DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bồi dưỡng | |
BDGV | Bồi dưỡng giáo viên |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CNH-HĐH | Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa |
DH | |
ĐHSP | Đại học sư phạm |
GD | |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GDPT | Giáo dục phổ thông |
GV | Giáo viên |
NL | Năng lực |
NLDH | |
NQ | Nghị quyết |
QĐ | Quyết định |
TTg | Thủ tướng |
TW | Trung ương |
THPT |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 1
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 3
- Bồi Dưỡng Chuyên Môn Và Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Vật Lý
- Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Vật Lý Ở Các Trường Thpt
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc khung năng lực dạy học môn vật lý của GV trường THPT 21
Bảng 2.1. Quy mô các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2019 41
Bảng 2.2. Ý nghĩa điểm bình quân 44
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 45
Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể về nhận thức các mục tiêu về năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 của giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 48
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 50
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 54
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 57
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 60
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT
2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 61
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ hiệu quả của điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 63
Bảng 2.12. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 65
Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 67
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 70
Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 73
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng trong bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 76
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 99
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho GV các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là sự nghiệp quan trọng của đất nước và được coi là nền tảng của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Điều 2 Luật Giáo dục 2019 có nêu: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [21].
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT Ban hành chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: chương trình tổng thể; Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Chương trình được thực hiện theo lộ trình: Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12; [22], [23], [25], [32].
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học Vật lý tại các địa phương khác nhau. Chương trình GDPT mới môn Vật lý đòi hỏi giáo viên giảng dạy sâu sát hơn giữa lý thuyết và thực tiễn. Việc bồi dưỡng giáo viên phải triển khai theo một lộ trình, đồng bộ. Bộ GD&ĐT cũng đã đề ra trong năm 2019 sẽ triển khai bồi dưỡng tập trung ở một số nội dung quan trọng để bảo đảm tất cả giáo viên hiểu đúng và có tư duy về chương trình GDPT mới. Ở mỗi nhóm đối tượng có mục đích, yêu cầu bồi dưỡng khác nhau, nhưng giáo viên sẽ được bồi dưỡng hai chuyên đề chung mang tính chất hướng dẫn, gợi mở, đó là giới thiệu chương trình GDPT mới và sách giáo khoa. Qua bồi dưỡng, giáo viên sẽ hiểu định hướng của chương trình và áp dụng định hướng này ngay vào chương trình hiện tại để có sự làm quen. Từ việc làm quen ban đầu sẽ hình thành tư duy sắp xếp lại nội dung dạy học và đổi mới phương pháp. Giáo viên thực sự hiểu về chương trình mới, phương pháp mới thì khi áp dụng sẽ không còn bỡ ngỡ. Đối với CBQL sẽ có đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ với môn học đảm nhiệm.
Tỉnh Lào Cai đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo chương trình phổ thông mới ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã gặt hái được thành công. Tuy nhiên, còn có những đơn vị việc triển khai các hoạt động đổi mới giáo dục chưa thực sự thấm nhuần tới từng giáo viên; công tác chỉ đạo chuyên môn của một số trường thiếu quyết liệt, một số giáo viên thiếu quyết tâm trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn. Chương trình bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu thực tế; Thiếu hỗ trợ duy trì năng lực sau bồi dưỡng. Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm, ngôn ngữ cho GV Vật lý THPT là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành giáo dục, là yêu
cầu vô cùng cấp thiết đồng thời là giải pháp đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lý THPT ở tỉnh Lào Cai.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” có ý nghĩa sâu sắc.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
4. Giả thuyết khoa học
Tại các trường THPT huyện Bảo Yên đã thể hiện sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong công tác quản lý ở các khâu lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Nếu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý, đồng thời đề xuất được một số biện pháp quản lý, lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực
dạy học cho giáo viên Vật lý tại các trường miền núi tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định những vấn đề lí luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV Vật lý theo định hướng chương trình GDPT năm 2018.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
5.3. Đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Vật lý đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
6.2. Giới hạn về khách thể điều tra và địa bàn nghiên cứu
Khảo sát tại 04 trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Khách thể điều tra gồm 16 cán bộ quản lý, 20 giáo viên Vật lý tại các trường được khảo sát.
Giới hạn thời gian: ghi cụ thể thời gian nghiên cứu đề tài chỉ sử dụng các số liệu thống kê về nhà trường và hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học Vật lý cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu tâm lý, lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động BD NLDH dạy học Vật lý cho giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp để thu thập các thông tin cần thiết về các vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra để thu thập các ý kiến đánh giá từ các đối tượng cần khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ và đặt câu hỏi cho các giáo viên, cán bộ quản lí các trường THPT,… để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến hoạt động quản lí BDNLDH cho GV dạy môn Vật lý.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, góp ý các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.3. Các phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
Thống kê toán, phân tích số liệu, biểu đồ trên phần mềm Excel 2010 về thực trạng quản lý hoạt động BD NLDH dạy học Vật lý cho giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần: Mở đầu, 3 chương nội dung, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, 3 chương nội dung bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Vật lý theo chương trình GDPT 2018 cho giáo viên ở các trường THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.