Thực Trạng Quản Lý Giáo Viên Tham Gia Bồi Dưỡng Và Tự Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học

Nguồn kinh phí để bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên hạn chế, do đó số lần bồi dưỡng được ít, nhiều đợt bồi dưỡng giảm bớt số ngày so với tập huấn ở Bộ GD&ĐT. Giáo viên tham gia bồi dưỡng tự chịu chi phí ăn, nghỉ, đi lại (thanh toán theo chế độ công tác phí ở đơn vị) nên nhiều đơn vị hạn chế cử giáo viên tham gia tập huấn.

2.4.6. Thực trạng quản lý giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học

Việc quản lý giáo viên tham gia bồi dưỡng tập trung còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp quản lý giữa nơi tổ chức bồi dưỡng và đợn vị có giáo viên bồi dưỡng. Thực tế, nhiều giáo viên đi muộn, về sớm, không nhiệt tình trao đổi hay tham gia các hoạt động của các nội dung bồi dưỡng, thậm chí bỏ các buổi bồi dưỡng nhưng vẫn không nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét của đơn vị tổ chức bồi dưỡng gửi về các trung tâm GDNN - GDTX.

Trong công tác tự bồi dưỡng, lãnh đạo các trung tâm GDNN - GDTX giao cho tổ trưởng chuyên môn chủ trì, đánh giá về các nội dung tự bồi dưỡng. Cán bộ quản lý vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc giáo viên lĩnh hội được tri thức, kinh nghiệm gì hay việc áp dụng các nội dung tự bồi dưỡng vào công tác giảng dạy như thế nào mà chỉ quan tâm họ đã thực hiện hay chưa.

2.4.7. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Đối với các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học do Sở GD&ĐT tổ chức, việc kiểm tra đánh giá được thực hiện ngay khi buổi bồi dưỡng cuối cùng kết thúc, điểm bồi dưỡng sẽ được gửi về các đơn vị có giáo viên tham gia. Tuy nhiên việc các giáo viên có vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng vào trong dạy học hay không thì không được các nhà quản lý trung tâm GDNN - GDTX chú ý đến. Thông qua kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên, kiểm tra kết quả giảng dạy, dự giờ, kiểm tra qua các hội thi,… các nhà quản lý vẫn không có một đánh giá cụ thể về sự tiến bộ hay những hạn chế là do những nguyên nhân nào và muốn tiến bộ thì cần vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng ra sao.

Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên‌


Tiêu chí

Đánh giá


Điểm

trung bình

T

Kh

TB

Y

Kém

C. Năng lực kiểm tra, đánh giá,

điều chỉnh hoạt động dạy học








C.1. Năng lực xây dựng được kế

hoạch kiểm tra, đánh giá cho cả môn học


29


22


66


0


0


431


3.68

C.2. Năng lực tổ chức các hoạt

động đánh giá học viên

27

41

49

0

0

446

3.81

C.3. Năng lực điều chỉnh, cải

tiến hoạt động dạy học

31

42

44

0

0

455

3.89

C.4. Năng lực sử dụng công

nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học viên


25


38


54


0


0


439


3.75

Trung bình các tiêu chí

1771

3.78

Tổng trung bình các tiêu chí

7126

3.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

(Nguồn: Khảo sát)

Kết quả đánh giá công tác quản lý thực hiện triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đạt 3.81 điểm, xếp mức khá. Đối với các nội dung tự bồi dưỡng, công tác đánh giá kết quả thu được sau khi tự bồi dưỡng cũng không được thực hiện. Việc đánh giá kết quả tự bồi dưỡng chỉ được thực hiện qua bài kiểm tra sau từng modul.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng

2.5.1. Các yếu tố chủ quan


Biểu đồ 2 1 Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi 1

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng

a. Yếu tố tổ chức và con người.

Công tác tổ chức đã được thực hiện mức khá, theo kết quả khảo sát yếu tố này đạt 3.78 điểm, các nội dung mà Bộ GD&ĐT tổ chức đều được Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn lại cho giáo viên. Ngoài ra Sở GD&ĐT, các Trung tâm GDNN - GDTX đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên.

Ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng quy mô lớp và giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng còn hạn chế, năm học 2015-2016 tổ chức 3 lớp, có 45 lượt GV tham gia bồi dưỡng; năm học 2016-2017 tổ chức 3 lớp, có 56 lượt GV tham gia bồi dưỡng; năm học 2017-2018 tổ chức 4 lớp, có 71 lượt GV tham gia bồi dưỡng. Lực lượng tham gia bồi dưỡng cơ bản đúng, đủ theo triệu tập. Tuy nhiên các giáo viên đa số không chú ý đến nội dung bồi dưỡng, hay làm việc riêng, ngại trao đổi, phát biểu,… Đội ngũ báo cáo viên, cốt cán cơ bản

có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng làm báo cáo viên. Tuy nhiên phương pháp truyền thụ chưa có nhiều đổi mới sáng tạo, nặng về thuyết trình, hiệu quả chưa cao.

b. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên.

Kết quả khảo sát yếu tố “cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên” đạt trung bình 3.5 điểm, xếp mức khá. Hiện nay, cơ sở vật chất tại các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đáp ứng hết các yêu cầu của công tác bồi dưỡng như hệ thống chiếu sáng không đảm bảo, hệ thống điều hòa không khí không có; phòng học hẹp, không thể linh động trong tổ chức theo nhóm,...

2.5.2. Các yếu tố khách quan

a. Yếu tố chính sách và cơ chế quản lý giáo dục:

Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học. Hàng năm Bộ GD&ĐT đều ban hành chỉ thị năm học, trong đó luôn nhấn mạnh đến công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Sở GD&ĐT cũng có văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ năm học và cũng nhấn mạnh về tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Kết quả khảo sát yếu tố “chính sách và cơ chế quản lý giáo dục” đạt trung bình 4.56 điểm, xếp mức tốt, nghĩa là đây là nhân tố có tính chất quyết định đến hiệu quản quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Cao Bằng. Chính sách, chủ trương của Chính Phủ, Bộ GD&ĐT hướng các cơ sở giáo dục đến mục tiêu phát triển chung là nâng cao hiệu quả giáo dục nhà trưởng, kể cả giáo viên và học sinh. Đây là các chính sách có tính chất định hướng, xuyên suốt, mang tính bản lề giúp cho các trường theo sát và vận dụng trong quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc bồi dưỡng năng lực dạy học chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học vẫn được coi nhẹ và ít được chú ý tới.

b. Yếu tố môi trường của hoạt động phát triển đội ngũ.

Kết quả đánh giá “Yếu tố môi trường của hoạt động phát triển đội ngũ” đạt 3.96 điểm, mức ảnh hưởng này đạt mức khá. Các Trung tâm GDNN - GDTX trong những năm gần đây số học viên và số lớp giảm đi khá nhiều so với trước đây. Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 thấp, ý thức học tập của học viên còn kém. Qua đó, các giáo viên coi nhẹ về công tác chuyên môn, thiếu sự nhiệt tình trong giảng dạy. Ngay cả cán bộ quản lý cũng chỉ đặt ra mục tiêu đối với học viên là được lên lớp và đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia chứ không chú trọng bồi dưỡng học viên khá, giỏi. Như vậy, vô hình chung, các giáo viên không cần bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học vì kiến thức đại học cũng đủ đáp ứng nhu cầu dạy học ở các Trung tâm GDNN - GDTX. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của giáo dục trong thời gian tới, đặc biệt là đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, nhiều giáo viên đã tự bồi dưỡng, vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng để tự hoàn thiện bản thân, đáp ứng được những thay đổi trong xu thế mới.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng

2.6.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân

* Điểm mạnh:

- Hàng năm giáo viên đều được tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học thông qua kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Sở GD&ĐT; các chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các giáo viên cơ bản có ý thức tốt trong bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học.

* Nguyên nhân:

- Được sự quan tâm chỉ đạo, chăm lo bồi dưỡng năng lực dạy học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý các Trung tâm GDNN - GDTX.

- Các giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, đặc biệt là những thay đổi của giáo dục trong gian tới.

2.6.2. Những điểm yếu và nguyên nhân

* Điểm yếu:

- Nhiều nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu để đáp ứng được những đổi mới trong giáo dục.

- Các nội dung bồi dưỡng ít được giáo viên vận dụng vào trong thực tiễn giảng dạy.

- Ít có sự đánh giá sau bồi dưỡng.

* Nguyên nhân:

- Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của các cấp chưa bám sát nhu cầu của giáo viên, kế hoạch bồi dưỡng do bộ phận chuyên môn Sở GD&ĐT xây dựng chưa dựa trên khảo sát nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý các Trung tâm.

- Giáo viên ngại đổi mới về phương pháp trong dạy học. Họ coi việc đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là của cấp trên, là của tương lai sau này.

- Một số cán bộ quản lý các Trung tâm GDNN - GDTX chưa coi trọng công tác đánh giá sau bồi dưỡng, coi nhẹ GDTX, thiếu động lực phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy học.

Kết luận chương 2


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng đã thấy được những mặt mạnh, hạn chế của quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng. Hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên vẫn còn một số hạn chế như: Năng lực lựa chọn phương pháp giảng dạy chưa phù hợp; Năng lực tổ chức hình thức dạy học chưa phù hợp; Năng lực xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cả môn học chưa hợp lý.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu và điều tra thực trạng, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX tại tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở thực tiễn trên, cần có những biện pháp tăng cường quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để tiếp tục đưa nhà trường phát triển lên một tầm cao mới, theo định hướng phát triển chiến lược đã xây dựng.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH CAO BẰNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Quán triệt những yêu cầu đổi mới giáo dục

Cần đảm bảo tính thống nhất và thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT đối với giáo viên. Từ việc hiểu rõ những yêu cầu trong đổi mới giáo dục thì việc đề xuất các biện quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của cán bộ quản lý mới đáp ứng được yêu cầu của ngành, của đơn vị. Qua đó, người giáo viên mới thấy được việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học là rất cần thiết và đối với họ bồi dưỡng là nhu cầu.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và hệ thống

Các giải pháp đề xuất bắt nguồn từ bản chất của quá trình quản lý. Đó là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cũng phải thực hiện một cách khoa học và có hệ thống, các nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng cần phù hợp với yêu cầu chung của ngành, đặc thù địa phương. Các biện giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên cần thực hiện theo kế hoạch, có lộ trình và không làm ảnh hưởng đến công tác dạy học hiện tại của giáo viên.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp mà tác giả đề xuất sau đây đều phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đặc điểm giáo viên, học viên của các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng nên đều có khả năng áp dụng được tại các Trung tâm GDNN - GDTX. Khi thực hiện các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sẽ được thúc đẩy, có

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí