Khái Quát Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tình Hình Hoạt Động Của Các Trung Tâm Gdnn - Gdtx Tỉnh Cao Bằng

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GDNN - GDTX‌

TỈNH CAO BẰNG


2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư

Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 311 km; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Là một tỉnh miền núi, Cao Bằng có địa hình hiểm trở, nhiều đèo cao vực sâu và bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn.

Toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (12 huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh), 199 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.700 km2, nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm 9,6%, còn lại là đất lâm nghiệp (chiếm 61%) và núi đá vôi chiếm diện tích 30% diện tích.

Dân số trên 533,5 nghìn người. Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0 % dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %),

Sán Chay (1,4 %),... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người. Trên địa bàn tỉnh, các dân tộc có sự chênh lệch khá lớn về mức sống. Các dân tộc Tày, Nùng, Kinh chủ yếu sống ở thành phố, thị trấn; các dân tộc khác sống ở nơi có địa hình núi cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện sản xuất không thuận lợi. Mật độ dân số 60 người/km2, dân số ở thành thị chiếm 13%, nông thôn 87%. Năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả tỉnh mới chỉ đạt 30%. Cao Bằng là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước, tỷ lệ nghèo cao, năm 2018 còn chiếm trên 40%.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Cao Bằng có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng; 17/17 chỉ tiêu lớn đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,15/7,0%; GRDP bình quân đầu người đạt 26,7/24,9 triệu đồng. Giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ước đạt 38,2 triệu đồng/ha; 5/5 xã về đích nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,5%, bằng 100% kế hoạch.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 3.716 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2017. Khách du lịch ước đạt 1,2 triệu lượt, tăng 11,5% so với kế hoạch; doanh thu ước đạt 360 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách đạt trên 1.869 tỷ đồng, bằng 166% so với dự toán Trung ương giao, bằng 137% so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt trên 2.886 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 20,4% so với năm 2017. Chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học, cấp học tiếp tục được nâng cao; có 20/13 trường đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,01%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chú trọng; an ninh - quốc phòng được tăng cường, giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng trưởng nhưng chưa ổn định; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình Xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; giải ngân vốn xây dựng cơ bản chậm, nhất là các dự án có khối lượng lớn; kinh tế biên mậu phát triển chưa thực sự ổn định,… là những thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng trong những năm tới.

2.1.3. Tình hình hoạt động của các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng

Các Trung tâm GDTX của tỉnh Cao Bằng đều được thành lập năm 2006. Quy mô các trung tâm GDTX nhỏ, thường có 4 đến 7 lớp; số lượng giáo viên biên chế của mỗi trung tâm GDTX thường 10 đến 15 người, thuộc sự quản lí của Sở GD&ĐT; Năm 2016 thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT- BLĐTB và XH- BGD và ĐT- BNV của các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB và XH), Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, các trung tâm GDTX, dạy nghề, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp được sáp nhập thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, do UBND cấp huyện quản lý.

Như vậy, với đối tượng dạy học và đặc điểm các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện của tỉnh Cao Bằng, giáo viên dạy tại các Trung tâm GDNN - GDTX có những đặc điểm như sau:

- Số lượng giáo viên/ môn mỏng (01 giáo viên/01 môn).

- Giáo viên ít được trao đổi về chuyên môn.

- Đa số là giáo viên trẻ (dưới 35 tuổi).

- Thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài công tác giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT.

- Đối tượng dạy học đa dạng về trình độ học vấn, độ tuổi.

* Quy mô giáo dục và chất lượng giáo dục

Bảng 2.1. Số lượng học viên và trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng


Năm học

2015- 2016

2016 -2017

2017- 2018

Số lượng Trung tâm

GDNN - GDTX

13

13

13

Tổng số học viên

1475

1133

907

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng - 7

(Nguồn: Số liệu thống kê, Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)

Bảng 2.2. Số lượng giáo viên các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng


Năm học

Tổng số giáo viên

Trình độ đào tạo

Nam

Nữ

Thạc sĩ

Đại học

2015 - 2016

48

96

0

144

2016 - 2017

46

95

03

138

2017 - 2018

42

93

03

132

(Nguồn: Số liệu thống kê, Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)

Bảng 2.3. Kết quả hai mặt giáo dục của các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng‌


Năm học

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

2015-2016

0

120

1054

271

30

751

542

182

0

2016-2017

0

109

764

263

25

576

369

169

19

2017-2018

0

124

617

165

01

465

321

120

01

(Nguồn: Số liệu thống kê, Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)


* Kết quả hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX

Các Trung tâm GDNN - GDTX sau khi sát nhập với Trung tâm dạy nghề hoặc đổi tên thành Trung tân GDNN - GDTX do sự quản lý của UBND huyện đã xây dựng quy chế hoạt động riêng do UBND huyện ban hành Quyết định. Về cơ bản, các hoạt động của GDTX đều thực hiện theo các điều của Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX.

Hiện nay giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX vẫn thực hiện các chức năng GDTX, mặc dù số lượng lớp học có sự giảm sút, nhưng các trung tâm GDNN - GDTX vẫn hoạt động tốt và có hiệu quả, tỉ lệ học viên có học lực yếu ngày càng giảm, tỉ lệ học viên có hạnh kiểm tốt ngày càng tăng, tỉ lệ đỗ tốt

nghiệp THPT quốc gia ngày càng tăng, nhiều học viên đỗ vào các trường Đại học, Cao Đẳng.

Các Trung tâm GDNN - GDTX đã thực hiện tốt chủ trương đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện tốt chủ trương phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Hiện nay các Trung tâm GDNN - GDTX đều liên kết với các trường Cao Đẳng, Trung cấp để liên kết đào tạo hệ Trung cấp cho học viên đang theo học chương trình GDTX cấp THPT. Sau khi các học viên hoàn thành xong chương trình GDTX cấp THPT, các em cũng sẽ hoàn thành chương trình hệ Trung cấp chuyên nghiệp, từ đó các học viên có thể tham gia ngay vào các hoạt động kinh tế.

Ngoài dạy học chương trình GDTX cấp THPT, các Trung tâm GDNN - GDTX còn tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thông, đào tạo và cấp chứng nhận nghề (dưới 3 tháng). Tham gia vào hỗ trợ các Trung tâm học tập cộng đồng của các xã trên địa bàn. Thực hiện công tác liên kết đào tạo trong việc tổ chức dạy và cấp các chứng chỉ như tin học, tiếng anh, tiếng dân tộc,… và các chứng chỉ khác đáp ứng nhu cầu người học.

Mặc dù đội ngũ giáo viên, nhân viên trong biên chế ít, nhưng được sự giúp đỡ tạo điều kiện tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ chuyên môn của các Sở, Ban, ngành; sự năng động, nhiệt tình của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các Trung tâm GDNN - GDTX đều thực hiện tốt các nhiệm vụ được quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện tốt công tác chính trị địa phương.

* Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động GDNN - GDTX

- Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đã tạo sự nhất quán trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và GDTX nói riêng.

+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định và đời sống kinh tế của nhân dân từng bước được cải thiện đã tạo thuận lợi cho giáo dục phát triển; một số trung

tâm GDNN - GDTX được UBND các cấp, các sở ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở GDTX luôn đoàn kết, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm, có ý thức khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Khó khăn:

+ Đời sống vật chất, tinh thần của một số đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số ít người còn rất thấp. Người mù chữ và tái mù chữ từ 36 đến 60 tuổi ở một số bản, làng vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao so với mặt bằng biết chữ chung của toàn tỉnh. Việc huy động và duy trì các lớp xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ rất khó khăn. Người dân sau khi học biết chữ chưa có thói quen đọc sách, tài liệu tham khảo để củng cố kỹ năng biết chữ.

+ Cơ sở vật chất của một số trung tâm chưa được xây dựng mới; trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu.

+ Đội ngũ giáo viên các trung tâm hầu hết có tuổi nghề còn trẻ. Số lượng giáo viên cùng bộ môn của mỗi trung tâm chỉ có một người nên việc bồi dưỡng chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy gặp nhiều khó khăn.

+ Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 GDTX cấp THPT rất thấp. Học viên trong độ tuổi (như học sinh trường THPT) không được hưởng các chế độ của nhà nước.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng và tổ chức thực hiện đánh giá kết quả các hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học, điều kiện tổ chức và các nhân tố ảnh hưởng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

- Khảo sát công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

- Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

2.2.3. Phương pháp tiến hành

a. Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: đó là các thông tin được thu thập thông qua mạng internet, các sách chuyên khảo, bài báo, bài nghiên cứu, các luận án, luận văn,… có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu này được tác giả thu thập thông qua phương pháp điều tra, khảo sát. Nội dung điều tra là các đánh giá của các đối tượng về công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Đề tài sử dụng bộ công cụ gồm 02 phiếu hỏi cho 03 đối tượng gồm giáo viên, cán bộ quản lý và học viên của các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng.

- Phương pháp tọa đàm và phỏng vấn sâu.

Đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên các Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng. Những chủ đề chính được trao đổi gồm:

+ Xác định những khó khăn trong dạy học chương trình GDTX cấp THPT và đối tượng dạy học.

+ Những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học đối với GDTX.

+ Phỏng vấn sâu lãnh đạo một số Trung tâm GDNN - GDTX về điều kiện đảm bảo thực hiện, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

b. Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, tài liệu. Trên cơ sở phân tích lí thuyết, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để xây dựng thành lí thuyết khoa học mới.

c. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo của Sở GD&ĐT Cao Bằng; so sánh theo chiều dọc, chiều ngang của bảng thống kê.

- Biểu hiện bằng số: số lần hay phần trăm.

d. Phương pháp biểu thị số liệu

- Phương pháp bảng thống kê: các số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp khoa học trong bảng, giúp tác giả có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá bản chất, hiện tượng nghiên cứu.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

- Cán bộ quản lý, giáo viên dạy chương trình GDTX và học viên của 13 Trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Cao Bằng, gồm:

+ 26 CBQL và 91 giáo viên.

+ 100 học viên.

- Thời gian khảo sát từ ngày 04 tháng 3 năm 2019 đến 23 tháng 3 năm 2019.

2.2.5. Xử lý số liệu khảo sát

- Các tiêu chí đánh giá 3 mức độ:

+ Được lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc 3-2-1.

+ Sử dụng thang đo Likert 3 bậc.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0,67 1,00 - 1,67: xếp ở độ không khả thi; không cần thiết.

1,67 - 2,34: xếp ở độ ít khả thi; ít cần thiết. 2,34 - 3,01: xếp ở độ khả thi; cần thiết.

- Các tiêu chí đánh giá 5 mức độ:

+ Được lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc 5-4-3-2-1

+ Sử dụng thang đo Likert 5 bậc.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8. 1,00 - 1,80: xếp ở độ không quan trọng.

1,81 - 2,60: xếp mức bình thường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023