quá trính quản lý, nhất thiết phải áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, chẳng hạn như áp dụng những phương tiện nghe nhìn, kết hợp với những dẫn chứng minh họa thực tiễn

trên internet, những dụng cụ trực quan thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tăng hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT nói riêng. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục đã ảnh hưởng đến hiệu suất giáo dục và hiệu quả quản lý giáo dục nói chung, đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nói riêng.

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, cơ cấu, sự phân bố và đặc điểm của dân số, tính đặc thù của vùng miền, trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục địa phương. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương thuận lợi tác động tích cực đến việc hoạch định cơ chế, chính sách, huy động cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng.

Tiểu kết chương 1


Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật kiến thức về dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV các trường THPT. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông để thực hiện quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THPT, tác động lên các thành tố và mối quan hệ khăng khít giữa chúng nhằm nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông. Theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nội dung chương trình mới đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hóa hợp lý, có hiệu quả. Do vậy, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông phải xác định Mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, chủ thể bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông gồm các khâu: Lập kế hoạch bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng; Chỉ đạo bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông gồm: Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT; Năng lực của CBQL; Năng lực giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí; Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất; Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng…

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HÀ GIANG‌‌

2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Một vài nét về các trường THPT tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện (Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh). Hà Giang với đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn nên có đặc điểm phát triể riêng về khí hậu, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 trường THPT gồm THPT Xuân Giang, THPT Hùng An, THPT Việt Vinh, THPT Đồng Yên, THPT Vị Xuyên. Các trường TPT đều được đầu tư về cơ sở vật chất như phòng tin học, phòng thiết bị, phòng thực hành Hóa học, phòng thực hành Sinh học, phòng thực hành Vật lý…

Chất lượng giảng dạy được đánh giá thực chất kết quả có nâng lên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao chưa tương xứng với sự đầu tư của nhà trường. Nguyên nhân do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp. Các trường THPT đã đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, phát huy tác dụng của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên. Chỉ đạo và quản lí chặt chẽ việc thực hiện chương trình, việc thực hiện quy chế chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực hóa, hiện đại hóa với yêu cầu nhẹ nhàng, tự nhiên, hứng thú, phát huy tính chủ động ở học sinh để dạy các em làm người, tránh biểu hiện hình thức đối phó trong giảng dạy. Ngoài ra, còn khuyến khích giáo viên sử dụng Internet để tra cứu thông tin, ứng dụng vào công tác giảng dạy. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Tổ chức cho giáo viên dự thi thiết kế bài giảng trên máy vi tính.

Về trình độ chuyên môn: Có 82% CB, GV trình độ đại học, 12% CB, GV trình độ thạc sĩ. Nhà trường cần có kế hoạch để cử CB, GV đi học nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

Về năng lực quản lí: Các đồng chí trong Ban giám hiệu đều có năng lực quản lí tốt, năng động, sáng tạo, luôn có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lí.

Về số lượng HS THPT thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2. 1. Số lượng HS THPT tỉnh Hà Giang



Năm học

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

2017 - 2018

3.197

3.445

3.251

2018 - 2019

3.326

3.256

3.429

2019-2020

3.373

3.319

3.245

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 6

(Sở GDĐT tỉnh Hà Giang)

Số lượng HS cho thấy số lượng HS tăng ổn định qua các năm, các trường đã tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật, tuy nhiên, nhiều trường thiếu sự quan tâm nghiên cứu và triển khai dẫn tới sản phẩm dự thi không có chất lượng, không đúng yêu cầu của ban tổ chức cuộc thi, nhiều sản phẩm nộp cho đủ theo hình thức khoán.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang.

2.1.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

- Khách thể khảo sát: Để tìm hiểu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 CBQL, 75 GV đang trực tiếp công tác tại 5 trường THPT ở tỉnh Hà Giang gồm các trường: THPT Xuân Giang, THPT Hùng An, THPT Việt Vinh, THPT Đồng Yên, THPT Vị Xuyên.

- Địa bàn khảo sát: 5 trường THPT ở tỉnh Hà Giang.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi có 3 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời: mức 1 (Tốt, Khá/Hiệu quả/Thường xuyên/Cần thiết/Khả thi/Ảnh hưởng); mức 2 (Trung bình/Bình thường); mức 3 (Yếu, kém/Không thực hiện/Không cần thiết/Không khả thi/Không ảnh hưởng). Kết quả đánh giá theo các mức độ sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp;

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình;

+ 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao.

2.2. Thực trạng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực trạng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:

Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang


TT


Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Mức độ thực hiện


X


Hiệu quả

Bình

thường

Không hiệu

quả

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1

Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết

vấn đề và sáng tạo


43


1.23


28


0.53


34


0.32


2.09

2

Năng lực tổ chức cho học sinh tự chủ và tự học

55

1.57

12

0.23

38

0.36

2.16


3

Năng lực tổ chức cho học sinh giao tiếp và

hợp tác


85


2.43


13


0.25


7


0.07


2.74


4

Năng lực phát triển các năng lực cốt lõi

cho học sinh


33


0.94


24


0.46


48


0.46


1.86


5

Năng lực định hướng giáo dục toàn diện,

chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan


89


2.14


33


0.53


3


0.02


2.69


6

Năng lực tổ chức nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kĩ thuật

và toán


47


1.13


26


0.42


52


0.42


1.96


7

Năng lực tổ chức vận dụng kiến thức liên

môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.


42


1.01


31


0.50


52


0.42


1.92

8

Năng lực kết nối trường học và cộng đồng

47

1.13

37

0.59

41

0.33

2.05


9

Năng lực định hướng hành động, trải

nghiệm trong học tập cho học sinh


75


1.80


40


0.64


10


0.08


2.52

Kết quả đánh giá bảng 2.7 cho thấy, các năng lực: Năng lực tổ chức cho học sinh giao tiếp và hợp tác (2.74 điểm); Năng lực định hướng giáo dục toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan(2.69 điểm); Năng lực định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập cho học sinh (2.52 điểm), CBQL, GV đánh giá ở mức độ hiệu quả tốt.

Các năng lực: Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tổ chức cho học sinh tự chủ và tự học; Năng lực phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh; Năng lực tổ chức nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kĩ thuật và toán; Năng lực tổ chức vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Năng lực kết nối trường học và cộng đồng CBQL, GV đánh giá ở mức độ hiệu quả trung bình, điểm đánh giá từ 1.86 đến 2.16 điểm. Đối với “Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo”, một số GV chưa phân tích tình huống, nhiệm vụ vấn đề, chưa đề xuất được câu hỏi thể hiện định hướng nghiên cứu, một số GV đã đề xuất được phương án giải quyết vấn đề nhưng chưa thật hợp lí và phù hợp. Đối với “Năng lực tổ chức cho học sinh tự chủ và tự học”, một số GV Chưa giao nhiệm vụ tự học và hướng dẫn HS tự học, chưa tổ chức HS báo cáo và thảo luận sản phẩm tự học, chưa giải đáp thắc mắc của HS, chưa đánh giá công khai các sản phẩm của HS. Chưa hướng dẫn kế hoạch cho việc thực hiện nhiệm vụ tự học cho HS. Đối với năng lực “Năng lực tổ chức nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kĩ thuật và toán”, một số GV chưa thiết kế các chủ đề dạy học, chưa tích hợp liên môn, chưa thực hiện quy trình dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh qua các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ kĩ thuật và toán….

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

2.3.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023