Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Vật Lý Ở Các Trường Thpt



1.3.1.2. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng. Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học. Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.

Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

1.3.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với bồi dưỡng năng lực dạy học Vật lý ở các trường THPT

Chương trình GDPT mới về dạy học môn Vật lý có định hướng chung:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực vật lí cho học sinh thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá hiện tượng, quá trình vật lí trong thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Chú trọng tổ chức cho học sinh được tự học theo kế hoạch và sự hướng dẫn của giáo viên, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng của mỗi học sinh.

Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Bên cạnh hình thức dạy học chủ yếu là học ở lớp học hoặc ở phòng thực hành, tổ chức cho học sinh một số hoạt động trải nghiệm ở ngoài lớp học như tại thực địa, trong cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề theo quy mô lớp hoặc nhóm học sinh. Chú trọng vận dụng, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 5

- truyền thông và các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong tổ chức hoạt động học cho học sinh.

Thực hiện giáo dục tích hợp, đặc biệt là giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán (giáo dục STEM); giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội.

Do vậy yêu cầu về bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý cho Gv cần đáp ứng yêu cầu:

+ BDGV phải căn cứ vào nhu cầu thực tế;

+ BDGV phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và của giáo viên;

+ BDGV phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương;

+ BDGV phải gắn liền với hoạt động đào tạo, tự BD của giáo viên;

+ BDGV phải mang tính toàn diện (đồng bộ cả về phẩm chất nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nội dung và phương pháp dạy học...).

Như vậy, công tác BDGV sẽ góp phần bồi đắp những kiến thức, kỹ năng còn thiếu hụt ở giáo viên để đáp ứng được những yêu cầu mới của GD&ĐT; Nuôi dưỡng, làm cho những tri thức, kỹ năng, tinh thần, thái độ với nghề nghiệp thêm phát triển, tạo điều kiện cho giáo viên phát triển năng lực dạy học. Vì thế, công tác BDGV chỉ được thực hiện trên cơ sở giáo viên đã được đào tạo qua những lớp ngắn hạn hoặc dài hạn nhất định.

1.3.2. Những nguyên tắc tiến hành bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý ở các trường THPT

- BDGV dạy vật lý ở trường THPT phải căn cứ vào chuẩn đào tạo giáo viên và quy định về chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành. Giáo viên dạy vật lý chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định phải được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, BD để đạt trình độ chuẩn; Giáo viên có trình độ trên chuẩn được tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

- BDGV dạy môn vật lý THPT phải góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đáp ứng ngày càng cao sự phát triển kinh tế-xã hội. Nội dung BD phải đảm bảo hiệu quả, phù hợp với địa phương và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- BDGV dạy vật lý THPT phải gắn liền với hoạt động đào tạo, tự học của giáo viên. Nội dung, hình thức BD phải căn cứ trên trình độ đã được đào tạo

của giáo viên, khả năng tiếp thu khoa học giáo dục và công nghệ mới, tạo điều kiện để giáo viên có thể phát huy tốt quá trình tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- BDGV phải mang tính toàn diện (đồng bộ cả về phẩm chất nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nội dung và phương pháp dạy học - giáo dục…). Giáo viên phải được BD chuẩn kiến thức, kỹ năng của lý thuyết và thực hành môn vật lý.

1.3.3. Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý ở trường THPT

1.3.3.1. Mục tiêu

Bồi dưỡng GV là một hoạt động thường xuyên bởi xu hướng của giáo dục thời đại ngày nay là “học tập suốt đời”. Mục đích của việc bồi dưỡng đội ngũ GV THPT nhằm nâng cao thường xuyên bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm cho GV THPT, giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ người thầy, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó, mục tiêu còn hướng đến việc giúp GV có thói quen tự học, tự nghiên cứu để tự nâng cao trình độ, nắm chắc kiến thức, kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị và vận dụng các phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo.

Mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý ở các trường THPT:

- Chuẩn hóa GV dạy môn vật lý ở trường THPT theo quy định của chức danh giáo viên;

- Nâng cao năng lực sư phạm;

- Tiếp cận với thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ mới.

- Bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ trên chuẩn.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức (bồi dưỡng thường xuyên).

- Bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, dạy theo chương trình SGK mới.

- Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn ngạch GV THPT.

Mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý ở các trường THPT theo chương trình GDPT 2018:

+ GV giúp HS hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh, tạo cơ hội để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua hệ thống các quy luật vật lí, đồng thời giáo dục học sinh trách nhiệm công dân trong việc tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

+ Trong hoạt động thực hành, thí nghiệm, GV giúp HS tìm hiểu khoa học, cùng với cơ hội tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, học sinh cũng được rèn luyện và phát triển nhiều đức tính như cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,…

+ Giúp HS có năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển trong môn Vật lí thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và thực hiện các phép đo đại lượng vật lí; đặc biệt là trong việc thực hiện hoạt động tìm hiểu khoa học.

+ Trong môn Vật lí, học sinh thường xuyên phải thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Đó là những cơ hội tốt để học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Do đó GV là người phải định hướng và giúp các em HS đạt được mục tiêu hoạt động thực hành.

+ GV giúp HS giải quyết vấn đề và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học. Ở môn Vật lí, năng lực này được hình thành, phát triển trong đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí – những nội dung xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học

phổ thông và được hiện thực hoá thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm với các mức độ khác nhau. Năng lực này cũng được hình thành và phát triển thông qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.3.3.2. Nội dung

Trong điều kiện hiện nay, nội dung bồi dưỡng cho GV trung học phổ thông cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực kiến thức: cần chú trọng vào việc cập nhật, bổ sung, hiện đại hóa kiến thức bộ môn cho GV để họ có thể nắm vững những kiến thức mới vừa được bổ sung vào chương trình, SGK mới, đặc biệt là những kiến thức tích hợp từ nhiều môn học. Phải tập trung bồi dưỡng cho GV các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. Đặc biệt là bồi dưỡng những phương pháp dạy học cụ thể, áp dụng vào từng bài giảng của từng môn học để GV có thể vận dụng ngay vào quá trình dạy học của mình. Tiếp tục bồi dưỡng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS. Các nội dung giáo dục mang tính xã hội như phòng chống ma túy, môi trường, dân số, giới tính,… các kiến thức về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT hiện nay cũng phải được đưa vào chương trình bồi dưỡng GV. Bồi dưỡng các kiến thức công cụ như tin học, ngoại ngữ để nâng cao kiến thức nền cho GV.

- Lĩnh vực kỹ năng: chú ý bồi dưỡng cho GV ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình dạy học - giáo dục, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng thiết kế hồ sơ bài dạy theo hướng đổi mới và phương pháp nghiên cứu khoa học. Các kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm, tham vấn học đường, giáo dục kỹ năng sống cho HS cũng phải chú trọng bồi dưỡng cho GV. Tổ chức bồi dưỡng cho GV cách sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại, cách thức nghiên cứu để làm đồ dùng dạy học.

Nội dung bồi dưỡng GV phải được các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường sư phạm biên soạn thành các chủ đề, chuyên đề, tài liệu chỉ đạo chuyên

môn cụ thể, thiết thực sát với cấp học, bậc học, môn học, với đối tượng GV và từng vùng miền. Tài liệu bồi dưỡng GV phải được cung cấp đầy đủ cho GV trước khi tiến hành các hình thức bồi dưỡng.

1.3.3.3. Phương pháp

Phương pháp BD NLDH cho GV phải được lựa chọn theo quan điểm lấy GV làm trung tâm. Các PP BD phải phù hợp với PP học tập người lớn, chú ý khai thác kinh nghiệm cho GV:

Phương pháp hành chính - pháp luật: Là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể QLGD đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực của Nhà nước. Đặc trưng của phương pháp này là mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền lực và phục tùng; giữa cấp trên và cấp dưới; giữa cá nhân và tập thể. Có nhiều hình thức thực hiện phương pháp này: Các văn bản pháp quy hành chánh, Luật Giáo dục, Pháp lệnh Cán bộ công chức, Luật viên chức, Điều lệ nhà trường phổ thông, Quy chế tổ chức hoạt động, Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị...

Phương pháp giáo dục - tâm lý: Là tổng thể những tác động đến trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách con người. Mục đích của phương pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng cũng như trình độ thực hiện nhiệm vụ đối tượng QLGD, đồng thời chuẩn bị tư tưởng tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí đoàn kết lành mạnh. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục làm cho con người hiểu rõ đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, thiện - ác, có lợi - có hại, nên làm - không nên làm để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức.

Phương pháp khuyến khích: Là tổng thể những tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí