Quản Lý Thực Hiện Đầy Đủ Chính Sách Động Viên Khích Lệ Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở

Kiểm tra, đánh giá phải nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai, tổ chức kiểm tra, đánh giá đồng bộ, đúng quy chế, quy định.

Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ nhóm chuyên môn; Xác định kế hoạch kiểm tra giám sát, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng.

3.2.5. Quản lý thực hiện đầy đủ chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy giáo viên tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có được năng lực dạy học tốt đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các chính sách này cần được cụ thể hóa và đưa vào sứ mạng, mục tiêu phát triển của nhà trường, coi đây là một nhiệm vụ chuyên môn nghiêm túc góp phần phát triển năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Nhà quản lý dựa trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu và trình độ năng lực của giáo viên để có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng bồi dưỡng chỉ mang tính hình thức thì bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng, Nhà quản lý cũng cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường để chỉ đạo, đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên nhà trường. Chẳng hạn như các quy chế về giảm giờ giảng dạy trong thời gian bồi dưỡng, hỗ trợ một phần chi phí cho giáo viên khi tham gia bồi dưỡng, đối với giáo viên dạy giỏi cần động viên khích lệ như thưởng tiền mặt, cuối bình xét danh hiệu chiến sĩ thi đua. Để thực hiện việc này cần có sự nghiên cứu thật thấu đáo trước khi ban hành và thực hiện các chính sách, nhằm động viên đội ngũ GV tập trung cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học song cũng cần đảm bảo chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường và sự đầu tư cân bằng với các hoạt động khác.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Nhà quản lý cần lắng nghe và tổng hợp những ý kiến tham mưu để thực hiện hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tạo các điều kiện để GV tham gia giảng dạy được nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Giáo viên chủ động tham mưu với Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo để ban hành các văn bản quy định thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV. Tham mưu các biện pháp hữu ích hợp pháp để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc đào tạo bồi dưỡng GV của nhà trường chẳng hạn như các chính sách phụ

cấp, khen thưởng, động viên GV tham gia giảng dạy và bồi dưỡng đạt hiệu quả (thông qua việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường các trường xây dựng các quy định về hỗ trợ các nguồn lực, tạo điều kiện cho giáo viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự học góp phần nâng cao năng lực dạy học.

- Nhà quản lý yêu cầu các nhà trường lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng mục tiêu cho từng khối, lớp học như: kế hoạch giảng dạy môn học hay kế hoạch từng tiết học với yêu cầu: chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, nhất là đối với các môn học. Những yêu cầu này được cụ thể hóa thành các hoạt động từ đó có cơ sở để đánh giá giáo viên, đánh giá giờ học, và đánh giá mức độ lĩnh hội các môn học của học sinh.

- Tập huấn kỹ thuật xây dựng bộ tiêu chí trong kiểm tra, cho cả việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì. Các môn được đánh giá định kì và thường xuyên trong trường THCS, các lần kiểm tra có chức năng xác nhận đối với kết quả học tập của học sinh (giữa kì và kết thúc học kì). Vì vậy, nhất thiết phải có sự có mặt tham gia của Tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ bộ môn và toàn thể giáo viên trong các buổi học tập huấn về kiểm tra đánh giá, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng với môn học.

- Thực hiện kiểm tra hoạt động đánh giá và điều chỉnh hoạt động dạy học của cán bộ, thầy cô giáo nhằm phát hiện những sai sót, hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, để có tác động và điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

- Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về hoạt động dạy học các môn ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới từ học sinh, phụ huynh học sinh, và các lực lượng giáo dục khác. Các môn học ở các trường THCS không chỉ được thể hiện cụ thể và trực tiếp trong tổ chức nội dung môn học (giáo viên toàn khối hoặc giáo viên chuyên trách).

- Một mặt, nội dung môn học được chuyên tải đến cho học sinh một cách đa dạng, linh hoạt và thú vị, mặt khác, huy động sự tham gia và cam kết của các lực lượng giáo dục trong việc phát triển nội dung môn học, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

- Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu với Huyện ban hành các chính sách địa phương về đãi ngộ đối với giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí: Theo phân cấp QL của huyện hiện nay, công việc lập kế hoạch kinh phí của toàn ngành GD&ĐT là do Phòng Tài chính chủ trì, Phòng GD&ĐT phối hợp. Tuy vậy, ngành GD&ĐT rất cần chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm để thuyết minh bảo vệ kế hoạch trước ngành Tài chính.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị về thực hiện chế độ chính sách; kế hoạch huy động xã hội hoá GD.

- Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cán bộ, GV công tác ở xã đặc biệt khó khăn.

- Phòng GD&ĐT chủ động phối hợp với các ngành tham mưu bổ sung chính sách đối với giáo viên giỏi, có chính sách khen thưởng như GV dạy giỏi các cấp.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà quản lý phải là người hiểu rõ năng lực dạy học của giáo viên, điểm mạnh yếu của nhà trường, những yếu tố thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và ban hành các quy định liên quan đến chế độ đãi ngộ cho GV.

- Cần có mối liên hệ chặt chẽ với Sở GD&ĐT, các trung tâm có chức năng đào tạo, bồi dưỡng để chủ động cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động bồi dưỡng GV, thực hiện tốt chính sách, các quy định của nhà trường về hỗ trợ, khuyến khích người đi học..

- Nhà quản lý cần huy động được sức mạnh của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường đóng góp nguồn lực cho sự phát triển nhà trường nói chung và trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV nói riêng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV các trường THCS huyện Lục Nam nó phù hợp với thực trạng công tác quản lý ĐNGV hiện tại của nhà trường, nó có tính thiết thực và tính khả thi cao.

Mối liên quan giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV THCS nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời nâng cao năng lực quản lí cho các nhà quản lý GD được xác định là liên quan đến nhiều biện pháp khác nhau, nhà quản lý không thể chỉ tác động quản lý riêng rẽ đến từng nhóm biện pháp mà phải tiến hành đồng bộ các biện pháp khác nhau một cách toàn diện và hài hòa.

Biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia và nó cũng chịu ảnh hưởng chi phối của các biện pháp khác. Các biện pháp trên đây tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, luôn có những tác động chi phối lẫn nhau trong một hệ thống trọn vẹn, thực hiện tốt biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng biện pháp khác. Vì vậy, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV các trường THCS, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của các nhà trường THCS.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của các khảo nghiệm là để bổ sung điều chỉnh giúp cho hoàn chỉnh hơn các biện pháp tác giả đề xuất. Đồng thời đi đến khẳng định mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Năm nhóm biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cụ thể như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Quản lý hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.

- Quản lý thực hiện đầy đủ chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở.

3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS, tác giả tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng cách sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến đối với 835 cán bộ quản lí và giáo viên của các trường THCS huyện Lục Nam.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp

(Phụ lục 5)



TT


Nhóm biện pháp

Mức độ

Rất

cần thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS đáp ứng

chương trình giáo dục phổ thông mới


773


92,57


62


7,43


0


0


2

Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ

thông mới


748


89,58


87


10,42


0


0


3

Quản lý hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ

thông mới


760


91,02


65


8,98


0


0


4

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS

huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang


710


85,03


125


14,97


0


0


5

Quản lý thực hiện đầy đủ chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho

giáo viên trung học cơ sở


721


86,35


114


13,65


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện 1

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp

Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng trên ta thấy:

Đánh giá mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất trong Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là tương đối cao. Tuy nhiên mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau. Mức độ cần thiết cao nhất được cho rằng đó là biện pháp 1 (Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới) Cho thấy mức độ cần thiết của biện pháp này đến việc thúc đẩy chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp

(Phụ lục 5)



TT


Nhóm biện pháp

Mức độ

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS đáp ứng chương trình giáo

dục phổ thông mới


763


91,38


72


8,62


0


0


2

Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng

chương trình giáo dục phổ thông mới


712


85,27


123


14,73


0


0


3

Quản lý hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương

trình giáo dục phổ thông mới


749


89,70


86


10,30


0


0


4

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS huyện Lục Nam, Tỉnh

Bắc Giang


687


82,28


113


13,53


35


4,19


5

Quản lý thực hiện đầy đủ chính sách động

viên khích lệ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở


675


80,84


125


14,97


35


4,19

Biểu đồ 3 2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp 2


Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp


Từ kết quả trưng cầu ý kiến, có thể kết luận các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được đề xuất trong luận văn là cần thiết cho việc nâng cao năng lực dạy học sở các trường THCS. Các biện pháp khả thi, nếu được tổ chức tốt và đồng bộ thì công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS sẽ đạt được hiệu quả và chất lượng cao.

Kết luận chương 3


Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng của các nhà trường ở chương 2, tác giả mạnh dạn đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam.

- Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

- Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

- Quản lý hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang

- Quản lý thực hiện đầy đủ chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

Các biện pháp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có vị trí, vai trò riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Qua kết quả khảo sát 5 biện pháp nêu trên cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam mà tác giả đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã được nêu trong luận văn về đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và có thể áp dụng tại các trường THCS trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023