Tình Hình Giáo Dục Thpt Tại Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai

động BDGD cho GV vật lý THPT. Như vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… nếu được xây dựng và triển khai thường xuyên, kịp thời và rõ ràng sẽ tạo mang lại hiệu quả cao cho việc quản lý giáo dục nói chung và hoạt động BDGD cho GV vật lý THPT nói riêng, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của nền giáo dục và công tác quản lý hoạt động BDGD cho GV vật lý THPT cũng không mang lại hiệu quả thiết thực.

b. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương

Tính đa dạng và các loại hình trường THPT hiện nay đã tác động tới quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động BDGD cho GV vật lý THPT, đặc biệt là ảnh hưởng đến đầu tư và đảm bảo các điều kiện về tài chính, CSVC, chi phí nguồn lực cho các kế hoạch, chương trình, hoạt động BD. Các trường THPT ở các tỉnh có chất lượng cao ở các địa phương có những thế mạnh, điều kiện thuận lợi trong việc quản lý công tác BDGD cho GV. Các trường THPT, các trường vùng sâu, vùng khó khăn thường gặp nhiều khó khăn trong công tác BDGD cho GV vật lý về nhiều phương diện. Nói tóm lại, nếu địa phương nào có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì sẽ có điều kiện tốt hơn để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDGD cho GV THPT và ngược lại.

c. Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ tác động đến giáo dục

Trong quá trình quản lý, nhất thiết phải áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, chẳng hạn như áp dụng những phương tiện nghe nhìn, kết hợp với những dẫn chứng minh họa thực tiễn trên internet, những dụng cụ trực quan thì mới có thể nâng cao chất lượng GD nói chung và tăng hiệu quả quản lý hoạt động BDGD cho GV vật lý THPT nói riêng. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông vào GD đã ảnh hưởng đến hiệu suất GD và hiệu quả quản lý GD nói chung, đến quản lý hoạt động BDGD cho GV nói riêng.


Kết luận chương 1


Chương 1 đã trình bày tổng quát các nội dung cơ sở lý luận, khái niệm công cụ cho đề tài, đồng thời làm sáng tỏ nội dung chính của quản lý bồi dưỡng năng lực giáo viên môn vật lý các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Xác định một số nội dung cơ bản quản lý bồi dưỡng năng lự giáo dục cho GV như sau:

- Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV môn vật lý các trường THPT.

- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV môn vật lý các trường THPT.

- Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV môn vật lý các trường THPT.

- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV môn vật lý các trường THPT.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV môn vật lý các trường THPT. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt bồi bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV môn vật lý các trường THPT tại địa bàn, đồng thời là căn cứ thực hiện chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018‌

CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI


2.1. Tình hình giáo dục THPT tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Có thể thấy, với những cách làm sáng tạo, nhiều năm qua, phong trào thi đua dạy tốt - học tốt ở ngành giáo dục huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã thực sự đi vào chiều sâu, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, từng trường học, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng, hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường. Hiện nay huyện đang triển khai khá hiệu quả việc dạy học tích hợp rèn kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục, quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Trên địa bàn có các trường THPT số 1 Bảo Yên; trường THPT số 2 Bảo Yên; trường THPT số 3 Bảo Yên; trường PTDT nội trú THCS&THPT Bảo Yên;

Bảng 2.1. Quy mô các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2019‌


Trường

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Số

trường

Số

lớp

Số

HS

Số

GV

Số

trường

Số

lớp

Số

HS

Số

GV

Số

trường

Số

lớp

Số

HS

Số

GV

THPT

4

73

2460

178

4

72

2501

173

4

69

2532

167

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 7

Qua bảng số liệu có thể thấy tính đến năm học 2018-2019, quy mô các trường THPT trên địa bàn là 4 trường, quy mô về số lớp và số học sinh biến động qua các năm. Như vậy có thể thấy, số trường không tăng, nhưng số lớp và số học sinh tăng sẽ gây các áp lực về cơ sở vật chất trường học, chất lượng giảng dạy các trường do sĩ số vượt quá so với quy định. Trong năm học 2018-2019, Số học sinh xếp loại Hạnh kiểm: Tốt đạt 80,29% (tăng 3,23% so CK); Khá đạt 17,9%;

Trung bình đạt 1,68%; Yếu 0,05%. Học sinh xếp loại Học lực: Giỏi đạt 19,43% (tăng 3,78% so CK); Khá đạt 45,56%; Trung bình 33,69%; Yếu 1,15% (giảm 1,24% so CK); không có học sinh học lực Kém. Tỷ lệ chuyển lớp thẳng đạt 98,68. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,93% (tăng 0,14% so CK). Những học sinh xếp loại trung bình và yếu về hạnh kiểm chủ yếu là những HS vi phạm các nội quy, quy chế nhà trường do các em chưa nhận thức sâu sắc về các quy định, đồng thời thiếu các kỹ năng sống phù hợp trong tập thể.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở trường THPT, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở trường THPT ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

16 cán bộ CBQL và 20 GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Khảo sát về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở trường THPT ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

- Khảo sát về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở trường THPT ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thông qua các chức năng quản lí của Hiệu trưởng: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo triển khai; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng; các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT được khảo sát.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như:quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.

Chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý (phụ lục 1); giảng viên (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành nhập dữ liệu 36 phiếu (trong đó 16 phiếu của CBQL, 20 phiếu dành cho giáo viên dạy môn vật lý ở trường THPT).

Phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:


n

fixi

n

X j =i 1

f

i 1i

Trong đó:

- j là tiêu chí cần đánh giá;

- x1, x2,..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 3);

- f1, f2,...,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của


mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); X j

trung bình.

là giá trị

Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng:

Rất quan trọng/Rất cần thiết/ rất phù hợp/ rất thường xuyên = 3 điểm Quan trọng/Cần thiết/ Phù hợp/ Đôi khi = 2 điểm

Không quan trọng/không cần thiết/ không phù hợp/không bao giờ = 1 điểm Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho

từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:

Bảng 2.2. Ý nghĩa điểm bình quân


Mức

Khoảng điểm

Mức đánh giá

Mức ý nghĩa

1


1 < 𝑿 <1,67

Không thực hiện

Mức đánh giá thấp

2


1,68 < 𝑿 <2,34

Đôi khi

Mức đánh giá trung bình

3


2,35 < 𝑿 < 3,00

Thường xuyên

Mức đánh giá cao

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

* Nhận thức về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên

Trong những năm qua, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đều nhận thức được rằng những đổi mới trong giáo dục đào tạo sẽ là những thách thức lớn trong công tác dạy học, nhất là đối với môn Vật Lý theo chương trình GDPT.

Để đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1),kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn‌‌

huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Điểm TB

1

Rất cần thiết

25

69,44


3,64

2

Cần thiết

9

25,00

3

Ít cận thiết

2

5,56

4

Không cần thiết

0

0,00

Kết quả khảo sát đạt 3,64 điểm, cho thấy quản lý bồi dưỡng là cần thiết, cụ thể các ý kiến: ý kiến là rất cần thiết chiếm 69,44%, ý kiến là cần thiết chiếm 25,00%, ý kiến là ít cần thiết chiếm 5,56%, không có ý kiến là không cần thiết. Khi thực hiện phỏng vấn sâu GV chúng tôi được biết: “Trong các cuộc họp của nhà trường, chúng tôi đều được tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của bồi dưỡng NLDH môn vật lý theo chương trình GDPT năm 2018, đó là nội dung coi là quan trọng của GV vật lý, hiện nay chương trình có nhiều định hướng mới, mục tiêu chương trình, phương pháp, hình thức dạy học môn vật lý thay đổi so với chương trình cũ không chỉ thời lượng mà chất lượng tiết học nhằm đạt các mục tiêu giáo dục rất rõ ràng, điều đó thúc đẩy mỗi GV phải có tâm thế sẵn sàng thay đổi trong quá trình giảng dạy của bản thân mình trên lớp”. Nhìn chung, CBQL, GV thấy được sự cần thiết phải “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên”.

* Thực trạng về năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên

Để đánh giá thực trạng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 2), kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023