Xây Dựng Quy Trình Tổ Chức Bồi Dưỡng Và Quản Lý Quy Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Thpt



Tiêu chuẩn

Mã Modul

Tên và nội dung chính của modul


Yêu cầu cần đạt đối với người học

Thời lượng

(tiết)

Lý thuyết

Thực hành



định hướng nghề nghiệp, đòi hỏi HS giải quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm vụ của nghề nghiệp nào đó trong

thực tế.




GV 7


3. Xây dựng tiêu chí của thiết bị, giải pháp

giải quyết vấn đề

GV sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học, giải pháp giải quyết vấn đề, thiết kế mẫu sản phẩm. Tùy vào từng chủ đề STEM và hoạt động STEM mà GV có

những cấu trúc bài học cho phù hợp.


10


10


GV 8


4. Thiết kế hoạt động học tập

GV biết cách xác định tiến trình hoạt động trong dạy học của chủ đề giáo dục STEM. GV phải xác định điều kiện tổ chức hoạt động: không gian (lớp học, ở nhà, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất,...); thời gian tổ chức hoạt động; Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ đạo để tổ chức hoạt động: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học dự án, dạy học hợp tác… mảnh ghép,

khăn trải bàn, phòng tranh, ổ bi, bản đồ tư duy...


10


10


GV 10


5. Xây dựng chủ đề theo cấp độ

Mỗi GV chủ động thay đổi bài học theo cấp độ 1, lồng ghép vào bài học những nội dung liên quan với khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Đối với môn toán, các GV có thể tập trung sưu tầm, sáng tạo các bài toán gắn với thực tiễn, với khoa học, ưu tiên ứng dụng công nghệ trong giải toán,

trong trình bày lời giải…


10


10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 10



Tiêu chuẩn

Mã Modul

Tên và nội dung chính của modul


Yêu cầu cần đạt đối với người học

Thời lượng

(tiết)

Lý thuyết

Thực hành



Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tìm kiếm một tình huống thực tế liên quan đến bài học, với những số liệu thật, bối cảnh gần gũi với người học.

Bước 2: Trừu xuất từ tình huống đó để phát biểu một bài toán (mô hình hóa).

Để xây dựng các bài học ở các cấp độ, GV cần làm việc theo nhóm liên môn giữa các môn học, đề xuất xây dựng

kế hoạch giáo dục theo năm học.




GV 11

6. Thực hành dạy học chủ đề theo định hướng

giáo dục STEM

GV thực hành dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục

STEM và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM


10


10

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, Sở GD&ĐT và các trường THPT ở tỉnh Hà Giang cần trực tiếp tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM bằng những phương pháp và hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của trường.

Các trường THPT đề xuất cải tiến trong công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng với Sở GD&ĐT, chủ động liên hệ với các chuyên gia đầu ngành trong khâu tổ chức bồi dưỡng để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng cũng đồng thời tạo ra lực lượng chuyên gia kế thừa.

3.2.2. Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT

3.2.2.1. Mục tiêu

Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT nhằm giúp CBQL các trường THPT chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM, tận dụng và phối hợp tối đa các nguồn lực, thực hiện thành công các mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT nhằm đạt khung năng lực mới trong những giai đoạn thời gian xác định. Mặt khác, biện pháp này giúp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các yếu tố của một quy trình quản lý nói chung từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT

- Phân loại trình độ giáo viên về năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM để lập kế hoạch bồi dưỡng.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức khảo sát năng lực bồi dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT theo khung năng lực, tìm hiểu GV còn yếu kém về năng lực nào để yêu cầu GV lựa chọn modul bồi dưỡng và lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp và hoàn cảnh

cụ thể của từng người GV. CBQL các trường THPT cần nắm chắc tình hình chất lượng đội ngũ GV theo khung năng lực, cũng như tiên liệu tương đối chính xác những nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm tàng có thể đáp ứng được thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu bồi dưỡng của GV THPT, bắt đầu từ việc khảo sát thực trạng năng lực của GV THPT, từ đó xác định rõ “khoảng cách” giữa yêu cầu với hiện trạng, nhận diện rõ các năng lực cần bồi dưỡng và mức độ năng lực cần đạt tới qua thời gian nhất định. Đồng thời, đối chiếu kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM với năng lực GV THPT cần có trong đổi mới GD, từ đó đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng của từng trường, từng GV đạt ở mức độ nào, xác định các hạn chế, rào cản, nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng và có những giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Dự báo, xác định mức độ, nhu cầu bồi dưỡng về năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM và khả năng, điều kiện bồi dưỡng năng lực cho GV ở từng trường THPT.

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng, các trường THPT tiến hành xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV.

CBQL chỉ đạo công tác dự báo nhu cầu bồi dưỡng theo năm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo các nội dung, chương trình của Bộ, Sở, Trường. Bám sát kế hoạch, nội dung, chương trình của cấp trên nếu có thay đổi để áp dụng vào tình hình thực tế của trường và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, kế hoạch cần phải được bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện. Khi dự báo, cần lưu ý đến GV chưa đủ năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM để cử các GV này đi bồi dưỡng trước, hoặc cử những giáo viên nòng cốt của trường đi bồi dưỡng.

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng và chỉ tiêu GV cử đi bồi dưỡng theo năm học. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục

STEM, các trường xác định mục tiêu bồi dưỡng và nội dung các năng lực cần bồi dưỡng cho GV THPT theo năm học đảm bảo theo đúng tiến độ và lộ trình đổi mới giáo dục. Các trường THPT cần xây dựng hệ thống mục tiêu trong hoạt động bồi dưỡng, tương ứng với từng mục tiêu phải có các chỉ tiêu và những biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu đó.

- Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải theo từng mốc thời gian, điều kiện phục vụ, kinh phí cần thiết.

- Xác định phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT.

- Lựa chọn chủ thể bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT.

- Kiểm tra, đánh giá tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT.

* Quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THPT.

- Xác định trách nhiệm quản lý thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT:

Trách nhiệm quản lý thuộc về Hiệu trưởng các trường THPT, sau đó là Tổ trưởng chuyên môn. Trên cơ sở chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT trong khu vực cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đơn vị mình. Kế hoạch đề ra phải chú ý cụ thể về số lượng, chất lượng GV của mỗi môn học, phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường và yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch cử GV đi đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán về năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- CBQL các trường THPT tổ chức, chỉ đạo xây dựng hệ thống kết nối giữa trường phổ thông và các trường sư phạm cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Khảo sát thực trạng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM và tiến hành xây dựng chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về năng lực của giáo viên.

+ Các trường phổ thông phối hợp với các trường sư phạm trong bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán.

+ Các trường phổ thông phối hợp với các trường sư phạm tổ chức các hội thảo chuyên đề với các chủ đề: Phát triển chương trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM, thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM…

+ Các trường sư phạm cử các nhóm chuyên gia trong giáo dục STEM hỗ trợ thường xuyên, liên tục cho đội ngũ GV cốt cán về giáo dục STEM ở các trường phổ thông.

+ Các trường phổ thông phối hợp với các trường sư phạm phối hợp trong đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV.

+ Các trường phổ thông hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học về dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL các trường THPT chủ động phân loại trình độ giáo viên để lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình phù hợp với yêu cầu thực tế và đòi hỏi của sự phát triển GDĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

CBQL các trường THPT đặt hoạt động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV trong kế hoạch chung của nhà trường, của Sở GDĐT để tránh những chồng chéo, trùng lặp trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

CBQL các trường THPT tham mưu trực tiếp cho Sở GD&ĐT và các cơ quan ban ngành quản lý có liên quan đến bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV.

Các phòng ban chức năng trực thuộc Sở GDĐT cần chủ động tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng của mình, tạo điều kiện để từng GV chủ động tiếp cận trong việc thực hiện quy trình tổ chức bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

3.2.3. Xây dựng giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm xác định mục tiêu, nội dung modul từ đó các trường THPT lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Giáo án bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT được xây dựng cụ thể như sau:

A. Giới thiệu tổng quan năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM là khả năng thực hiện, làm việc dựa trên hiểu biết chắc chắn, kĩ năng thuần thục và thái độ phù hợp. Năng lực là những kiến thức, kĩ năng về dạy học theo định hướng giáo dục STEM. và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân.

B. Mục tiêu chung: Giáo án cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm trang bị cho GV THPT kiến thức và kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

GV THPT là chủ thể trực tiếp thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là trách nhiệm của giáo viên.

Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức: Người học cần nắm được lý luận cơ bản về năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Xác định rõ mục tiêu, nêu được nội dung của dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- Về kỹ năng: Người học thực hành kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM, vận dụng kiến thức giáo dục STEM vào dạy học.

- Về thái độ: Tham gia tích cực, chủ động vào hoạt động bồi dưỡng, đánh giá được năng lực đã đạt được sau khóa/lớp bồi dưỡng.

C. Nội dung

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ thiết kế mẫu giáo án về “Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo”.

* Nội dung: Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Giới thiệu: Phân tích được tình huống, nhiệm vụ của vấn đề. Đề xuất được câu hỏi thể hiện định hướng, nghiên cứu và xác định được nội dung nghiên cứu rõ

ràng và đầy đủ. Đề xuất được một số phương án giải quyết vấn đề. Lựa chọn được phương án phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Mục tiêu: Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo giúp GV hướng dẫn HS sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng thời đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới.

- Hoạt động:

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo: GV định hướng cho HS nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; tư duy độc lập. Mỗi thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập trong quá trình giải quyết vấn đề.

Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo: GV có năng lực định hướng cho HS có ý thức, trách nhiệm với cá nhân, gia đình và xã hội; ý thức nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc; có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào việc phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế.

+ Hoạt động 2: Xây dựng bài tập giải quyết vấn đề

Các bài tập giải quyết vấn đề là những bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. Như vậy, bài tập góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo là các bài tập chứa đựng tình huống có vấn đề, “nút thắt” kiến thức mà người học sẽ không “gỡ” được nếu chỉ học thuộc, chỉ dựa trên cách suy luận, vận dụng thông thường. Đó là các bài tập đòi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023