việc Việt Nam sớm ký kết FTA với EU và lợi thế này có thể bị triệt tiêu khi ngày càng có nhiều nước trong khu vực ký FTA với EU và được hưởng những cơ chế tương tự như Việt Nam được hưởng từ FTA với EU. Vì vậy, tác động của EVFTA phụ thuộc vào thời điểm mà EU tiếp tục ký kết FTA với các thành viên khác trong ASEAN cũng như khả năng của Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội từ việc ký kết FTA với EU sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính về thương mại và đầu tư trong khu vực.
Thứ ba, quan hệ giữa các nước lớn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập EVFTA. Điển hình là chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung kéo dài có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong bối cảnh Mỹ đưa ra hàng loạt các rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc, đồng thời EVFTA được ký kết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư EU có xu hướng di chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh FDI từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam nhằm tránh các hàng rào thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, đồng thời tận dụng các ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam thông qua EVFTA. Riêng trong 06 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông đạt 7,5 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2017 là 3,7 tỷ USD và năm 2018 là 5,8 tỷ USD. Tổng số dự án và số vốn đầu tư cấp mới tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu từ các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn là các ngành dệt may, da giày, săm lốp ô tô và linh kiện điện tử. Sự gia tăng đột biến của vốn FDI từ Trung Quốc và Hồng Kông tuy nhiên mang đến nhiều thách thức cho Việt Nam. Một là, FDI từ Trung Quốc có thể khiến Việt Nam trở thành cứ điểm hàng hóa để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, khiến Việt Nam vi phạm cam kết xuất xứ hàng hóa. Hai là, việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và châu Âu khiến số lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước này gia tăng đột biến, khiến Việt Nam có nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại. Ba là, lợi ích từ việc tham gia các FTA
của Việt Nam có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài thay vì các doanh nghiệp nội địa. Cuối cùng, nếu Việt Nam không có các quy định nghiêm ngặt để sàng lọc và kiểm soát các dự án FDI thì Việt Nam có thể trở thành nơi tiếp nhận các FDI chất lượng thấp từ Trung Quốc.
Thứ tư, các vấn đề như thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến FDI từ EU vào Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại, các nước EU và Việt Nam đang phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 và nhanh chóng lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới. Chưa rõ bao giờ mới có thể khống chế và đẩy lùi được dịch bệnh, song một điều rõ ràng có thể nhận thấy ngay tại thời điểm hiện tại là nền kinh tế thế giới nói chung và của các nước thành viên EVFTA đang và sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ dịch bệnh này. Một trong những nguyên nhân gây ra sự lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát của dịch bệnh tại các nước EU chính là mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế sâu, xóa bỏ đường biên giới giữa các quốc gia. Các biện pháp cần thiết hiện được nhiều nước áp dụng là hạn chế, thậm chí nghiêm cấm sự di chuyển tự do của con người và hàng hóa giữa các nước. Có nhiều ý kiến cho rằng, sau đại dịch này, các nước có thể phải xem xét lại mức độ tự do hóa nền kinh tế để hạn chế những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quá sâu. Đồng thời, những tác động nặng nề của dịch bệnh đến tình hình sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các nước có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu với mức độ thậm chí có thể còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2008. Theo Dự báo kinh tế toàn cầu của World Bank công bố vào tháng 06/2020, GDP toàn cầu có thể sẽ giảm tới 5,2% - là mức giảm sâu nhất trong nhiều thập kỷ qua. Hầu hết các nước được dự báo sẽ phải đối mặt với suy giảm kinh tế, trong đó khu vực đồng tiền chung châu Âu là một trong những nơi chịu tác động nặng nề nhất. Tất cả những yếu tố này đều có thể gây ra tác động tiêu cực đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Do đó, trong ngắn hạn, FDI nói chung vào Việt Nam bao gồm cả FDI từ EU có thể bị giảm do tác động của khủng hoảng. Mức độ tác động phụ thuộc vào khoảng thời gian mà các nước có thể khống chế dịch bệnh cũng như tác động của dịch bệnh đối với nền
kinh tế toàn cầu, nền kinh tế EU và Việt Nam. Tuy nhiên, trong dài hạn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục có xu hướng gia tăng vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Việt Nam gia tăng được uy tín và vị thế của mình khi ứng phó tốt với dịch COVID 19 trong thời gian qua. Thứ hai, nhiều quốc gia có xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng hoặc thay thế chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của COVID 19, theo đó Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành lựa chọn thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng. Một ví dụ điển hình gần đây là sự kiện 15 trong tổng cộng 30 nhà đầu tư Nhật Bản đã đăng ký di chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Nhật Bản nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN.
Bảng 4.13 sau đây tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đối với tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam.
Bảng 4.13: Các yếu tố khác và tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam
Đặc điểm | Tác động đến FDI | |
Khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới | Nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau dịch COVID-19. | - Ảnh hưởng tiêu cực đến FDI vào Việt Nam trong ngắn hạn |
Thiên tai, dịch bệnh | - Dịch COVID-19 lây lan nhanh và khó kiểm soát. - Việt Nam gia tăng uy tín và vị thế nhờ ứng phó tốt với COVID 19. - Xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng/ thay thế chuỗi cung ứng bị đứt gãy bởi COVID 19. | - Tác động tích cực: FDI có xu hướng gia tăng trong dài hạn. - Tác động tiêu cực: FDI nói chung và FDI từ EU bị giảm trong ngắn hạn. |
Có thể bạn quan tâm!
- Fdi Từ Eu Vào Việt Nam Theo Địa Bàn, Lũy Kế Đến Tháng 04/2019
- So Sánh Cam Kết Trong Wto Và Evfta Trong Các Ngành, Phân Ngành Dịch Vụ Mà Việt Nam Cam Kết Mở Cửa Rất Hạn Chế
- Chênh Lệch Cam Kết Trong Evfta Với Cam Kết Wto/ Chính Sách Hiện Hành Của Việt Nam Và Tác Động Của Evfta Đối Với Fdi Vào Việt Nam
- Một Số Hàm Ý Chính Sách Đối Với Việt Nam Nhằm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Bối Cảnh Tham Gia Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt
- Chỉ Số Môi Trường Kinh Doanh (Bci) Theo Quý, 2013-2018
- Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Thu Hút Dòng Vốn Fdi Trong Bối Cảnh Tham Gia Evfta
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Đặc điểm | Tác động đến FDI | |
Quan hệ giữa EU và các nước ASEAN | Xu hướng EU tiếp tục đàm phán FTA với các nước ASEAN khác. | - Lợi ích từ EU có thể giảm dần và bị triệt tiêu nếu Việt Nam không tận dụng được cơ hội từ việc ký kết FTA sớm với EU. |
Quan hệ giữa các | Chiến tranh thương mại | - FDI gia tăng do Trung Quốc |
nước lớn | Mỹ - Trung kéo dài. | và các nước khác di chuyển đầu |
tư từ Trung Quốc sang Việt | ||
Nam. | ||
- Một số thách thức đối với | ||
Việt Nam như: vi phạm điều | ||
kiện xuất xứ, nguy cơ bị áp | ||
dụng biện pháp tự vệ thương | ||
mại, lợi ích từ FTA rơi vào | ||
doanh nghiệp nước thứ ba, FDI | ||
chất lượng thấp. |
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
4.2. Đánh giá tác động của EVFTA đến FDI từ EU vào Việt Nam: Kết quả từ mô hình kinh tế lượng
4.2.1. Kết quả mô hình
Mô hình kinh tế lượng được sử dụng để xác định các yếu tố nước chủ nhà tác động đến FDI từ EU sang các nước đang phát triển, trong đó có yếu tố cùng tham gia FTA giữa EU và các nước chủ nhà. Kết quả mô hình giúp dự báo được tác động của cùng tham gia FTA tác động như thế nào đến FDI từ EU sang Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả mô hình cũng đưa ra các yếu tố nước chủ nhà của các nước đang phát triển có tác động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các nước EU. Điều này cung cấp các thông tin rất hữu ích cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư và chính sách nhằm thu hút dòng vốn từ các đối tác EU.
Kết quả hồi quy từng bước được thể hiện lần lượt trong Bảng 4.14 với biến phụ thuộc là log(FDIt+1). Trong đó, cột kết quả FEM là mô hình hồi quy ban đầu chưa khắc phục khuyết tật. Cột FGLS là mô hình đã khắc phục những khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. R2 = 0,8988, tức là 89,88% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập, chứng tỏ khả năng giải thích của biến độc lập đối với biến phụ thuộc là tương đối tốt. Kết quả hồi quy từ bảng 4.14 chỉ ra rằng các yếu tố quan trọng có tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư EU sang các nước đang phát triển bao gồm: (i) vốn tích lũy FDI sẵn có từ các nhà đầu tư EU, (ii) quy mô thị trường nước chủ nhà, (iii) quy mô thị trường
khu vực mà nước chủ nhà có thể tiếp cận, và (iv) việc có FTA giữa EU với các nước chủ nhà. Trong khi đó, các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng lao động và sự phát triển cơ sở hạ tầng của các nước chủ nhà đang phát triển không có tác động lớn tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư EU.
Bảng 4. 14: Kết quả ước lượng phương trình hồi quy
Biến phụ thuộc: R2 = 0.8988
FEM | FGLS | |
log(FDI) | 0.56*** | 0.89*** |
log(Y) | 0.36* | 0.11*** |
log(REGY) | 0.00 | 0.05** |
0.00 | - 0.00 | |
REG | - 0.04* | 0.01 |
Infras | 0.00 | - 0.00 |
log(GAPinfras) | - 0.11 | - 0.01 |
Lbqual | - 0.42 | - 0.00 |
log(GAPlbqual) | 0.14 | 0.13 |
FTA | 0.07 | 0.20*** |
Số quan sát | 146 | 146 |
Số nước nghiên cứu | 12 | 12 |
Ghi chú: * Mức ý nghĩa 10%, ** là 5%, *** l %
Nguồn: Kết quả phân tích từ Stata 14
Thứ nhất, lượng vốn tích lũy FDI sẵn có từ các nhà đầu tư EU có tác động rõ rệt tới lượng vốn FDI thu hút được từ EU vào năm kế tiếp. Kết quả hệ số tương quan cho thấy khi lượng FDI tích lũy sẵn có tăng lên 1% sẽ làm cho lượng FDI tích lũy trong năm tiếp theo tăng 0,886%. Điều này cho thấy mối liên hệ tương đối chặt chẽ trong cộng đồng các nhà đầu tư EU tại các nước chủ nhà đang phát triển. Và do đó, những nhận định tích cực của các nhà đầu tư EU sẵn có về môi trường kinh doanh, đầu tư tại nước chủ nhà có thể tác động tích cực đáng kể đến việc thu hút thêm FDI từ các đối tác EU.
Thứ hai, yếu tố độ lớn nền kinh tế bao gồm cả quy mô của nước chủ nhà và quy mô khu vực mà nước chủ nhà có thể tiếp cận đóng một vai trò quan trọng khi nhà đầu tư EU quyết định đầu tư sang các nước đang phát triển. Kết quả từ mô hình cho thấy khi tổng GDP của nước chủ nhà tăng 1% sẽ làm gia tăng lượng vốn đầu tư từ EU tăng lên 0,11%. Kết quả cho thấy sự tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến FDI như nghiên cứu của Yeyati và cộng sự (2003), Jaumotte (2004), Lionel và cộng sự (2005), Shandre và cộng sự (2011),… Bên cạnh đó, khi tổng GDP của nước chủ nhà và các nước đang phát triển khác cùng tham gia FTA với nước chủ nhà tăng 1% sẽ làm giá trị FDI từ EU gia tăng 0,05%. Điều này hàm ý rằng khi nhà đầu tư EU thường quan tâm đến các đối tác có quy mô thị trường lớn và có thể làm cầu nối cho nhà đầu tư EU tiếp cận đến một thị trường khu vực rộng lớn hơn.
Thứ ba, hệ số tương quan của biến giả FTA dương cho thấy tiềm năng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của các nền kinh tế đang phát triển với các nhà đầu tư khi các quốc gia này thực hiện ký kết FTA song phương hoặc đa phương với EU. Việc cùng tham gia vào một FTA có thể giúp gia tăng khoảng 20% giá trị FDI từ EU vào các nước đang phát triển. Như vậy, tác động tổng thể của việc có FTA giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư có tác động tích cực tới dòng vốn FDI từ EU sang các nước
đang phát triển. Đây là một kết luận quan trọng giúp đưa ra nhận định về tác động tổng thể của EVFTA đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước chủ nhà cũng như khu vực không thực sự có ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của EU. Kiểm định tác động của những yếu tố về cơ sở hạ tầng và chất lượng lao động tại nước chủ nhà cũng cho thấy ảnh hưởng của những yếu tố này là không đáng kể. Những lợi thế về chất lượng nguồn nhân lực và trình độ kỹ thuật của nước chủ nhà trong tương quan với các nước đang phát triển khác trong khu vực cũng không phải yếu tố chính tác động đến nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển.
4.2.2. Thảo luận
Từ kết quả mô hình hồi quy có thể thấy rằng các yếu tố về quy mô thị trường trong nước, quy mô thị trường khu vực, FDI tích lũy và việc tham gia vào những cam kết ưu đãi về thương mại với EU là những yếu tố mà các nước đang phát triển cần quan tâm khi muốn đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI từ EU. Áp dụng vào trường hợp của Việt Nam, việc thu hút FDI từ EU có nhiều triển vọng tích cực song cũng ẩn chứa một số thách thức.
Trước hết, trong bối cảnh hai Bên đã ký kết FTA song phương và EVFTA sẽ sớm có hiệu lực có thể dự đoán rằng dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam sẽ gia tăng nhanh hơn trong thời gian tới. Từ kinh nghiệm trước đây của EU, việc cùng tham gia một FTA có thể giúp gia tăng tới 20% tổng giá trị FDI từ EU vào các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực thông qua việc tham gia vào một loạt các FTA là một yếu tố thuận lợi trong thu hút FDI từ EU. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký kết 13 FTA song phương và đa phương bao gồm 07 FTA liên quan đến khu vực ASEAN (AEC, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Hồng Kông, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Úc/ New Zealand) và 06 FTA với các đối tác khác (CPTPP, EVFTA, Việt Nam – Chi Lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế
Á Âu, Việt Nam – Nhật Bản). Trong các FTA này, Hiệp định thương mại tự do AFTA – nay phát triển thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là FTA Nam – Nam quan trọng mà EU đặc biệt quan tâm khi đầu tư vào một trong những nước thành viên nhằm tiếp cận cả thị trường khu vực ASEAN. Năm 2019, tổng giá trị GDP của cả khu vực này ước tính đạt hơn 3 tỷ USD. ASEAN cũng được đánh giá là một khu vực phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh. Trong khu vực ASEAN đến nay mới chỉ có Singapore và Việt Nam đã ký kết FTA với ASEAN, vì vậy các nhà đầu tư EU có động cơ đầu tư vào Việt Nam nhằm hướng tới cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho cả khu vực ASEAN thông qua các cam kết ưu đãi mà các nước ASEAN khác dành cho Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tương quan 10 nước ASEAN, quy mô nền kinh tế của Việt Nam chỉ xếp thứ 6 (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines). Ngoại trừ Singapore đã ký kết FTA với EU, bốn nước còn lại là Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines đều đang trong tiến trình đàm phán FTA với EU. Khi các nước này đã đạt được FTA với EU thì Việt Nam sẽ mất đi lợi thế trong thu hút FDI từ EU do quy mô nền kinh tế trong nước nhỏ hơn so với các nước này. Vì vậy, Việt Nam cần phải nhanh chóng tận dụng các cơ hội mà EVFTA mang lại trong lúc các nước ASEAN chưa đạt dược thỏa thuận FTA với EU.
4.3. Đánh giá tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam: Kết quả từ phỏng vấn chuyên gia
Để kiểm chứng và làm sâu sắc hơn các đánh giá tác động từ các phương pháp nghiên cứu khác đã sử dụng như khung phân tích tác động và mô hình kinh tế lượng, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia, tập trung vào các nội dung như:
(i) tác động chung của EVFTA đối với số lượng và chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới; (ii) các ngành chịu tác động nhiều nhất; (iii) các kênh tác động chủ yếu; (iv) tác động đối với FDI từ các đối tác từ EU và từ các đối tác ngoài EU. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định về cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho Việt Nam trong thu hút FDI cũng như những kiến nghị và đề xuất để tận dụng các cơ hội và hạn chế những thách thức từ EVFTA đối