KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Về lý luận:
Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, các thành tố của năng lực dạy học, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
* Về thực tiễn:
Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và năng lực dạy học đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam, phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên trong những năm vừa qua, tìm ra những thuận lợi và khó khăn đê hạn chế khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao năng lực dạy học, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.
Từ sự phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Các trường THCS huyện Lục Nam, dưới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THCS. Hệ thống những biện pháp mà đề tài xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên với đích nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của các đồng chí CBQL, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS huyện Lục Nam đều khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND huyện, Phòng GD&ĐT và Sở GD - ĐT Bắc Giang
Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
Xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, đầu tư kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
Chỉ đạo các trường THCS thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên đáp ứng đổi mới cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thê đội ngũ.
Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp đê đồng thời động viên. Khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng đổi mới giáo dục.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên theo chuẩn. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và kiêm định chất lượng để tăng cường kiêm tra, đánh giá, kiêm định chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.2. Đối với các nhà trường
Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đội ngũ giáo viên, đảm bảo các điều kiện đê bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực. Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về yêu cầu đổi mới cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Thường xuyên nắm bắt thông tin đê đánh giá thực trạng năng lực dạy học giáo viên so với yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học mà giáo viên của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung. Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Đặng Quốc Bảo (2000), Quản lý giáo dục - quản lý nhà trường: Một số hướng tiếp cận, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (2006), Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý trường phổ thông.
5. Đặng Quốc Bảo (2014), Đổi mới giáo dục nhìn từ cơ sở. Trường ĐHGD (Tài liệu cho các lớp cao học), Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011), Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, Hà Nội.
10. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, (ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT- BGDĐT ngày 01/11/2019), Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên. (Ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019), Hà Nội.
14. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông),
Nxb Đại học sư phạm.
15. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020.
16. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hà Nội.
17. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý,
Nxb ĐHQG Hà Nội.
18. Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Chính (2013), Quy chế đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông, Trường ĐHGD (Tài liệu cho các lớp cao học), Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Chính (2015), Tập bài giảng về Đánh giá trong giáo dục và Quản lý chất lượng trong giáo dục.
22. Tô Xuân Dân (2011), Bối cảnh mới ngôi trường mới nhà quản lý giáo dục mới,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chi thi sổ 40-CT/TW ngày 15/6/2004 cua Ban Bỉ thư Trung ương (khóa IX) về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
31. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình đề tài khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX-07-14, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Từ điển Giáo dục, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
33. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), Một số gợi mở cho việc xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
34. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Phạm Minh Hạc (2001), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục.
38. Phạm Thị Minh Hạnh (2007), Nghiên cứu hệ thống đánh giá năng lực chuyên môn của GV THPT ở Cộng hòa Pháp và hướng vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
39. Lý thị Hồng (2015), Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm các trường THPT huyện Chiêm hóa tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường ĐHSP-ĐHTN.
40. Đặng Thành Hưng (2010), "Bản chất của quản lý giáo dục", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 60 tháng 9/2010.
41. Diệp Thị Thu Hường (2013), Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho cho đội ngũ giảng viên ở trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường ĐHSP-ĐHTN.
42. Nguyễn Công Khanh (2012), Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông.
43. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
44. Trần Kiểm (2004), Khoa quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Harold Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo "Chuẩn và Chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Hà Nội 27/01/2005.
48. Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
49. M.I.Kôndakôp, Cơ sở lí luận của khoa học quản lí giáo dục, Trường CBQL giáo dục và Viện khoa học giáo dục.
50. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học sáng tạo, Nxb ĐHQG Hà Nội.
51. Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
52. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,
Trường CBQL GD&ĐT TW1, Hà Nội.
53. Quốc hội, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009.
54. Nguyễn Thị Tính, Giáo trình Lý luận chung về quản lí và quản lí giáo dục,
Nxb ĐHTN năm 2014.
55. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
56. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
57. Phạm Viết Vượng (2003), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT
Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về năng lực dạy học tích hợp của GV các trường THCS huyện Lục Nam (10 nội dung được gửi kèm theo phiếu đánh giá). Đồng chí đánh dấu X vào mức độ mà đồng chí cho là phù hợp.
Người cho ý kiến:
Họ và tên:................................... Chức vụ:.......................... Tổ........................
Dạy môn:.......................... Trường:...........................................................
(Tốt = 4 điểm; Khá = 3 điểm; Trung bình = 2 điểm; Yếu = 1 điểm)
Kiến thức chuyên môn | Tốt | Khá | TB | Yếu | |
4 | 3 | 2 | 1 | ||
1 | Kiến thức chung về năng lực dạy học tích hợp | ||||
2 | Kiến thức chuyên môn sâu của từng môn học cụ thể: Toán, Lý, Hóa, Sinh, KTCN. | ||||
3 | Kiến thức chuyên môn sâu của từng môn học cụ thể: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD. | ||||
4 | Các kỹ năng dạy học tích hợp theo đặc thù môn học | ||||
5 | Kỹ năng tổ chức các hoạt trải nghiệm sáng tạo, NCKH… | ||||
6 | Tích hợp trong bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tại tỉnh theo hình thức tập trung, tại chức… | ||||
7 | Cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể | ||||
8 | Tích hợp trong bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ GV | ||||
9 | Tích hợp trong bồi dưỡng theo chuyên đề ở cụm, trường… | ||||
10 | Tích hợp trong bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông |
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Biện Pháp Quản Lí Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang Đáp Ứng Chương Trình
- Đổi Mới Công Tác Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Thực Hiện Đầy Đủ Chính Sách Động Viên Khích Lệ Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 17
- Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 18
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về năng lực dạy học phân hóa của GV các trường THCS huyện Lục Nam (10 nội dung được gửi kèm theo phiếu đánh giá). Đồng chí đánh dấu X vào mức độ mà đồng chí cho là phù hợp.
Người cho ý kiến:
Họ và tên:................................... Chức vụ:.......................... Tổ........................
Dạy môn:.......................... Trường:...........................................................
(Tốt = 4 điểm; Khá = 3 điểm; Trung bình = 2 điểm; Yếu = 1 điểm)
Kỹ năng giảng dạy | Tốt | Khá | TB | Yếu | |
4 | 3 | 2 | 1 | ||
1 | Tổ chức và trình bày các chủ đề môn học một cách rõ ràng và có gắn kết với nhau | ||||
2 | Trình bày bài học một cách có hệ thống và khoa học | ||||
3 | Diễn đạt các ý tưởng một cách rõ ràng khi trao đổi với học sinh | ||||
4 | Khuyến khích học sinh tư duy và làm rõ bài học qua các bài học hiệu quả | ||||
5 | Điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực, nhu cầu và hứng thú của học sinh | ||||
6 | Sử dụng các cách tiếp cận, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy khác nhau để làm bài học trở lên thú vị và dễ hiểu | ||||
7 | Kết nối bài học với các tình huống ngoài đời và có thật một cách thuyết phục | ||||
8 | Sử dụng các tư liệu giảng dạy "Sách giáo khoa, bài tập vv" để duy trì sự chú ý của học sinh trong việc đạt được các mục tiêu giảng dạy | ||||
9 | Có thể sử dụng các hoạt động mà hữu ích cho học sinh hiểu bài dễ dàng | ||||
10 | Tạo động lực và hứng thú cho học sinh thông qua hỏi đáp, nêu vấn đề để phát triển tư duy phản biện và sự sáng tạo của các em |