hỏi HS phải có vốn kiến thức sâu, rộng và có sự tư duy logic, linh hoạt, không lệ thuộc vào vốn kiến thức đã được trang bị.
+ Hoạt động 3: Quy trình xây dựng bài tập giải quyết vấn đề
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập dự định xây dựng. Phân tích mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực của HS cần được hình thành để định hướng cho việc xác định mục tiêu của bài tập xây dựng.
Bước 2: Xác định tri thức HS đã có và xây dựng nội dung bài tập chứa đựng tri thức, kĩ năng cần hình thành hoặc trong bối cảnh, tình huống đã lựa chọn sẵn.
- GV cần nghiên cứu trình độ nhận thức của HS, cấu trúc logic các bài trong sách giáo khoa để nắm được tri thức HS đã biết và cái HS chưa biết.
- Nghiên cứu kĩ các nội dung có liên quan trong chương trình để lựa chọn các đơn vị kiến thức. Những kiến thức được lựa chọn không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn và với đời sống, cho phép phát triển được các năng lực của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học,...
- Liên kết kiến thức chưa biết với cái đã biết một cách logic nhằm tạo ra “các vấn đề”, đó là mâu thuẫn, tình huống có vấn đề đặt trong bối cảnh cụ thể để kích thích HS tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề đó.
- Mâu thuẫn này có thể là mâu thuẫn giữa cái chưa biết với cái đã biết, mâu thuẫn giữa lí thuyết và hiện tượng thực tế, mâu thuẫn giữa cách giải quyết trong tình huống thay đổi, mâu thuẫn trong học tập và cuộc sống.
Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu.
- Xây dựng bài tập phù hợp với những mục tiêu đã xác định.
- Xây dựng bối cảnh trong học tập hoặc tình huống trong thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức từ những nội dung đã xác định ở trên, những mâu thuẫn này có thể giải quyết theo nhiều cách, nhiều hướng tiếp cận khác nhau, xây dựng câu hỏi mở, những tình huống phức hợp và thay đổi.
- Tiến hành diễn đạt bằng lời sao cho nội dung cần diễn đạt phải rõ ràng, cung cấp đủ các dữ kiện, các yêu cầu đặt ra phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, cách
hỏi phải kích thích tính tò mò của HS, câu hỏi có thể để dưới dạng mở, phát huy được khả năng sáng tạo của HS chứ không chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề.
Sử dụng bài tập giải quyết vấn đề: sử dụng bài tập giải quyết vấn đề khi nghiên cứu tài liệu mới, luyện tập, ôn tập, giao bài tập về nhà hoặc kiểm tra, đánh giá. Sử dụng bài tập giải quyết vấn đề khi nghiên cứu tài liệu mới. GV có thể sử dụng bài tập giải quyết vấn đề để tạo tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các câu trả lời cho các bài tập mở hoặc các cách giải quyết vấn đề thực tiễn khác nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Các trường THPT đảm bảo các điều kiện về phòng học STEM là để thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
- Sở GDĐT chỉ đạo các trường THPT ở tỉnh Hà Giang chủ động huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
3.2.4. Đảm bảo các điều kiện để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Tạo điều kiện để GV kết hợp lí thuyết với thực hành, tạo điều kiện để GV học tập, rèn luyện kĩ năng, qua đó phát triển năng lực dạy học. Tạo ra những điều kiện thuận lợi để sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổ chức HS tham gia nghiên cứu khoa học.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Đầu tư xây dựng hệ thống giảng dạy trực tuyến - e-learning nhằm hỗ trợ tốt hơn trong bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT ở tỉnh Hà Giang.
- CBQL các trường THPT thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trường, trong trường, cá nhân người học hỗ trợ, giúp đỡ vật chất, tài chính cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT.
- CBQL các trường THPT chỉ đạo nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường: mục tiêu nhằm hình thành đội ngũ GV am hiểu và có năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Do vậy, đội ngũ GV cốt cán trong nhà trường phối hợp cùng chuyên gia từ các trường sư phạm và Sở GDĐT có nhiệm vụ bồi dưỡng số GV THPT còn lại trong nhà trường. Để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường cần thực hiện:
+ CBQL các trường THPT xây dựng tiêu chuẩn giáo viên cốt cán và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV cốt cán, đó là các khóa học: phát triển chương trình bồi dưỡng dạy học theo định hướng giáo dục STEM; phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM…
+ CBQL các trường THPT cử đội ngũ GV cốt cán đi tham quan thực tế về dạy học theo định hướng giáo dục STEM các trường THPT thực hiện tốt dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
- CBQL chỉ đạo tăng cường nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng thư viện với máy tính có kết nối internet, trang bị sách tham khảo và trang thiết bị dạy học hiện đại, giúp GV có thể tự học, tự bồi dưỡng, đặc biệt là nguồn tài liệu điện tử để giúp việc tra cứu tài liệu được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu và lịch công tác một cách hợp lí, khoa học giúp GV có điều kiện tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
- CBQL các trường THPT chỉ đạo huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng Phòng học STEM (STEM lab).
Để tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, cần phải có yêu cầu về không gian học tập và trang thiết bị học tập, phòng học STEM lab là một không gian học tập được đầu tư chuyên biệt để phục vụ cho việc học tập các môn học STEM theo phương pháp sư phạm tiên tiến. STEM lab mang lại một không gian học tập mới mẻ, hiện đại để tạo hứng thú cho học sinh tham gia vào học tập các môn học STEM và trau dồi những kỹ năng mới, phòng học này
khuyến khích học sinh tìm tòi, thử nghiệm và sáng chế, như một cầu nối giữa học tập thực nghiệm với lý thuyết. Phòng học này giúp giảng viên và giáo viên THPT có thể áp dụng các công nghệ mới trong giáo dục để nâng cao hiệu quả học tập, kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Yêu cầu của phòng học STEM lab gồm: Phần sau đây trình bày cấu trúc, thiết kế và trang thiết bị của một STEM lab chuẩn với diện tích 150m2. Tùy theo thực tế của trường cũng như các chương trình đào tạo STEM dự kiến triển khai tại trường đó, quy mô và thiết kế của STEM lab sẽ được điều chỉnh phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo tinh thần giáo dục STEM và các giá trị cốt lõi của không gian học tập STEM.
Khu vực Lab là một không gian công nghệ với các trang bị thiết bị hiện đại để GV và HS có thể sáng tạo đồ vật thông minh, Robotics và phát triển Games. Khu vực này được trang bị máy tính với các phần mềm chuyên dụng dùng cho: thiết kế đồ họa, thiết kế mạch điện, tạo dựng mô hình 3D, lập trình game…; Máy in 3D và các công cụ cần cho việc chế tạo sản phẩm; Các bộ kit điện tử (ví dụ: bộ Robotic của Lego, Vex); Thiết bị di động (tablet hoặc điện thoại thông minh) dùng cho việc phát triển ứng dụng di động.
Khu vực Studio: Là khu vực dành cho việc ghi âm, quay phim, và chụp ảnh để tạo tư liệu dùng cho các chương trình về nghệ thuật số và phát triển games. Khu vực Lab được trang bị: Phòng ghi âm với tường cách âm và vách kính; Các trang thiết bị cần thiết cho việc thu âm và hòa âm; Khu vực dành cho quay phim, chụp ảnh với các tấm phông nền và hệ thống chiếu sáng phù hợp; Máy tính chuyên dụng dùng cho việc xử lý ảnh, xử lý âm thanh, soạn thảo video…
Khu vực Thảo luận: là không gian mở, được trang bị ghế sofa, và một tủ sách nhỏ gồm các sách chọn lọc về giáo dục STEM phù hợp với các em học sinh, cùng với sách giáo khoa và sách tham khảo của các môn học STEM được triển khai tại trường.
Không gian sáng chế là một mô hình phòng thí nghiệm STEM hỗ trợ quá trình chế tạo sản phẩm theo quy trình thiết kế kỹ thuật. Đây là một không gian mở cho phép HS thực hiện nhiệm vụ chế tạo một cách tự do, theo sở thích và khả
năng của bản thân. Không gian sáng chế có hình dạng và kích thước đã dạng nhưng nói chung đều có chức năng tập hợp các công cụ, dự án, người hướng dẫn và chuyên gia để hỗ trợ HS. Không gian sáng chế là một cách cụ thể hóa quan điểm học thông qua hành động. Trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM, không gian sáng chế là một không gian không thể thiếu để thực hiện các hoạt động học tập STEM. Thiết kế không gian phòng học STEM phải lưu ý đến yếu tố kết nối để thuận lợi cho các hoạt động thiết kế, lập kế hoạch và chế tạo. Tạo không gian khuyến khích sự “giao tiếp” và “liên kết” giữa các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Cần tập trung vào việc tận dụng và tăng cường các không gian phi lớp học, cung cấp một giải pháp nội thất thúc đẩy sự tương tác. Trung tâm của phòng học STEM được thiết lập là nơi để trao đổi, thảo luận, tương tác...
Không gian học tập được thiết kế nhằm thúc đẩy nhu cầu thao tác vật chất của HS, cung cấp cơ hội để thử nghiệm và chế tạo. Nội thất phòng học được thiết lập tạo cơ hội cho việc chuyển đổi công năng giảng dạy, hội thảo, seminar và thực hành một cách linh hoạt. Việc thiết kế không gian cần tính tới sự phát triển và kết nối các hạng mục công nghệ hỗ trợ trong tương lai. Xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ việc giảng dạy các kiến thức thuộc lĩnh vực STEM một cách linh hoạt thông qua các công cụ trực tiếp, gián tiếp, từ màn hình trình chiếu đến các mô hình, sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh... Có thể thể hiện trực quan các kết cấu của phòng học, sơ đồ hệ thống điện, giải pháp sử dụng điện năng, vật liệu thiết kế...
- Hằng năm các trường THPT căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng để lập dự toán kinh phí phục vụ bồi dưỡng nhằm đảm bảo chế độ, chính sách cho người tham gia bồi dưỡng. Phân bổ nguồn kinh phí mua tài liệu, học liệu và để bổ sung, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ bồi dưỡng, cũng như đảm bảo những yêu cầu khác đặt ra trong quá trình bồi dưỡng. Trích một phần kinh phí hỗ trợ cho các giáo viên vượt khó, có thành tích học tập tốt và những báo cáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của bồi dưỡng. Huy động các nguồn kinh phí theo hình thức xã hội hóa để tăng cường cho hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội: Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, liên kết với các tổ chức, cá nhân đang hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục STEM và kết hợp triển khai giáo dục STEM trong các nhà trường phổ thông. Tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương, song phương trong các lĩnh vực về giáo dục STEM (như: nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng GV, cán bộ quản lí; quản trị nhà trường…). Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lí và chính sách để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục STEM chất lượng cao tại Việt Nam; thực hiện liên kết, hợp tác tổ chức đào tạo tập huấn cho GV nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng giảng dạy về giáo dục STEM.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT ở tỉnh Hà Giang chủ động huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất hiện đại.
- Các trường THPT chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, liên kết với các công ty phần mềm để sản xuất các chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Các trường THPT chủ động tìm nguồn tài trợ trong hoạt động bồi dưỡng kết hợp với nguồn kinh phí bồi dưỡng được phân bổ từ các cấp quản lý để đầu tư cơ sở vật chất.
3.2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục hướng tới việc xác định sự tiến bộ của GV sau khóa bồi dưỡng. Đánh giá năng lực của GV chính là đánh giá khả năng GV áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành dạy học theo định hướng giáo dục STEM, do vậy, đánh giá năng lực GV còn gọi là đánh giá năng lực thực hiện.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải tham khảo ý kiến đánh giá của chủ thể bồi dưỡng và đối tượng tham gia hoạt động bồi dưỡng. Kết quả đánh giá
phải thật sự giúp cho việc phát hiện những ưu điểm, hạn chế và kịp thời đưa ra những quyết định quản lý để điều chỉnh kịp thời các hạn chế để hoạt động bồi dưỡng đi đúng hướng, đạt được mục tiêu đã xác định. Việc điều chỉnh các hạn chế để hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV THPT ở tỉnh Hà Giang cần thực hiện theo quy trình sau:
- Thiết lập các tiêu chuẩn và tiêu chí rõ ràng cho tất cả các khâu trong quy trình bồi dưỡng.
- Đo lường chính xác mức độ hoàn thành các khâu trong quy trình bồi dưỡng so với tiêu chuẩn và tiêu chí đề ra.
- Tiến hành điều chỉnh các hoạt động cụ thể của các khâu trong quy trình.
- Tiến hành điều chỉnh các tiêu chuẩn, tiêu chí đã có nếu cần thiết, nếu chưa thật sự phù hợp.
Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá những kiến thức, kỹ năng về năng lực, trên cơ sở đó xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá.
Hoàn thiện công cụ đánh giá và huy động lực lượng tham gia đánh giá.
Xây dựng kế hoạch đánh giá và các phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV.
Xây dựng văn bản quy định trách nhiệm của tổ chuyên môn trong kiểm tra, giám sát thực hiện bồi dưỡng của giáo viên qua các hoạt động, định kỳ báo cáo Hiệu trưởng và có kế hoạch cải tiến hàng năm để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho GV.
Xây dựng quy trình đánh giá theo chuẩn và tiêu chí đánh giá đã xác định về kiến thức, kỹ năng tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM của GV. Trong mỗi bước của quy trình cần xác định rõ vai trò của từng lực lượng tham gia.
Sử dụng công cụ đánh giá thực hiện theo quy trình đã xác định để triển khai hoạt động đánh giá kết quả năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của GV.
Bảng 3.2. Các mức độ đạt được của năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM | Tốt (4 điểm) | Khá (3 điểm) | Trung bình (2 điểm) | Yếu (1 điểm) | |
1 | Năng lực tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề và sáng tạo | Phân tích được tình huống, nhiệm vụ của vấn đề. Đề xuất được câu hỏi thể hiện định hướng, nghiên cứu và xác định được nội dung nghiên cứu rõ ràng và đầy đủ. Đề xuất được một số phương án giải quyết vấn đề. Lựa chọn được phương án phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra. | Phân tích được tình huống, nhiệm vụ của vấn đề, xác định mục tiêu chưa đầy đủ, rõ ràng. Đề xuất được câu hỏi thể hiện định hướng nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ và hiểu được câu hỏi. Đề xuất và lựa chọn được 1 phương án phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra. | Phân tích tình huống, nhiệm vụ vấn đề chưa rõ ràng, xác định mục tiêu chưa đầy đủ. Đề xuất được câu hỏi thể hiện định hướng nghiên cứu. Đề xuất được phương án giải quyết vấn đề nhưng chưa thật hợp lí và phù hợp. | Chưa phân tích tình huống, nhiệm vụ vấn đề. Chưa đề xuất được câu hỏi thể hiện định hướng nghiên cứu. Đề xuất được phương án giải quyết vấn đề nhưng chưa thật hợp lí và phù hợp. |
2 | Năng lực tổ chức cho học sinh tự chủ và tự học | Giao nhiệm vụ tự học và hướng dẫn HS tự học theo từng tuần qua Google Classsroom (hoặc Gmail của lớp). Xử lí kết quả việc thực hiện nhiệm vụ tự học của SV (quản lí và đánh giá) trên Google Classroom. Tổng hợp, đánh giá xác định những điểm HS còn | Tổ chức HS báo cáo và thảo luận sản phẩm tự học. Giải đáp thắc mắc của HS. Đánh giá công khai các sản phẩm của HS. Hướng dẫn kế hoạch cho việc thực hiện nhiệm vụ tự học cho HS. | Giao nhiệm vụ tự học và hướng dẫn HS tự học theo từng tuần qua Google Classsroom (hoặc Gmail của lớp) những chưa đầy đủ, chưa sát sao. Tổ chức HS báo cáo và thảo luận sản phẩm tự học những chưa giải đáp thắc mắc của HS. | Chưa giao nhiệm vụ tự học và hướng dẫn HS tự học theo từng tuần qua Google Classsroom (hoặc Gmail của lớp). Chưa tổ chức HS báo cáo và thảo luận sản phẩm tự học, chưa giải đáp thắc mắc của HS. Chưa đánh giá công khai các sản phẩm của HS. Hhưa hướng dẫn kế hoạch |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường
- Xây Dựng Quy Trình Tổ Chức Bồi Dưỡng Và Quản Lý Quy Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Thpt
- Phiếu Khảo Sát Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Của Gv Thpt
- Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lí Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Gv Thpt Tỉnh Hà Giang Trong Bối Cảnh
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 14