Bảng 2. 3. Đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Mục tiêu bồi dưỡng | Mức độ | X | ||||||
Tốt, khá | Trung bình | Yếu, kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Nâng cao trình độ chuyên môn STEM cho đội ngũ giáo viên các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán, tin học về kiến thức, phương pháp dạy học, thái độ và năng lực dạy học | 96 | 2.74 | 2 | 0.04 | 7 | 0.07 | 2.85 |
2 | Bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục | 59 | 1.42 | 36 | 0.58 | 30 | 0.24 | 2.23 |
3 | Bám sát năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM | 48 | 1.15 | 27 | 0.43 | 50 | 0.40 | 1.98 |
4 | Bám sát nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức của GV | 42 | 1.01 | 31 | 0.50 | 52 | 0.42 | 1.92 |
4 | Bám sát mục tiêu về kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM | 47 | 1.13 | 37 | 0.59 | 41 | 0.33 | 2.05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Chủ Thể Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Một Vài Nét Về Các Trường Thpt Tỉnh Hà Giang
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Các Trường
- Xây Dựng Quy Trình Tổ Chức Bồi Dưỡng Và Quản Lý Quy Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Theo Định Hướng Giáo Dục Stem Cho Giáo Viên Thpt
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 2.2 cho thấy:
CBQL, GV đánh giá các nội dung trên ở mức độ trung bình, thấp nhất là nội dung “Bám sát nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức của GV” (1.92 điểm), trao đổi với các GV THPT, chúng tôi được biết: Các lớp bồi dưỡng chưa cập nhật, bổ sung kiến thức cho GV, nhất là nội dung kiến thức về năng lực thiết kế quy trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM… Ở nội dung ”Bám sát năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM” (1.98 điểm), các GV cho biết: Do báo cáo viên trong các lớp bồi dưỡng là Hiệu trưởng các trường THPT thực hiện, do vậy, chưa hướng dẫn cho GV thiết kế các chủ đề STEM và tổ chức thực hiện chủ đề STEM để thay thế các tiết học truyền thống. Mục tiêu “Nâng cao trình độ chuyên môn STEM cho đội ngũ giáo viên các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán, tin học về kiến thức, phương pháp dạy học, thái độ và năng lực dạy học” được đánh giá ở mức trung bình (2.85 điểm). Kết quả khảo sát thể hiện mục tiêu bồi dưỡng chưa bám sát đối tượng bồi dưỡng, nhu cầu bồi dưỡng và mục tiêu về kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
2.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:
Bảng 2. 4. Đánh giá thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Nội dung bồi dưỡng | Mức độ hiệu quả | X | ||||||
Hiệu quả | Trung bình | Không hiệu quả | ||||||
SL | ĐTB | SL | ĐTB | SL | ĐTB | |||
1 | Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM. | 67 | 1.91 | 23 | 0.44 | 15 | 0.14 | 2.50 |
2 | Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh. | 87 | 2.49 | 12 | 0.23 | 6 | 0.06 | 2.77 |
3 | Kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. | 59 | 1.69 | 19 | 0.36 | 27 | 0.26 | 2.30 |
4 | Kiến thức về STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. | 45 | 1.29 | 32 | 0.61 | 28 | 0.27 | 2.16 |
5 | Kiến thức về quy trình xây dựng chủ đề STEM. | 25 | 0.71 | 47 | 0.90 | 33 | 0.31 | 1.92 |
6 | Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM. | 22 | 0.63 | 51 | 0.97 | 32 | 0.30 | 1.90 |
7 | Kiến thức về dạy học dựa trên trải nghiệm. | 19 | 0.54 | 34 | 0.65 | 52 | 0.50 | 1.69 |
8 | Thực hành kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh | 18 | 0.51 | 36 | 0.69 | 51 | 0.49 | 1.69 |
Kết quả bảng 2.3 cho thấy:
Các nội dung: Kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh và nội dung Kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM được đánh giá ở mức độ hiệu quả tốt, điểm đánh giá từ 2.50 đến 2.77 điểm. Trao đổi với các GV, chúng tôi được biết: “Khi thực hành nội dung bồi dưỡng kiến thức về dạy học tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp cho HS, GV tích hợp lồng ghép bộ phận, GV sẽ dạy một phần kiến thức của bài học theo định hướng giáo dục STEM. Các hoạt động STEM ở mức độ này thường được thiết kế đơn giản, không quá phức tạp về nội dung, cách thức triển khai và điều kiện cơ sở vật chất. Chủ đề STEM mức độ này quan tâm nhiều đến trải nghiệm của HS trong quá trình giải quyết vấn đề”. Phỏng vấn Tổ trưởng chuyên môn trường THPT Vị Xuyên, đồng chí chia sẻ “Khi GV thực hành nội dung bồi dưỡng về kiến thức về các đặc trưng của bài học STEM và tổ chức dạy học một chủ đề, GV được hướng dẫn lồng ghép toàn phần Ở mức độ này, GV sẽ dạy toàn bộ kiến thức của bài học thông qua một chủ đề STEM. Về bản chất là GV sử dụng chủ đề STEM như là xuất phát điểm cho quá trình nhận thức của HS. HS sẽ thông qua trải nghiệm với chủ đề STEM để rút ra kiến thức của bài học”. Như vậy, các nội dung bồi dưỡng này đã đem lại hiệu quả tốt.
Các nội dung Kiến thức về STEM và tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Kiến thức về STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Kiến thức về quy trình xây dựng chủ đề STEM; Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM; Kiến thức về dạy học dựa trên trải nghiệm; Thực hành kỹ năng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh CBQL và GV đánh giá ở mức độ hiệu quả trung bình, điểm đánh giá từ 1.69 đến 2.30 điểm. Hiệu trưởng trường THPT Xuân Giang nhận định: “Các GV còn yếu kém về kỹ năng xây dựng và thực hiện các chủ đề STEM, một số GV trẻ chưa biết thiết kế hoạt động học tập”. Quan sát giờ giảng của GV tại các trường được khảo sát, chúng tôi nhận thấy, sau khóa bồi dưỡng, một số GV chưa có năng lực về thiết kế quy trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM, HS chưa xác định được các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, và năng lực mà HS cần hướng tới sau khi thực hiện
chủ đề giáo dục STEM. Một số GV chưa thực hiện dạy học STEM trên cơ sở phối hợp nhiều bài, trong khi đó, với hình thức dạy học này người học được cung cấp về những kiến thức có liên quan và phục vụ cho thực hiện dự án, HS sẽ được làm việc theo nhóm cùng nhau khám phá, thiết kế, xây dựng, triển khai dự án học tập của mình trên cơ sở những khái niệm, kiến thức thu nhận được và hiểu biết của bản thân từ cuộc sống thực tiễn. HS được khuyến khích sự chia sẻ những hiểu biết của mình, khả năng của mình ở những lĩnh vực riêng biệt để cùng nhau tổng hợp lại thành kiến thức chung. Phỏng vấn lãnh đạo Sở GDĐT, cho biết: “Sở G ĐT đều triển khai các nội dung bồi dưỡng theo định hướng giáo dục STEM cho GV. Tuy nhiên thời gian bồi dưỡng không nhiều nên chỉ thực hiện được một số nội dung quan trọng về đổi mới dạy học cho đội ngũ GV. Sau đó các đơn vị chủ động triển khai bồi dưỡng đại trà tại các trường hay liên trường cho tất cả giáo viên của đơn mình. Việc bồi dưỡng tập trung trực tiếp chủ yếu là các nội dung về năng lực dạy học, về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá”. Thực tế tại các trường THPT ở tỉnh Hà Giang hiện nay chưa đảm bảo các điều kiện để GV thực hành dạy học theo định hướng giáo dục STEM, mặc dù các chuyên gia và giảng viên đã xây dựng hệ thống bài tập thực hành tổng hợp các kĩ năng cũng như chuyên sâu từng kĩ năng giúp GV phát triển năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Tuy nhiên, sau mỗi đợt tập huấn, GV chưa có điều kiện thực hành làm ra các sản phẩm, do đó chưa phát triển được các năng lực của mình.
2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:
Bảng 2. 5. Đánh giá thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Hình thức bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | X | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không thực hiện | ||||||
SL | ĐTB | SL | ĐTB | SL | ĐTB | |||
1 | Phương pháp thuyết trình | 86 | 2.46 | 15 | 0.29 | 4 | 0.04 | 2.78 |
2 | Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề | 45 | 1.29 | 32 | 0.61 | 28 | 0.27 | 2.16 |
3 | PPDH dựa trên dự án | 41 | 1.17 | 17 | 0.32 | 47 | 0.45 | 1.94 |
4 | PP dạy học tìm tòi khám phá | 78 | 2.23 | 22 | 0.42 | 5 | 0.05 | 2.70 |
5 | PPDH dựa trên trải nghiệm | 55 | 1.57 | 27 | 0.51 | 23 | 0.22 | 2.30 |
Kết quả bảng 2.4 cho thấy phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông cho thấy, chủ thể bồi dưỡng thực hiện thường xuyên phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học tìm tòi khám phá, điểm đánh giá từ 2.70 đến 2.78 điểm. Như vậy, phương pháp thuyết trình vẫn đóng một vai trò quan trọng ở một mức độ nhất định trong bồi dưỡng. Bên cạnh đó, chủ thể bồi dưỡng hướng dẫn GV tổ chức dạy học theo tiến trình tìm tòi khám phá. Chúng tôi phỏng vấn GV môn Vật lý ở các trường THPT Vị Xuyên thì được biết: “Báo cáo viên đã hướng dẫn GV lựa chọn tình huống vấn đề, để kích thích hứng thú, tò mò của HS; hướng dẫn GV tổ chức cho HS thảo luận và lựa chọn các vấn đề mang tính khoa học để có thể mở ra các bước tìm tòi khám phá, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm trực tiếp; xây dựng mẫu thiết bị”.
Chủ thể bồi dưỡng chưa thực hiện thường xuyên phương pháp phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học dựa trên dự án và phương pháp dạy học dựa trên trải nghiệm. Trao đổi với báo cáo viên, chúng tôi được biết: “các điều kiện phục vụ bồi dưỡng ở các trường THPT ở tỉnh Hà Giang hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, còn thiếu trang bị sách tham khảo và trang thiết bị dạy học hiện đại, chưa có trường nào đầu tư phòng học STEM để triển
khai bồi dưỡng GV về dạy học dựa trên trải nghiệm”. Hiệu trưởng trường THPT Hùng An cho biết thêm: “Cơ sở vật chất phòng thí nghiệm hiện hành ở trường THPT hiện nay còn thiếu một số dụng cụ, thiết bị cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống máy tính trong phòng tin học của các nhà trường xuống cấp, không đảm bảo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học dựa trên trải nghiệm và dạy học giải quyết vấn đề”.
Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:
Bảng 2. 6. Đánh giá thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông
Hình thức bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | X | ||||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không thực hiện | ||||||
SL | ĐTB | SL | ĐTB | SL | ĐTB | |||
1 | Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina | 45 | 1.29 | 32 | 0.61 | 28 | 0.27 | 2.16 |
2 | Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn | 86 | 2.46 | 15 | 0.29 | 4 | 0.04 | 2.78 |
3 | Bồi dưỡng dài hạn | 41 | 1.17 | 17 | 0.32 | 47 | 0.45 | 1.94 |
4 | Bồi dưỡng ngắn hạn | 78 | 2.23 | 22 | 0.42 | 5 | 0.05 | 2.70 |
5 | Bồi dưỡng tại chỗ | 55 | 1.57 | 27 | 0.51 | 23 | 0.22 | 2.30 |
6 | Tự bồi dưỡng | 23 | 0.66 | 48 | 0.91 | 34 | 0.32 | 1.90 |
Kết quả bảng 2.5 cho thấy:
Các hình thức bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên gồm: Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn; Bồi dưỡng ngắn hạn; Bồi dưỡng tại chỗ. CBQL và GV đánh giá ở mức điểm từ 2.30 đến 2.78 điểm. Các hình thức: Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina; Bồi dưỡng dài hạn; Tự bồi dưỡng không thường xuyên thực hiện hoặc thi thoảng thực hiện, do vậy hiệu quả không cao. Phỏng vấn GV M, GV L ở trường THPT Vị Xuyên, chúng tôi được biết: “Hiện nay, một số GV chưa có sự phát triển năng lực và kỹ năng vận dụng sau khi được bồi dưỡng các nội dung về dạy học theo định hướng giáo dục STEM, GV chưa tích cực tự bồi dưỡng”. Vì vậy, đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp.
2.3.4. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả chủ thể thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:
Bảng 2. 7. Đánh giá chủ thể thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông
Chủ thể bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | X | ||||||
Hiệu quả | Bình thường | Không hiệu quả | ||||||
SL | ĐTB | SL | ĐTB | SL | ĐTB | |||
1 | Đội ngũ chuyên gia STEM | 96 | 2.74 | 2 | 0.04 | 7 | 0.07 | 2.85 |
2 | Hiệu trưởng | 24 | 0.69 | 10 | 0.19 | 71 | 0.68 | 1.55 |
3 | Cán bộ quản lý cấp sở GD &ĐT | 74 | 2.11 | 16 | 0.30 | 15 | 0.14 | 2.56 |
4 | Đội ngũ GV cốt cán | 55 | 1.57 | 24 | 0.46 | 26 | 0.25 | 2.28 |
Kết quả bảng 2.6 cho thấy, chủ thể thực hiện bồi dưỡng là đội ngũ chuyên gia STEM của Trường Đại học Sư phạm, trường Cao đẳng Sư phạm, Sở Giáo dục & Đào tạo gồm các thành viên là giảng viên thuộc các khoa Toán - tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, công nghệ thông tin,…. Các thành viên đã được tập huấn sâu bởi chuyên gia nước ngoài… thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho GVTHPT hiệu quả cao (2.85 điểm).
Bên cạnh đó, các trường THPT mời Cán bộ quản lý cấp sở GD &ĐT truyền đạt, hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng cơ bản về dạy học theo định hướng giáo dục STEM gồm các thành viên là giáo viên thuộc các khoa Toán - tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, công nghệ thông tin,... Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hiệu quả ở mức tốt (2,56 điểm).
Chủ thể thực hiện bồi dưỡng là Hiệu trưởng được khách thể điều tra đánh giá mức độ hiệu quả thấp (1,55 điểm) và đội ngũ GV cốt cán thực hiện ở mức trung bình (2.28 điểm).
Chúng tôi phỏng vấn Hiệu trưởng các trường THPT về việc có thường xuyên mời các chuyên gia và cán bộ quản lý cấp Sở GD & ĐT không thì được biết: “Do liên quan đến kinh phí thực hiện bồi dưỡng và điều kiện về cơ sở vật chất của các
trường hiện nay, nên việc mời chuyên gia và cán bộ quản lý cấp Sở GD & ĐT không thực hiện thường xuyên”. Trao đổi với Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT Vị Xuyên và Xuân Giang, các đồng chí nhận định: “Hiệu trưởng chưa xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ GV cốt cán trong nhà trường, mặt khác, đội ngũ này chưa được bồi dưỡng và cử đi tham quan thực tế tại các trường THPT áp dụng tốt dạy học theo định hướng giáo dục STEM”.
2.4. Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang
Chúng tôi thu thập đánh giá của CBQL, GV về kết quả lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Giang, kết quả như sau:
Bảng 2. 8. Đánh giá thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học phổ thông
Lập kế hoạch | Mức độ thực hiện | X | ||||||
Thường xuyên | Bình thường | Không thực hiện | ||||||
SL | ĐTB | SL | ĐTB | SL | ĐTB | |||
1 | Phân tích thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên | 41 | 1.17 | 42 | 0.80 | 22 | 0.21 | 2.18 |
2 | Xác định nhu cầu bồi dưỡng và mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng | 38 | 1.09 | 45 | 0.86 | 22 | 0.21 | 2.15 |
3 | Thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM | 58 | 1.66 | 37 | 0.70 | 10 | 0.10 | 2.46 |
4 | Xác định cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí phục vụ bồi dưỡng | 34 | 0.97 | 25 | 0.48 | 46 | 0.44 | 1.89 |
5 | Dự kiến đội ngũ CBQL phụ trách công tác bồi dưỡng, lựa chọn giảng viên, chuyên gia | 44 | 1.26 | 15 | 0.29 | 46 | 0.44 | 1.98 |