Căn Cứ Áp Dụng Chế Tài Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Kinh Doanh, Thương Mại


kinh doanh, thương mại nói riêng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng là: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm kinh doanh”24 đồng thời phản ánh các quy phạm pháp luật thương mại của Việt Nam đã tiến gần tới thông lệ quốc tế.

Trong các chế tài nêu trên để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định tại Luật Thương mại 2005 thì chế tài buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là một chế tài cơ bản và thường xuyên được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Chính vì vậy, cần phải có sự xem xét, đánh giá chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại ở cả góc độ lý luận và thực tiễn để từng bước có phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chế tài này trong thời gian tới.

Khi so sánh các khía cạnh giữa chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Bộ luật Thương mại Nhật Bản có thể thấy rằng, Bộ luật Thương mại Nhật Bản không xây dựng theo hướng các chế tài chung để áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại mà quy định chế tài bồi thường thiệt hại áp dụng riêng biệt cho từng loại hợp đồng thương mại cụ thể. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại được quy định trong Bộ luật Thương mại Nhật Bản và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2005, cụ thể:



24 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội - 2001, tr 321.


Đối với hợp đồng mua bán, Điều 526 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định: “Trong trường hợp mua bán giữa các thương gia, người mua phải xem xét hàng hoá là đối tượng mua bán ngay lúc giao nhận hàng, và nếu người mua hàng phát hiện bất cứ một sự hư hỏng hoặc thiếu hụt số lượng nào thì người đó phải gửi thông báo ngay về việc đó cho người bán; nếu không làm như vậy thì người đó sẽ không có quyền huỷ hợp đồng hoặc đề nghị giảm giá hoặc khiếu nại đòi bồi thường”.

Đối với đại lý gửi hàng, Điều 560 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định: “Một người đại lý gửi hàng sẽ không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bất kỳ mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ nào của hàng hoá, trừ phi người đó chứng minh được là không phải bản thân mình cũng như những người làm công cho mình đã thiếu sự quan tâm liên quan đến việc giao nhận và bảo quản hàng hoá, việc tuyển lựa người vận chuyển hoặc người đại lý gửi hàng không phải là chính người đó, và tất cả những vấn đề có liên quan đến việc vận chuyển”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Đối với hợp đồng vận chuyển, Bộ luật Thương mại Nhật Bản phân định việc bồi thường thiệt hại thành các vấn đề như trách nhiệm bồi thường mất mát, trách nhiệm bồi thường những vật có giá trị, mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Điều 557 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về trách nhiệm bồi thường mất mát, theo đó: “Một người vận chuyển không được miễn trách nhiệm bồi thường đối với bất kỳ sự mất mát, hư hỏng nào của hàng hoá hoặc do hàng đến chậm trễ, trừ phi người đó chứng minh được là không phải người đó, người đại lý gửi hàng, bất cứ nhân viên nào của người đó và cũng không phải bất cứ người làm công nào khác tham gia vận chuyển đã không chú ý quan tâm trong công việc nhận hàng, giao nhận hàng, bảo quản về vận chuyển hàng”.

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 4


- Điều 578 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về trách nhiệm bồi thường những vật có giá trị, theo đó: “Đối với tiền, những giấy tờ có giá trị và những vật có giá trị khác, người vận chuyển không chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại trừ phi người gửi hàng đã ghi rõ trị giá và mô tả cụ thể những vật đó khi giao phó cho người đó vận chuyển”.

- Điều 580 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó: “Trong trường hợp xẩy ra mất mát toàn bộ hàng hoá thì mức độ bồi thường sẽ được xác định theo trị giá thịnh hành tại nơi đến vào ngày lẽ ra hàng hoá đó được giao. Trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng một phần hàng hoá thì mức độ bồi thường sẽ được xác định theo trị giá thịnh hành tại nơi đến vào ngày hàng hoá được giao, tuy nhiên, trong trường hợp hàng đến chậm trễ thì những quy định của khoản trên sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích hợp về chi tiết. Bất cứ tiền cước vận chuyển và những chi phí nào khác mà việc thanh toán đã bị gác lại do bất kỳ mất mát hoặc hư hỏng nào của hàng hoá phải bị trừ đi tiền bồi thường nói trong khoản 2 trên”.

Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách, Điều 590 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định trách nhiệm về thiệt hại xảy ra cho hành khách, theo đó: “Một người vận chuyển hành khách sẽ không được miễn trách nhiệm bồi thường bất cứ thiệt hại nào xảy ra cho hành khách do việc vận chuyển đó, trừ phi người vận chuyển chứng minh được là không phải người đó và cũng không phải bất cứ người làm công nào của người đó đã thiếu cần mẫn trong việc vận chuyển đó. Để xác định mức độ bồi thường, Toà án phải tính đến hoàn cảnh của bên bị thiệt hại cũng như hoàn cảnh của gia đình người đó”.

Đối với hợp đồng gửi giữ đồ, Điều 594 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định trách nhiệm của một người chủ cơ sở kinh doanh, theo đó: “Một người chủ của khách sạn, cửa hàng ăn, nhà tắm hoặc bất cứ một cơ sở kinh


doanh nào khác mà mục đích cơ sở đó là tiếp nhận khách, không được miễn trách nhiệm bồi thường bất cứ sự mất mát hoặc hư hại nào của đồ vật mà khách hàng đã gửi người đó giữ, trừ phi người đó chứng minh được là mất mát hoặc hư hại đó xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng. Nếu các đồ vật được mang vào một cơ sở kinh doanh, mặc dù không được gửi cho người chủ cơ sở giữ, bị mất mát hoặc hư hỏng do thiếu sự trông nom của người chủ đó hoặc của bất cứ nhân viên nào của người đó thì người chủ cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm bồi thường các vật đó”.

Điều 595 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định trách nhiệm bồi thường những vật có giá trị, theo đó: “Đối với tiền bạc, những giấy tờ có giá trị hoặc những vật quý giá khác, người chủ cơ sở kinh doanh nói ở Điều trên sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường bất cứ mất mát hoặc hư hỏng nào của những vật đó, trừ phi người khách đã gửi chúng cho người chủ cơ sở và nói rõ tính chất và trị giá của những đồ vật đó”.

Như vậy, xuất phát từ thực tiễn là nền thương mại Nhật bản đã có từ lâu đời và rất phát triển dẫn đến hệ quả Bộ luật Thương mại Nhật Bản lớn và đồ sộ, tồn tại hơn 100 năm, trải qua một số lần sửa đổi, bổ sung do vậy ngoài những điểm tương đồng với Luật Thương mại Việt Nam 2005 về thứ tự ưu tiên khi áp dụng pháp luật đối với tranh chấp hợp đồng thương mại nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng thì cũng có những điểm khác biệt cơ bản thể hiện sự pháp điển hóa cao trong việc xây dựng Bộ luật Thương mại khi bố cục của Bộ luật được chia thành nhiều quyển khác nhau, trong đó quy định rất chi tiết về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và được áp dụng riêng biệt cho từng loại hợp đồng thương mại cụ thể.

3. Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại


Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được hiểu là một chế tài dân sự mà bản chất của nó là bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm những giá trị nhất định do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm đã gây ra. Theo đó, điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau: “1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm; 2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Như vậy, so với Luật Thương mại 1997 thì Luật Thương mại 2005 đã có những thay đổi tiến bộ hơn theo hướng bảo vệ tối đa lợi ích của bên bị vi phạm thể hiện quy định của Luật Thương mại 2005 không chỉ dừng ở việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Bởi lẽ, tinh thần điều luật đã dẫn nêu trên cho thấy bên vi phạm đương nhiên phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị thiệt hại bất luận bên bị thiệt hại có yêu cầu hay không, đây có thể được hiểu là nghĩa vụ đương nhiên, trái với nghĩa vụ theo yêu cầu như tinh thần tại Điều 229 của Luật Thương mại 1997. Việc quy định như vậy có thể lý giải là nhằm mục đích chính để bảo vệ bên bị thiệt hại - bên yếu thế hơn trong quan hệ hợp đồng.

Về vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn. Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga quy định chủ thể hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp phải chịu tránh nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng ngay cả khi không có lỗi; trong khi đó chủ thể dân sự phải chịu trách nhiệm khi có lỗi. Điển hình như pháp luật các nước châu Âu lục địa, ví dụ Điều 2, Sắc lệnh số 78-464 ngày 24/3/1978 của Pháp quy định rằng, trong hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là


thương nhân chuyên nghiệp và một bên là thương nhân không thường xuyên tham gia hoạt động thương mại, những thoả thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được coi là không có hiệu lực pháp lý25. Tuy nhiên, trong trường hợp bên bị vi phạm miễn trừ cho bên vi phạm nghĩa vụ thì mặc nhiên việc bồi thường thiệt hại không xảy ra.

Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 đã có sự khái quát hoá và cụ thể hơn so với khoản 2 Điều 229 Luật Thương mại 1997 thể hiện ở việc quy định bên vi phạm phải bồi thường giá trị cho bên bị vi phạm. Sự thay thế thuật ngữ “tiền” bằng thuật ngữ “giá trị” đã thể hiện nội hàm rộng hơn của đối tượng mà bên vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên bị vi phạm bởi giá trị không chỉ là tiền mà còn là các loại tài sản khác. Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể đối với các khoản lợi mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng, đó phải là khoản lợi trực tiếp chứ không phải là khoản lợi chung chung hay là khoản lợi gián tiếp.

Nhằm cụ thể hoá việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định chi tiết các căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể: “Trừ trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.

Hành vi vi phạm là tiền đề phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Đây chính là hành vi của một bên đã xử sự trái với quy định của pháp luật hoặc trái với nội dung đã cam kết, đó chính là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không



25 Xem: Nicholas B French Law of Contract. London. 1982. p. 228


đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Tuy nhiên, chỉ có hành vi vi phạm hợp đồng thì chưa đủ cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại mà phải có thiệt hại thực tế xảy ra.

Thiệt hại thực tế phải là những thiệt hại về vật chất có thể tính toán, định hình định lượng được chứ không phải là thiệt hại chung chung. Thiệt hại phải là sự giảm sút, mất mát lợi ích vật chất thực tế hoặc những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Về vấn đề thiệt hại, quy định của Luật Thương mại 2005 có sự thay đổi cơ bản so với quy định tại Điều 230 Luật Thương mại 1997 thể hiện ở việc quy định thiệt hại phải là thiệt hại thực tế chứ không phải là thiệt hại vật chất. Bởi xét về góc độ thuật ngữ, thiệt vật chất, tiếng Anh (property damage) có nội hàm rất rộng, nghĩa rất chung do đó đối với trường hợp vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, việc quy định thiệt hại vật chất rất khó phản ánh được chính xác thiệt hại đã xảy ra và về mặt lý luận cũng như thực tiễn dễ gây tranh cãi giữa các bên tranh chấp, cũng như gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật.

Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại phản ánh rõ mối quan hệ nhân quả. Theo đó, mối quan hệ nhân quả được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và thiệt hại thực tế xảy ra, đây là mối quan hệ tất yếu, nội tại. Thiệt hại phát sinh là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của sự vi phạm, không có hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thì không làm phát sinh thiệt hại.

Khi xem xét các căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể thấy rằng, điểm mới của Luật Thương mại 2005 so với quy định tại khoản 4 Điều 230 Luật Thương


mại 1997 là đã loại bỏ yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng - một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Lỗi để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng kinh tế là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ hợp đồng khi có điều kiện thực hiện được thì đương nhiên bị coi là có lỗi26.

Chính vì vậy, việc Luật Thương mại 2005 loại bỏ yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng là một hướng tiếp cận tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Việc quy định yếu tố lỗi như Điều 230 Luật Thương mại 1997 là không cần thiết, chỉ cần đủ ba yếu tố được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 là có căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Về vấn đề lỗi, một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc thể ngăn chặn được”.



26 Giáo trình Luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1994, tr. 368.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022