Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông

Kết quả bảng 2.8 cho thấy:

Số liệu kết quả khảo sát cho thấy, các trường THPT đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM (thực hiện mức độ tốt 2.46 điểm), trong đó Hiệu trưởng là Trưởng ban, Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Tuy nhiên, nghiên cứu bản kế hoạch của các trường, bản kế hoạch chưa xác định rõ chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và kinh phí phục vụ bồi dưỡng (thực hiện mức độ trung bình 1.89 điểm). Chúng tôi phỏng vấn Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh thì được biết: “Năm học 2018-2019, nhà trường chưa mời các chuyên gia đến giảng dạy nội dung bồi dưỡng, đặc biệt là nội dung thiết kế quy trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV trong nhà trường”, vì vậy, nội dung “Dự kiến đội ngũ CBQL phụ trách công tác bồi dưỡng, lựa chọn giảng viên, chuyên gia” thực hiện ở mức trung bình (1.98 điểm).

Các nội dung còn lại khách thể điều tra đánh giá ở mức độ trung bình. Hiện nay, CBQL các trường THPT ở tỉnh Hà Giang chưa tiến hành phân tích thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, do vậy chưa nắm được tình hình năng lực của GV khi thực hiện dạy học theo quy trình STEM hay thiết kế chủ đề STEM. Vì vậy, GV THPT ở tỉnh Hà Giang chưa nhận diện rõ các năng lực cần được bồi dưỡng, chưa xác định nhu cầu cần bồi dưỡng về nội dung năng lực nào? Việc không thực hiện thường xuyên phân tích thực trạng dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã khiến cho CBQL chưa xác định các hạn chế, rào cản, nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng để tiến hành rút kinh nghiệm. Do vậy, nội dung “Xác định nhu cầu bồi dưỡng và mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng” đánh giá mức độ trung bình (2.15 điểm).

Hàng năm, các trường THPT chưa xác định mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng cho GV THPT (2.18 điểm). Nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV. Nghiên cứu kế hoạch của trường THPT Vị Xuyên, THPT Đồng Yên thì các hình thức bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và bồi dưỡng ngắn hạn. Các phương pháp đề xuất trong kế hoạch chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp dựa trên trải nghiệm…

Vì vậy, cần thiết phái xác định trách nhiệm quản lý thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo định hướng giáo dục STEM để nâng cao hiệu quả quản lý.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:

Bảng 2. 9. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông


TT


Tổ chức thực hiện

Mức độ thực hiện


X

Thường

xuyên

Bình

thường

Không

thực hiện

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1

Phân công lãnh đạo nhà trường phụ trách công tác tổ chức dạy học theo định hướng

giáo dục STEM của giáo viên


88


2.51


14


0.27


3


0.03


2.81


2

Phân công công tác giáo viên thực hiện tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM

của giáo viên


90


2.57


15


0.29


0


0.00


2.86

3

Đảm bảo các điều kiện thực

hiện hoạt động bồi dưỡng

40

1.14

15

0.29

50

0.48

1.90


4

Lựa chọn chuyên gia bồi

dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt


54


1.54


27


0.51


24


0.23


2.29


5

Tổ chức phát triển năng lực của người được bồi dưỡng qua các hoạt động phối hợp giữa

lý thuyết và thực hành


51


1.46


25


0.48


29


0.28


2.21


6

Tổ chức bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet kết hợp với việc trực tiếp giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thực hành kỹ

năng dạy và học


33


0.94


45


0.86


27


0.26


2.06

7

Tổ chức thực hiện chương

trình bồi dưỡng

34

0.97

46

0.88

25

0.24

2.09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 8

Kết quả bảng 2.9 cho thấy:

Các nội dung: Phân công lãnh đạo nhà trường phụ trách công tác tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên; Phân công công tác giáo viên thực hiện tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên được các trường THPT ở tỉnh Hà Giang thực hiện rất thường xuyên, điểm đánh giá mức độ tốt từ 2.38 đến 2.86 điểm. Trong đó, nội dung “Phân công công tác giáo viên thực hiện tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên” thực hiện tốt nhất (2.86 điểm), “Phân công lãnh đạo nhà trường phụ trách công tác tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên” (2.81 điểm); “Lựa chọn chuyên gia bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt” (2.38 điểm).

Các nội dung còn lại được khách thể đánh giá thực hiện thấp.

Chúng tôi tìm hiểu về nội dung “Đảm bảo các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng” (1.90 điểm) cho thấy, các trường THPT ở tỉnh Hà Giang hiện nay chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu, phòng học Lab để phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Do vậy, việc thực hiện tổ chức phát triển năng lực của người được bồi dưỡng qua các hoạt động phối hợp giữa lý thuyết và thực hành và tổ chức bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet kết hợp với việc trực tiếp giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thực hành kỹ năng dạy và học cho GV ở các trường không đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, nội dung này đánh giá ở mức thấp nhất. Việc không thực hiện và thực hiện ở mức trung bình nội dung “Tổ chức phát triển năng lực của người được bồi dưỡng qua các hoạt động phối hợp giữa lý thuyết và thực hành” (2.21 điểm) và “Tổ chức bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet kết hợp với việc trực tiếp giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thực hành kỹ năng dạy và học” (2.06 điểm) và “Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng” (2.09 điểm) dẫn tới hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu của kế hoạch.

Theo các GV ở trường THPT Xuân Giang, do kinh phí của nhà trường hạn hẹp nên các trường chưa mời đội ngũ chuyên gia giỏi về giảng dạy, vì vậy, nội dung “Lựa chọn chuyên gia bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt” đánh giá ở mức trung bình (2.29 điểm).

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thng

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:

Bảng 2. 10. Đánh giá chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang‌‌


TT


Chỉ đạo thực hiện

Mức độ thực hiện


X

Thường

xuyên

Bình

thường

Không

thực hiện

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1

Chỉ đạo xây dựng mục tiêu bồi dưỡng

58

1.66

24

0.46

23

0.22

2.33


2

Chỉ đạo xây nội dung bồi dưỡng phải huy động kiến thức tổng hợp của các môn học thuộc lĩnh

vực STEM


59


1.69


15


0.29


31


0.30


2.27

3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp,

hình thức bồi dưỡng

51

1.46

18

0.34

36

0.34

2.14

4

Chỉ đạo lựa chọn chủ thể bồi dưỡng

50

1.43

17

0.32

38

0.36

2.11

5

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết

quả bồi dưỡng

52

1.49

24

0.46

29

0.28

2.22

6

Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất đầy

đủ phục vụ hoạt động bồi dưỡng

52

1.49

21

0.40

32

0.30

2.19

7

Chỉ đạo tổ chuyên môn phát huy

vai trò trong hoạt động bồi dưỡng

53

1.51

18

0.34

34

0.32

2.18


8

Chỉ đạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV bộ môn cốt cán nhằm hỗ trợ, dẫn dắt hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng

giáo dục STEM


51


1.46


25


0.48


29


0.28


2.21


9

Chỉ đạo phối hợp với các trường sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng

giáo dục STEM cho GV


55


1.57


12


0.23


38


0.36


2.16


10

Chỉ đạo quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo

định hướng giáo dục STEM


38


1.09


45


0.86


22


0.21


2.15

Kết quả bảng 2.10 cho thấy:

Các nội dung chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học phổ thông thực hiện ở mức trung bình từ 2.11 đến 2.33 điểm, trong đó nội dung “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng” (2.11 điểm) thực hiện thấp nhất, nội dung thực hiện thường xuyên là nội dung “Chỉ đạo xây dựng mục tiêu bồi dưỡng” (2.33 điểm), tuy nhiên nội dung này vẫn có 23 CBQL, GV cho rằng không thực hiện.

Trong công tác chỉ đạo, CBQL các trường THPT đã chỉ đạo các công việc như: xây dựng mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng; Chỉ đạo lựa chọn chủ thể bồi dưỡng và chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Các nội dung này, mức độ thực hiện thường xuyên, được đánh giá ở mức điểm khá. Như vậy, chúng tôi phỏng vấn GV ở trường THPT Việt Vinh thì được biết: “Hiệu trưởng các trường THPT đã chỉ đạo gắn trách nhiệm cho mỗi thành viên trong xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng theo từng nội dung, tổ chức xây dựng các chủ đề giáo dục STEM phải có ý nghĩa lí luận và thực tiễn và phù hợp với cuộc sống và trải nghiệm của HS”. Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng trường THPT Vị Xuyên cho biết: “Hiệu trưởng đã chỉ đạo giao chỉ tiêu cụ thể trong mỗi đợt bồi dưỡng, quy định yêu cầu về trình độ, năng lực cần đạt được về một lĩnh vực, trong một khoảng thời gian nào đó đối với mỗi giáo viên,nhưng qua kiểm tra kết quả bồi dưỡng, đa số GV chưa đạt yêu cầu về năng lực”.

Quan sát quá trình kiểm tra, đánh giá chúng tôi nhận thấy các trường THPT chưa tiến hành chỉ đạo kiểm tra, đánh giá quá trình khảo sát, tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. CBQL các trường chưa thường xuyên chỉ đạo kiểm tra đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng và đánh giá quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch bồi dưỡng.

Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động của Tổ chuyên môn tại các trường, nhận thấy Tổ chuyên môn chưa tạo môi trường tự bồi dưỡng cho GV, chưa tạo không khí chuyên môn trong khi đó là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu

quả trong hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Các tổ chuyên môn chưa tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường về bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn trường THPT Hùng An cho biết: “Các tổ chuyên môn gặp khó khăn khi tổ chức bồi dưỡng cho GV, đó là khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học STEM chưa được đầu tư chuyên biệt để phục vụ cho việc học tập các môn học STEM theo phương pháp sư phạm tiên tiến. GV chưa có đủ các thiết bị dạy học và đồ dùng học tập để GV và HS có không gian sáng chế”. GV trường THPT Việt Vinh cho biết thêm: “Công tác bồi dưỡng giáo viên cũng cần phải có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên, trong khi hiện nay nguồn kinh phí ở các trường rất hạn hẹp, phải chi cho nhiều hoạt động khác của nhà trường”.

Nội dung “Chỉ đạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV bộ môn cốt cán nhằm hỗ trợ, dẫn dắt hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM” và nội dung “Chỉ đạo phối hợp với các trường sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho GV”, nội dung “Chỉ đạo quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM” thực hiện ở mức không thường xuyên, điểm đánh giá từ 2.15 đến 2.21 điểm.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:

Bảng 2. 11. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông


TT


Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Mức độ thực hiện


X

Thường

xuyên

Bình

thường

Không

thực hiện

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra,

đánh giá bồi dưỡng


41


1.17


28


0.53


36


0.34


2.05


2

Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng

theo kế hoạch


42


1.20


35


0.67


28


0.27


2.13


3

Đa dạng hóa các hình thức kiểm

tra, đánh giá


48


1.37


31


0.59


26


0.25


2.21


4

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi

dưỡng của GV


47


1.34


28


0.53


30


0.29


2.16

5

Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất

45

1.29

31

0.59

29

0.28

2.15


6

Phát hiện điều chỉnh các sai

lệch khi tổ chức bồi dưỡng


43


1.23


34


0.65


28


0.27


2.14

7

Xây dựng bộ công cụ đánh giá

23

0.66

48

0.91

34

0.32

1.90


8

Sử dụng kết quả kiểm tra đánh

giá để điều chỉnh công tác quản lý bồi dưỡng


51


1.46


26


0.50


28


0.27


2.22

Kết quả bảng 2.11 cho thấy:

Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông thực hiện ở mức trung bình, trong đó nội dung thực hiện thấp nhất là nội dung “Xây dựng bộ công cụ đánh giá” (1.90 điểm); Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng (2.05 điểm); Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng theo kế hoạch (2.13 điểm). Các nội dung còn lại thực hiện ở mức trung bình từ 2.14 đến 2.22 điểm.

Hiệu trưởng các trường THPT đã đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng của GV THPT, CBQL trường THPT Vị Xuyên cho biết: “Do hoạt động tự bồi dưỡng của GV chưa được tiến hành thường xuyên, tổ chuyên môn chưa phát huy vai trò trong tổ chức môi trường bồi dưỡng cho GV nên kết quả thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM chưa đạt với mục tiêu đề ra”. Trong công tác đánh giá thực hiện các yêu cầu, quy định đối với hoạt động bồi dưỡng, CBQL các trường THPT đã tiến hành đánh giá về nội dung chương trình bồi dưỡng kết hợp với đánh giá triển khai chương trình bồi dưỡng và đánh giá về cơ sở vật chất. Các tổ trưởng chuyên môn cho biết: “Công tác kiểm tra, đánh giá của CBQL tiến hành thường xuyên nhưng không sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh công tác quản lý bồi dưỡng”.

Trong công tác kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng các trường THPT chưa tiến hành thường xuyên đánh giá kết quả bồi dưỡng của GV, chưa sử dụng bộ công cụ đánh giá quá trình học tập bồi dưỡng của GV, một số GV cho biết: “Hiệu trưởng các trường THPT Hiện nay chưa sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh công tác quản lý bồi dưỡng”. Do vậy, một số GV chưa tích cực và chủ động trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang

Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí