khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) nhưng đến này hoạt động này chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.
Các ứng dụng công nghệ thông tin của NHPT nói chung và NHPT Bắc Giang nói riêng đang ở mức thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tài chính – ngân hàng trên cả nước. Hoạt động quản lý dự án, quản lý khách hàng chưa được tin học hóa mà thực hiện thủ công.Chất lượng kết nối của hệ thống các ứng dụng này rất thấp, tốc độ đường truyền chậm, hay bị ngắt kết nối, không đảm bảo cho việc trao đổi thông tin giữa các chi nhánh và giữa chi nhánh với HSC hay với các ngân hàng khác.Dẫn đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế, NHPT chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp.Hệ thống hạn mức và hạn chế tín dụng chưa được nghiên cứu và thiết lập phù hợp với những đặc thù hoạt động của mình. (theo ngành, khách hàng, nhóm khách hàng,..)
Hệ thống phân loại nợ vay chưa phù hợp, chưa bao quát được hết khả năng thu hồi nợ và khả năng rủi ro của món vay.Chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá năng lực của khách hàng trong phân loại nợ, vay.Chưa tách bạch giữa quản lý nợ vay tốt và nợ vay xấu.Việc xử lý rủi ro chưa tách bạch với quản lý tín dụng.Việc theo dõi quản lý, đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay chưa sát sao.Phân tích, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay đối với các khoản nợ xấu chưa được quy định cụ thể.
*Nguyên nhân từ môi trường hoạt động TDĐT:
-Môi trường kinh tế:
Từ năm 2012, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu.Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số nhưng kèm theo đó là những hệ lụy như tín dụng tăng trưởng thấp, vốn đầu tư xã hội suy giảm. Theo một số chuyên gia kinh tế, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn
hiện hữu. Trong bối cảnh đầu tư công thắt chặt, VDB quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với các dự án vay vốn TDĐT thuộc về HSC thay vì phân cấp thêm cho Giám đốc các Chi nhánh như giai đoạn trước năm 2012.Điều này cho thấy tác động của môi trường kinh tế khiến cho việc mở rộng hoạt động TDĐT trở nên bị thu hẹp đáng kể.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng nặng nề dịch bệnh Covid-19 liên tục trong 3 năm 2019-2021 nền kinh tế trong và ngoài nước tăng trưởng chững lại, tác động không nhỏ đến tình hình SXKD của doanh nghiệp cũng như khả năng thu hồi vốn của VDB Bắc Giang.
- Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý với những cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động TDĐT ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển hoạt động TDĐT của NHPT nói chung và NHPT Bắc Giang nói riêng. Cơ chế, chính sách của Nhà nước thiếu ổn định, thay đổi liên tục khiến NHPT Bắc Giang không chủ động được trong triển khai chính sách TDĐT và khó duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, từ đó uy tín với khách hàng cũng như vai trò của VDB Bắc Giang với nền kinh tế địa phương bị giảm sút.
Đồng thời, các quy định của Chính phủ về cho vay TDĐT cũng gây ra không ít khó khăn cho Chi nhánh NHPT Bắc Giang.Điển hình là việc cho vay theo chỉ định, các dự án, chương trình này thường đem lại hiệu quả xã hội cao hơn là hiệu quả kinh tế.Nguồn trả nợ là từ ngân sách của địa phương khiến cho VDB Bắc Giang khó thu hồi nợ mỗi khi ngân sách của tỉnh không bố trí đủ vốn để trả nợ.
Chính phủ chưa xác định rõ vai trò và định hướng phát triển dài hạn cho hoạt động TDĐT của Nhà nước; mô hình tổ chức dựa trên sự kế thừa các quy định áp dụng cho Quỹ HTPT không còn hợp lý với giai đoạn hiện nay, chưa xây dựng được cơ chế bắt buộc NHPTVN phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm
trong hoạt động nên hoạt động của VDB kém linh hoạt so với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác, rủi ro pháp lý cao.
Môi trường triển khai còn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi như thị trường tiềm ẩn nhiều nhân tố không ổn định: lãi suất,tỷ giá,giá cả,…biến động mạnh theo chiều hướng tăng liên tục, nhiều dự án rất khó huy động thêm vốn để đầu tư.
Chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động TDĐT còn bất cập, chưa thực sự khoa học và đồng bộ. Việc ban hành hướng dẫn còn chậm trễ trong triển khai, còn nhiều bất cập và chồng chéo khiến Chi nhánh gặp khó khăn trong cấp tín dụng và xử lý rủi ro:
+Chính sách TDĐT của Nhà nước đã có sự thu hẹp đáng kể về đối tượng cho vay vốn cũng như các điều kiện ưu đãi làm hạn chế vai trò của VDB trong việc cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế dẫn đến nhiều loại dự án thuộc lĩnh vực tài trợ của VDB trước đây phải chuyển sang sử dụng các nguồn vốn khác làm việc“cho vay đối với nhiều dự án theo quy định của Chính phủ khiến VDB nói chung và VDB Bắc Giang nói riêng gặp khó khăn. Cùng với đó các quy định điều kiện cho vay/ giải ngân vốn vay tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP được đưa ra chưa thực sự hợp lý, gây ra khó khăn cho VDB nếu triển khai cho vay theo Nghị định này.
+Chính sách về xử lý rủi ro trong hoạt động TDĐT của Nhà nước được Chính phủ quy định thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn các biện pháp xử lý rủi ro do Bộ Tài chính và Chính phủ quyết định, VDB chỉ được giới hạn trong việc quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các dự án/ khoản vay.Các quy định hiện nay về bảo đảm tiền vay, trích phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, chế độ kế toán không hợp lý đang tiếp tục làm gia tăng các nguy cơ rủi ro về thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tài chính.
-Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:
Năng lực của các doanh nghiệp chưa cao, trình độ kỹ thuật và quản lý còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp không kiểm soát được luồng tiền,hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán, không trả được nợ.
Tính tự chủ của doanh nghiệp chưa cao, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn cho rằng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là“bầu sữa”trợ cấp.Một số chủ đầu tư, thậm chí là cả các cấp chính quyền địa phương cố tình chây ỳ không trả nợ vay.để tồn đọng nợ quá hạn (gốc + lãi) kéo dài, gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIÊN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT
3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT
Thực hiện theo quyết định số 369/2013/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu năm 2019-2021 theo Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ, NHPT cơ bản đã hoàn thành một số mục tiêu cụ thể như: giữ được ổn định của hệ thống, triển khai đồng bộ các mặt hoạt động; tập trung nguồn lực để Chương trình hành động thực hiện Đề án 48 được triển khai theo lộ trình, đã quyết liệt triển khai và hoàn thành một bước sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; chủ động phối hợp với các Bộ,ngành Trung ương trong việc xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quản trị nội bộ. Vì vậy, mục tiêu và định hướng tiếp theo để phát triển hoạt động Tín dụng đầu tư sau năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của NHPT như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu cụ thể:
Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển VDB tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VDB trong giai đoạn 2019-2021, đảm bảo chất lượng về tăng trưởng tín dụng. Khắc phục những tồn tại hạn chế yếu kém, từng bước đưa hoạt động TDĐT của VDB an toàn, bền vững hơn, phù hợp với nguyên tắc thị trường và các mục tiêu, phát triển kinh tế- xã hội, cụ thể:
Chỉ tiêu | Mục tiêu và tầm nhìn đến 2030 | |
1 | Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân (%/năm) | Phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH |
2 | Quy mô tài sản có (tỷ đồng) | Phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH |
3 | Vốn điều lệ (tỷ đồng) | > 30.000 |
4 | Tỷ trọng vốn điều lệ/tổng dư nợ TD ĐTPT và tín dụng xuất khẩu (%) | Phù hợp với quy mô hoạt động của NHPT Việt Nam |
5 | Tỷ lệ an toàn vốn (%) | “Theo chuẩn mực quốc tế” |
6 | Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) | ≤3 |
7 | Cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ NSNN | Loại bỏ |
8 | Tính tự chủ về tài chính (%) | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Hoạt Động Của Chi Nhánh Ngân Hàng Phát Triển Bắc Giang
- Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Đầu Tư Về Lượng Của Chi Nhánh
- Kết Quả Thu Nợ Vốn Tdđt Của Nhà Nước Giai Đoạn 2016-2020
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tdđt Của Nhpt Bắc Giang
- Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 12
- Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT
-Ngân hàng Phát triển Việt Nam tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
+Tập trung vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
-Tập trung nguồn vốn ODA vay về cho vay lại của Chính phủ thực hiện qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam; khuyến khích các quỹ tài chính địa phương (như quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng) thực hiện đầu tư ủy thác qua Ngân hàng theo mục tiêu phát triển của địa phương.
-Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam từng bước đảm bảo cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù ngân sách nhà nước. Việc cho vay thoả thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi được vốn.
-Xác định quan hệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng phù hợp.
-Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
-Áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong đó nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và áp dụng cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đặc thù hoạt động
theo đó nghiên cứu để ban hành quy chế xử lý rủi ro theo hướng tăng cường phân cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật (theo Điều lệ tổ chức hoạt động và cơ chế tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định).
-Nghiên cứu để quy định và áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo mô hình các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc theo thông lệ quốc tế
-Nghiên cứu xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trước mắt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo cả 02 Luật ngân sách nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng:
+Về Luật ngân sách nhà nước: Ngân hàng Phát triển Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất, tuân thủ quy định dự toán ngân sách nhà nước, chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.
+Về Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu với Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...) trong việc quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Giao Bộ quản lý ngành kinh doanh chính đảm nhiệm vai trò đại diện chủ sở hữu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (theo Điều lệ tổ